CK ngày 10/4: Sóng lại nổi sau 2 phiên điều chỉnh, VN-Index tăng mạnh

10/04/2009 14:41 GMT+7 | Thế giới

Sự kiện Ngân hàng Wells Fargo của Mỹ công bố lãi tăng 50% trong quý I đã khiến cả thị trường chứng khoán thế giới chấn động. Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng không là ngoại lệ khi tăng điểm mạnh mẽ ngay khi mở cửa phiên giao dịch sáng nay. Dường như hai phiên điều chỉnh trước đó đã trở thành quá khứ khi nhiều nhà đầu tư hào hứng đặt lệnh mua mà không phải suy tính nhiều.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 325,05 điểm, tăng 13,33 điểm (tương đương tăng 4,28%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 26.985.470 đơn vị, giảm 21,92% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 607,502 tỷ đồng, giảm 25,05% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 3.456.006 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 50,54 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 30.441.476 đơn vị (giảm 14,44% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 658,044 tỷ đồng (giảm 22,66%).

Thị trường chứng khoán Mỹ khi tăng điểm mạnh mẽ vào đêm qua sau khi Wells Fargo, ngân hàng lớn thứ 2 nước Mỹ công bố đạt lợi nhuận Q1 09 tăng 50% so với năm trước, đạt 3 tỷ USD, gây sốc cho cả những nhà phân tích dự đoán lạc quan nhất. Kết quả là chỉ số Dow Jones tăng mạnh 3,1% vượt đạt 8083.38 điểm và S&P500 tăng 3.8% lên 856.56 (vượt qua hai ngưỡng kháng cự mạnh của thị trường chứng khoán Mỹ).

Sự kiện Wells Fargo có lãi Quý I không nằm ngoài dự đoán của nhiều nhà phân tích tuy nhiên một sự tăng trưởng 50% so với năm 2008 thì là điều không tưởng. Khoản tiền hỗ trợ lớn của Chính phủ Mỹ cùng với sự hủy bỏ áp dụng của luật Mark-to-market chính là nguyên nhân giải thích cho khoản lợi nhuận này. Cổ phiếu của ngân hàng này tăng 31% trong phiên hôm qua.

Không chỉ đón nhận thông tin từ bên ngoài, tâm lý của nhà đầu tư cũng được hỗ trợ bởi những thông tin khả quan trong nước. Chiều 9/4, Bộ Công thương đã trình Chính phủ đề án kích cầu tiêu dùng, đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa sản xuất trong nước.

CTCK Thăng Long nhận định, mặc dù còn nhiều vấn đề trong trung hạn, nhưng trong ngắn hạn có vẻ như thị trường chứng khoán Mỹ sẽ tiếp tục có một đợt sóng mới giống như Tháng 3 với những thông tin bất ngờ từ ngành Ngân hàng. Sẽ không ngạc nhiên nếu chúng ta tiếp tục thấy các Ngân hàng lớn của Mỹ công bố có lợi nhuận Quý 1 trong những ngày tiếp theo. Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể đã bắt đầu một đợt sóng thứ 2.

CTCK VnDirect nhận định, tình hình kinh tế vẫn chưa có những tiến bộ rõ nét, nhưng niềm tin kinh tế đã chạm đáy đã khiến cho nhiều nhà đầu tư quay trở lại thị trường. Thị trường chứng khoán Việt Nam trong trung hạn có thể có nhiều rủi ro, nhưng trong ngắn hạn với tâm lý nhà đầu tư đang phấn khích như vậy, chúng ta có thể chứng kiến đợt tăng điểm nữa và đây là cơ hội cho các nhà đầu cơ lướt sóng tham gia thị trường.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 325,05 điểm, tăng 13,33 điểm (tương đương tăng 4,28%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 26.985.470 đơn vị, giảm 21,92% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 607,502 tỷ đồng, giảm 25,05% so với phiên trước.
Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 3.456.006 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 50,54 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 30.441.476 đơn vị (giảm 14,44% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 658,044 tỷ đồng (giảm 22,66%).

Quay trở lại với diễn biến giao dịch sáng nay, thị trường ngay lập tức rơi vào trạng thái trăm người mua mới có một người bán ngay từ khi mở cửa. Các cổ phiếu bluechips ngay lập tức ở trạng thái dư mua kín đặc ở mức giá trần trong khi dư bán không có. Thị trường đã lệch hẳn qua một bên trước sức cầu tăng mạnh.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 12,01 điểm, lên 323,73 điểm (tương đương tăng 3,85%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 8.056.930 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 184,93 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 167 mã tăng giá, 7 mã đứng giá tham chiếu là ABT, GTA, SAF, SCD, SDN, VPK, CAD, 6 mã giảm giá là BTC, COM, FBT, RHC, SGH, BAS và BBT không có giao dịch là. Đáng chú ý, trong đó có 112 mã tăng trần và không có mã nào giảm sàn.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 12,75 điểm, lên 324,47 điểm (tương đương tăng 4,09%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 25.561.090 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 578,04 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 325,05 điểm, tăng 13,33 điểm (tương đương tăng 4,28%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 26.985.470 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 607,50 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 170 mã tăng giá, 6 mã giảm giá là BT6, BTC, HBD, PMS, SCD, SGH và 5 mã đứng giá tham chiếu là FPC, PAC, SGC, VSH, VTB. Trong đó, có 129 mã tăng trần, mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 1 mã không còn dư mua là BTC.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá. Đáng chú ý, trong đó có 9 mã tăng trần trừ VNM. Mã này đóng cửa chỉ tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,05%), đạt 84.500 đồng. Đáng chú ý là trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu này bị một lực cung bán ra khá mạnh, thậm chí có lúc giá khớp của VNM đã giảm xuống 80.000 đồng/cổ phiếu làm đồ thị VN-Index có phần chao đảo trong vài phút.

Còn lại, HAG tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,88%), đạt 64.500 đồng. PVD tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,62%), đạt 68.000 đồng. FPT tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,81%), đạt 54.500 đồng. VPL tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,85%), đạt 54.000 đồng. VIC tăng 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,98%), đạt 44.300 đồng. DPM tăng 1.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 5,00%), đạt 37.800 đồng. HPG tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,79%), đạt 37.200 đồng. PVF tăng 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,66%), đạt 20.200 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 4,8 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 17,85% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 19.800 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 900 đồng (tương đương 4,76%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 33,01% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 8 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là TYA, MPC, IMP, CYC, ST8, DPM, BMP, ICF. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,31%, mã BTC đóng cửa chỉ còn 20.000 đồng/cổ phiếu (giảm 900 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 5 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 5.000 đồng lên mức 112.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 10 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì BT6, SGH là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 1.000 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 53.000 đồng và 67.000 đồng.

Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn Tp.Hồ Chí Minh đều tăng kịch trần. Cụ thể, VFMVF1 tăng 300 đồng (tương đương 3,80%), đạt 8.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng (tương đương 3,85%), đạt 5.400 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 3,03%), đạt 3.400 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 200 đồng (tương đương 4,44%), đạt 4.700 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 64 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.032.760 đơn vị, bằng 7,53% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, PPC được họ mua vào nhiều nhất với 466.600 đơn vị, chiếm 59,80% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như TDH (393.970 đơn vị), STB (172.410 đơn vị), DPM (115.030 đơn vị) và PVF (110.390 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là BMI (93,77%), TDH (71,76%), SDN (65,16%), PPC (59,80%) và VPL (59,60%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 58 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 5.174.040 đơn vị, bằng 19,17% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã STB được họ bán ra nhiều nhất với 2.000.100 đơn vị, chiếm 41,52% tổng khối lượng mua vào của khối này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là RAL (88,01%), BHS (85,36%), TTF (81,72%), TCR (75,99%) và TMS (75,95%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

19.800

900

4,76%

4.816.910

PVT

17.300

800

4,85%

1.287.800

VFMVF4

5.400

200

3,85%

1.031.050

ITA

34.000

1.600

4,94%

990.900

PPC

28.600

1.300

4,76%

780.260

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TYA

8.400

400

5,00%

60.680

MPC

14.700

700

5,00%

359.190

IMP

52.500

2.500

5,00%

71.830

CYC

8.400

400

5,00%

23.390

ST8

21.000

1.000

5,00%

21.700

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

BTC

20.000

(900)

-4,31%

4.870

DRC

25.000

(800)

-3,10%

262.450

DIC

13.600

(400)

-2,86%

147.360

BT6

53.000

(1.000)

-1,85%

1.410

HBD

10.700

(200)

-1,83%

1.190

* DRC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 19%

* SDN: Ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự ĐHCĐ thường niên năm 2009

* DIC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, tỷ lệ 10%

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm