CK ngày 3/4: Vượt vũ môn, HOSE đạt khối lượng khớp lệnh kỷ lục

03/04/2009 13:31 GMT+7 | Thế giới

Cột mốc 300 điểm được rất nhiều người chọn là điểm xuất phát cùng hành trình của VN-Index. Do vậy, thị trường đã có một phiên giao dịch cực kỳ sôi động và ấn tượng trong buổi sáng nay (3/4/2009). Nhận được rất nhiều thông tin hỗ trợ, tâm lý của nhà đầu tư được đẩy lên trạng thái hưng phấn tột độ, VN-Index không ngần ngại vượt qua mức 300 điểm với khoảng cách khá xa. Hầu hết các cổ phiếu trên sàn đều tăng kịch trần. Đáng chú ý nhất là cổ phiếu STB đã có cuộc bứt phá ngoạn mục trong nửa cuối thời gian giao dịch khi khớp hơn 10 triệu cổ phiếu, mức cao nhất từ khi mở cửa thị trường chứng khoán Việt Nam.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 310,28 điểm, tăng 12,98 điểm (tương đương tăng 4,37%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 38.972.210 đơn vị, tăng 34,69% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 777,519 tỷ đồng, tăng 23,57% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 3.372.210 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 49,42 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 42.344.420 đơn vị (tăng 43,94% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 826,938 tỷ đồng (tăng 26,18%).

CTCK TP.Hồ Chí Minh (HSC) nhận định, xu hướng thị trường đang có lợi do đó nhà đầu tư không nên chốt lãi quá sớm. Theo phân tích kỹ thuật, thị trường phá vỡ đi lên đường kháng cự một cách chắc chắn, chỉ số hoàn toàn có thể đi lên mức 360 điểm. Nhà đầu tư đã sẵn sàng nên tham gia vào thị trường trước khi quá muộn. Còn nhà đầu tư may mắn khi đang ở trong thị trường thì có mọi lý do để giữ nguyên vị trí hơn là chốt lãi quá sớm.

Chứng khoán Việt Nam nhận được sự hỗ trợ tích cực từ chứng khoán Mỹ, khi trong phiên giao dịch vừa qua Chứng khoán Mỹ tiếp tục tăng mạnh trong đó chỉ số quan trọng Dow Jones tiến sát mốc 8.000 điểm, các chỉ số khác cũng đều tăng trên dưới 3%.

Cùng với đà hồi phục mạnh trong 2 phiên trước đó, thị trường bùng nổ ngay trong 30 phút đầu tiên với lượng giao dịch tăng vọt. Chứng khoán ồ ạt tăng giá trần, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn nhất sàn đóng góp lớn vào mức tăng của thị trường khi đồng loạt tăng giá hết biên độ với lượng dư bán trống trơn trong khi dư mua tăng mỗi lúc một nhiều.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 9,31 điểm, lên 306,61 điểm (tương đương tăng 3,13%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 7.953.950 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 163,13 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 156 mã tăng giá, 19 mã đứng giá tham chiếu, 5 mã giảm giá là COM, FBT, FPC, PMS, VPK và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 98 mã tăng trần và không có mã nào giảm sàn.

Sang đợt khớp lệnh liên tục thị trường tiếp tục hứng khởi, chỉ số VN-Index tăng gần 4% với khối lượng giao dịch tiếp tục tăng cao. Sức cầu mạnh mẽ khi dư mua tràn ngập trên bảng điện tử lấn át hoàn toàn bên bán dù lượng cung ra thị trường trong phiên này không nhỏ. Đã khá lâu rồi thị trường mới giao dịch lệnh hẳn sang bên mua như hôm nay.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 12,72 điểm, lên 310,02 điểm (tương đương tăng 4,28%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 35.758.610 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 719,08 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 310,28 điểm, tăng 12,98 điểm (tương đương tăng 4,37%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 38.972.210 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 777,52 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 168 mã tăng giá, 6 mã giảm giá là COM, FBT, SGH, SJ1, TMS, PNJ và 7 mã đứng giá tham chiếu là ALT, DXP, HAX, IMP, L10, VID, VSG. Trong đó, có 127 mã tăng trần, 2 mã giảm sàn là COM, SJ1.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá. Đáng chú ý, trong đó có 8 mã tăng trần trừ VNM và VPL.

Cụ thể, VNM tăng 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,27%), đạt 85.500 đồng. PVD tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,76%), đạt 66.000 đồng. HAG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,67%), đạt 56.000 đồng. FPT tăng 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,25%), đạt 51.500 đồng. VPL tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,77%), đạt 55.000 đồng. VIC tăng 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,81%), đạt 43.600 đồng. DPM tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,91%), đạt 36.300 đồng. HPG tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,73%), đạt 35.400 đồng. PVF tăng 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,66%), đạt 20.200 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 10,3 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 26,35% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 17.600 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 800 đồng (tương đương 4,76%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 41,02% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 9 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là LCG, TCM, BMP, CNT, TSC, HAS, TRA, LBM, PVT. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,93%, mã COM đóng cửa chỉ còn 34.700 đồng/cổ phiếu (giảm 1.800 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 9 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.000 đồng lên mức 114.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 17 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, SGH là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 68.500 đồng/cổ phiếu, với 1.340 cổ phiếu được giao dịch.

Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn Tp.Hồ Chí Minh đều tăng kịch trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 200 đồng (tương đương 4,65%), đạt 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 300 đồng (tương đương 4,05%), đạt 7.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng (tương đương 4,17%), đạt 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 3,33%), đạt 3.100 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 64 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.737.020 đơn vị, bằng 7,02% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, DPM được họ mua vào nhiều nhất với 339.380 đơn vị, chiếm 22,12% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như FPT (320.770 đơn vị), VSH (246.310 đơn vị), PPC (241.870 đơn vị) và HPG (209.710 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VHC (87,17%), SDN (82,94%), PVD (68,78%), VSH (60,32%) và BMP (58,82%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 68 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 4.092.660 đơn vị, bằng 10,50% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã STB được họ bán ra nhiều nhất với 2.060.000 đơn vị, chiếm 20,06% tổng khối lượng mua vào của khối này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là SJ1 (97,30%), LCG (80,94%), ITA (78,59%), DTT (72,97%) và FBT (61,51%).

Mặc dù rất lạc quan về xu thế chung của thị trường, nhà đầu tư cũng cần kìm nén sự hưng phấn quá độ của mình để giữ cái đầu lạnh khi đưa ra bất kì những quyết định nào trên chiến trường đầy khốc liệt này. Nhà đầu tư nên tận dụng 3 ngày tạm nghỉ giao dịch cuối tuần này để thưởng thức hương vị của chiến thắng và tự tin trở lại thị trường vào thứ Ba tuần sau (7/4/2009).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

17.600

800

4,76%

10.270.350

VFMVF4

5.000

200

4,17%

1.689.970

DPM

36.300

1.700

4,91%

1.534.430

VFMVF1

7.700

300

4,05%

1.290.540

VTO

9.800

400

4,26%

1.202.020

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

LCG

35.700

1.700

5,00%

123.550

TCM

8.400

400

5,00%

42.710

BMP

31.500

1.500

5,00%

41.820

CNT

12.600

600

5,00%

177.660

TSC

37.800

1.800

5,00%

98.610

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

COM

34.700

(1.800)

-4,93%

8.660

SJ1

14.400

(700)

-4,64%

2.960

TMS

29.200

(1.300)

-4,26%

10.840

SGH

68.500

(3.000)

-4,20%

1.340

PNJ

51.000

(1.000)

-1,92%

246.100


Trước nghỉ lễ, HASTC-Index tăng hơn 6%
 
Diễn biến trên sàn GDCK Hà Nội sáng nay cũng sôi động không kém sàn HOSE với việc chỉ số HaSTC-Index tăng đến hơn 6%. Chỉ số này đang từng bước hướng đến mốc 110 điểm sau những ngày giằng co dưới 100 điểm. Như vậy, chỉ số HASTC-Index đã có 4 phiên tăng điểm liên tiếp trong tuần này với tổng số điểm đạt được sau một tuần là 10,28 điểm.

Hầu hết các cổ phiếu đều đang “sốt nóng” khi nhà đầu tư tranh nhau mua từng mã cổ phiếu còn dư bán khi không thể mua những mã khác. Cảm giác này dường như chỉ có được vào giai đoạn đầu năm 2007 khi HASTC-Index đang ở mức 460 điểm.

 
Kết thúc phiên giao dịch ngày 03/04/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 108,85 điểm, tăng 6,19 điểm (tương đương tăng 6,03%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 21.390.500 đơn vị, tăng 31,25% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 452,09 tỷ đồng, tăng 44,41%.

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 9 cổ phiếu là ACB, TBC, SVC, BVS, KLS, MCO, VSP, PVC và NTP với tổng khối lượng giao dịch là 233.266 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 6,56 tỷ đồng. Trong đó, mã ACB được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 130.000 cổ phiếu tương đương giá trị giao dịch là 4,15 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên ngày hôm nay đạt 21.623.766 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch toàn phiên đạt 458,65 tỷ đồng.

Trong phiên này, có tổng cộng 14.182 lệnh mua với tổng khối lượng là 35.766.000 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 12.299 với tổng khối lượng bán là 23.091.100 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, KLS, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 6.858.700, 3.567.100, 2.684.900 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 5.193.700, 2.615.600, 2.562.700 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là BVS, ACB, KLS với khối lượng đặt tương ứng là 2.542.300, 1.665.000, 951.500 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là BTS, KBC, SEB với khối lượng đặt tương ứng là 245.300, 18.000, 12.800 đơn vị.

Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 158 mã tăng giá, 6 mã đứng giá tham chiếu là HHC, NPS, SCC, VTV, B82, TPP, 10 mã giảm giá và 3 mã không có giao dịch là HSC, BST, QTC. Trong đó có 59 mã tăng trần và 1 mã giảm sàn là HBE. Đáng chú ý về cuối phiên, có 1 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn là HBE và 114 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá. Cụ thể, PVS tăng 1.900 đồng/cổ phiếu (tăng 6,64%), đạt 30.500 đồng với 740.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC tăng 1.800 đồng/cổ phiếu (tăng 4,36%), đạt 43.100 đồng với 286.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tăng 6,30%), đạt 28.700 đồng với 462.400 cổ phiếu được giao dịch thành công. BVS tăng 1.600 đồng/cổ phiếu (tăng 6,78%), đạt 25.200 đồng với 106.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. TBC tăng 1.200 đồng/cổ phiếu (tăng 6,82%), đạt 18.800 đồng với 181.400 cổ phiếu được giao dịch thành công. VNR tăng 1.200 đồng/cổ phiếu (tăng 3,61%), đạt 34.400 đồng với 17.100 cổ phiếu được giao dịch thành công.

VCG tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tăng 6,21%), đạt 17.100 đồng với 1.166.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. BTS tăng 400 đồng/cổ phiếu (tăng 4,12%), đạt 10.100 đồng với 1.127.100 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC tăng 300 đồng/cổ phiếu (tăng 2,65%), đạt 11.600 đồng với 1.936.100 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là ACB với hơn 5,19 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 32.200 đồng/cổ phiếu, tăng 1.700 đồng (tương đương 5,57%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 56,28% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là CCM đạt 21.400 đồng/cổ phiếu, tăng 1.400 đồng (tương đương 7,00%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 12 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là HBE khi tụt xuống mức 8.900 đồng/cổ phiếu, giảm 600 đồng (tương đương 6,32%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 3 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VSP là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.500 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu S99 tăng 2.500 đồng lên mức 40.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 30 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, QST là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 1.000 đồng xuống còn 16.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 100 cổ phiếu. Tiếp theo là SVI giảm 700 đồng xuống còn 14.300 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 4.300 cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 17 mã với tổng khối lượng là 172.500 cổ phiếu và bán ra 15 mã với tổng khối lượng là 132.800 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PVI khi mua vào 138.500 đơn vị, chiếm 29,95% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là BLF, S96, BCC, HNM với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 5.000, 5.000, 5.000, 5.000 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là BVS với 51.000 cổ phiếu, chiếm 47,80% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là TC6, PVI, TNG, DC4 với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 30.100, 28.800, 11.500, 3.000 cổ phiếu.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ACB

32.200

1.700

5,57

5.193.700

KLS

15.000

900

6,38

2.615.600

BCC

11.600

300

2,65

1.936.100

VCG

17.100

1.000

6,21

1.166.800

BTS

10.100

400

4,12

1.127.100

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

CCM

21.400

1.400

7,00

11.900

VSP

53.500

3.500

7,00

37.500

THT

21.400

1.400

7,00

57.900

CDC

23.000

1.500

6,98

46.700

SGD

12.300

800

6,96

25.300

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HBE

8.900

(600)

(6,32)

3.000

SRA

11.200

(700)

(5,88)

18.000

QST

16.000

(1.000)

(5,88)

100

CTC

9.700

(600)

(5,83)

4.800

SVI

14.300

(700)

(4,67)

4.300

* SDJ: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, với tỷ lệ 15%

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm