CK ngày 7/4: VN-Index tăng tốc, vượt mốc 320 điểm

07/04/2009 12:04 GMT+7 | Thế giới

Sau phiên giao dịch cuối tuần trước, thị trường chứng khoán Việt Nam đã vượt qua sự kỳ vọng của rất nhiều nhà đầu tư khi chỉ số VN-Index vượt lên trên cả mức 310 điểm. Với đà tăng điểm mạnh đó, mở cửa phiên giao dịch sáng nay (7/4), chứng khoán vẫn tiếp tục tăng giá, tuy có ở mức nhẹ và có lúc tưởng chừng đảo chiều giảm trở lại do tâm lý e ngại bên bán xả hàng. Tuy nhiên, sau đó, với tâm lý hưng phấn hơn, sức cầu dần tăng trở lại và áp đảo bên bán kiên thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục có phiên tăng mạnh, vượt mốc 320 điểm dễ dàng, bất chấp sự sụt giảm của thị trường chứng khoán Mỹ. Thị trường tiếp tục phá kỷ lục về khối lượng và giá trị giao dịch của phiên giao dịch trước đó.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 322,36 điểm, tăng 12,08 điểm (tương đương tăng 3,89%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 42.175.410 đơn vị, tăng 8,22% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 949,770 tỷ đồng, tăng 22,15% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 7.160.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 305,53 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 49.335.410 đơn vị (tăng 16,51% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 1255,301 tỷ đồng (tăng 51,80%).

Thông tin chứng khoán Mỹ đêm qua đã mất điểm lần đầu tiên sau 5 phiên tăng liên tiếp, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 0,52%, xuống mức 7.975,85 điểm. Tương tự, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, các thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương cũng có khởi đầu theo chiều hướng đi xuống.

Do đó, mặc dù thị trường mở cửa với diễn biến thuận lợi khi đa số cổ phiếu tăng giá nhưng mức tăng của thị trường đã phần nào hạn chế bởi một số bluechips đã có tín hiệu điều chỉnh như DPM, HPG, PVD, PVF…

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 3,44 điểm, lên 313,72 điểm (tương đương tăng 1,11%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 6.332.810 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 151,80 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 105 mã tăng giá, 29 mã đứng giá tham chiếu, 46 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 42 mã tăng trần, 5 mã giảm sàn là BT6, DXV, SGH, TPC, VKP.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, lượng cung bất ngờ tăng mạnh trước xu hướng bán chốt lời của một bộ phận nhà đầu tư, mức tăng của chỉ số VN-Index dần suy yếu. Trên sàn Hà Nội, thị trường lúc này cũng đã nhuốm màu đỏ khiến không ít người phải lo ngại về một phiên điều chỉnh của thị trường.

Tuy nhiên, gần như toàn bộ lượng cung ra thị trường đều được hấp thu hết, hàng loạt các mã bluechip lại tăng kịch trần. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 11,82 điểm, lên 322,1 điểm (tương đương tăng 3,81%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 39.774.280 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 917,80 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 322,36 điểm, tăng 12,08 điểm (tương đương tăng 3,89%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 42.175.410 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 949,77 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 156 mã tăng giá, 10 mã giảm giá, 15 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 107 mã tăng trần, 1 mã giảm sàn là VKP. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 181 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Tất cả 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường đều tăng giá. Đáng chú ý, trong đó có 8 mã tăng trần trừ VNM và VPL.

Cụ thể, PVD tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,55%), đạt 69.000 đồng. HAG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,46%), đạt 58.500 đồng. FPT tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,85%), đạt 54.000 đồng. VIC tăng 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,82%), đạt 45.700 đồng. DPM tăng 1.800 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,96%), đạt 38.100 đồng. HPG tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,80%), đạt 37.100 đồng. VNM tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,17%), đạt 86.500 đồng. VPL tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,82%), đạt 56.000 đồng. PVF tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,95%), đạt 21.200 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 6,7 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 15,89% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 18.400 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 800 đồng (tương đương 4,55%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 31,23% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay. Trong khi đó, một số mã như lại có khối lượng cổ phiếu được giao dịch rất thấp chưa đầy 100 cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 8 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là NBB, VTA, TAC, KMR, TRA, MHC, HRC, REE. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,17%, mã VKP đóng cửa chỉ còn 6.900 đồng/cổ phiếu (giảm 300 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 111 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì PVD, BMC là 2 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 3.000 đồng/cổ phiếu lên mức giá tương ứng là 69.000 đồng và 66.500 đồng. Ngược lại, DXP là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 900 đồng xuống còn 26.000 đồng/cổ phiếu, với gần 50 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn HOSE đều tăng kịch trần. Cụ thể, PRUBF1 tăng 200 đồng (tương đương 4,44%), đạt 4.700 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 tăng 300 đồng (tương đương 3,90%), đạt 8.000 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng (tương đương 4,00%), đạt 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 3,23%), đạt 3.200 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 70 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.294.910 đơn vị, bằng 5,44% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, REE được họ mua vào nhiều nhất với 226.430 đơn vị, chiếm 22,04% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như FPT (224.490 đơn vị), VSH (178.710 đơn vị), DPM (158.620 đơn vị) và ITA (136.670 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VPL (1846,31%), DHG (92,18%), TMS (83,65%), SDN (79,56%) và CII (59,70%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

18.400

800

4,55%

6.703.710

VFMVF1

8.000

300

3,90%

1.871.830

DPM

38.100

1.800

4,96%

1.574.920

FPT

54.000

2.500

4,85%

1.553.610

SAM

17.300

800

4,85%

1.466.900

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

NBB

27.300

1.300

5,00%

255.740

VTA

6.300

300

5,00%

19.690

TAC

29.400

1.400

5,00%

708.360

KMR

8.400

400

5,00%

267.070

TRA

44.100

2.100

5,00%

9.960

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VKP

6.900

(300)

-4,17%

110.980

DXP

26.000

(900)

-3,35%

49.860

SHC

17.100

(500)

-2,84%

34.880

RIC

18.600

(500)

-2,62%

17.590

VST

14.300

(200)

-1,38%

162.810

* PNJ: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 3/2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 4%.
 

5 phiên tăng liên tiếp, HASTC-Index vượt 110 điểm
 
Sau 3 ngày nghỉ giao dịch, sàn chứng khoán phía Bắc mở cửa với tâm lý thăm dò của nhà đầu tư. Thị trường liên tục tăng nóng trong thời gian vừa qua vừa đem đếm tâm trạng phấn khởi cho nhà đầu tư, nhưng cũng đem đến khả năng “mua đỉnh” cho những người mới gia nhập thị trường.
 
Thông tin thị trường chứng khoán Mỹ phiên giao dịch đêm qua mất điểm nhẹ khi chỉ số Dow Jones không vượt qua mức kháng cự 8.000 điểm phần nào ảnh hưởng đến thị trường. Tuy nhiên, trước sức cầu mạnh mẽ gấp 1,6 lần sức cung, thị trường chỉ ngập ngừng trong 45 phút đầu để rồi lại đồng loạt tăng trần.
 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 07/04/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 114,30 điểm, tăng 5,45 điểm (tương đương tăng 5,01%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 21.897.200 đơn vị, tăng 2,37% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 467,13 tỷ đồng, tăng 3,33%. Như vậy, đây là phiên thứ 5 liên tiếp sàn Hà Nội tăng điểm mạnh.

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 6 cổ phiếu là SEB, ACB, BVS, BTH, PVC và VSP với tổng khối lượng giao dịch là 1.838.600 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 32,36 tỷ đồng. Trong đó, mã SEB được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 1.345.300 cổ phiếu tương đương giá trị giao dịch là 16,28 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên ngày hôm nay đạt 23.735.800 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch toàn phiên đạt 499,48 tỷ đồng.

Trong phiên này, có tổng cộng 15.409 lệnh mua với tổng khối lượng là 36.878.400 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 13.159 với tổng khối lượng bán là 22.301.200 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là ACB, KLS, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 6.278.200, 4.887.700, 2.514.800 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, BCC với khối lượng đặt tương ứng là 3.754.100, 2.947.400, 2.022.000 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là ACB, KLS, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 2.524.100, 1.940.300, 1.743.100 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là SSM, QNC, PTS với khối lượng đặt tương ứng là 17.600, 15.400, 10.700 đơn vị.

Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 146 mã tăng giá, 10 mã đứng giá tham chiếu, 14 mã giảm giá, và 7 mã không có giao dịch là CJC, NGC, HSC, CTC, BST, QTC, QST. Trong đó có 26 mã tăng trần và 1 mã giảm sàn là HEV. Đáng chú ý về cuối phiên, có 1 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn là HEV và 107 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 8 mã tăng giá, 1 mã giảm giá và 1 mã đứng giá tham chiếu. BVS tăng 1.700 đồng/cổ phiếu (tăng 6,75%), đạt 26.900 đồng với 130.500 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tăng 4,88%), đạt 30.100 đồng với 539.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS tăng 1.100 đồng/cổ phiếu (tăng 3,61%), đạt 31.600 đồng với 814.800 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG tăng 700 đồng/cổ phiếu (tăng 4,09%), đạt 17.800 đồng với 866.400 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC tăng 500 đồng/cổ phiếu (tăng 1,16%), đạt 43.600 đồng với 192.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. BTS tăng 200 đồng/cổ phiếu (tăng 1,98%), đạt 10.300 đồng với 831.500 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC tăng 200 đồng/cổ phiếu (tăng 1,72%), đạt 11.800 đồng với 1.781.200 cổ phiếu được giao dịch thành công.

TBC giữ nguyên mức giá tham chiếu là 18.800 đồng, với 980.200 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Còn lại, VNR giảm 200 đồng/cổ phiếu (giảm 0,58%), xuống 34.200 đồng với 13.100 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là ACB với hơn 3,77 triệu đơn vị được giao dịch thành công, bình quân đạt 33.800 đồng/cổ phiếu, tăng 1.600 đồng (tương đương 4,97%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 47,28% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là SIC đạt 16.900 đồng/cổ phiếu, tăng 1.100 đồng (tương đương 6,96%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 43 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là HEV khi tụt xuống mức 14.400 đồng/cổ phiếu, giảm 1.000 đồng (tương đương 6,49%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 700 cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VSP là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.700 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu DTC tăng 3.000 đồng lên mức 48.400 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 31 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, HEV là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 1.000 đồng xuống còn 14.400 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 700 cổ phiếu. Tiếp theo là HLC giảm 700 đồng xuống còn 25.600 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 3.400 cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 25 mã với tổng khối lượng là 78.800 cổ phiếu và bán ra 18 mã với tổng khối lượng là 93.000 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là PVI khi mua vào 59.000 đơn vị, chiếm 10,93% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là SCJ, TBC, CDC, VC5 với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 5.100, 3.300, 2.400, 2.000 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là TC6 với 41.000 cổ phiếu, chiếm 42,71% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là SD6, S55, KBC, SD9 với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 10.000, 9.000, 8.000, 7.200 cổ phiếu.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ACB

33.800

1.600

4,97

3.772.200

KLS

16.000

1.000

6,67

2.952.600

BCC

11.800

200

1,72

1.781.200

TBC

18.800

-

-

980.200

VCG

17.800

700

4,09

866.400

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

SIC

16.900

1.100

6,96

43.300

DBC

20.000

1.300

6,95

367.300

TCS

20.000

1.300

6,95

6.800

VSP

57.200

3.700

6,92

87.300

HPC

20.100

1.300

6,91

550.200

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

HEV

14.400

(1.000)

(6,49)

700

HBE

8.500

(400)

(4,49)

5.900

TKU

9.100

(400)

(4,21)

9.500

L62

17.000

(500)

(2,86)

2.000

HLC

25.600

(700)

(2,66)

3.400

* PJC: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 13% .

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm