CK ngày 8/4: Kỷ lục nối tiếp kỷ lục về thanh khoản

08/04/2009 13:53 GMT+7 | Thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam liên tục thiết lập những kỷ lục mới về tính thanh khoản khi giá trị giao dịch và khối lượng cổ phiếu được trao tay tăng vọt. Trong phiên giao dịch sáng nay 8/4/2009, các kỷ lục này tiếp tục bị phá vỡ. Tuy nhiên, sau một phiên đi ngược dòng với xu thế chung của chứng khoán thế gới, chứng khoán Việt Nam sáng nay đã phải chịu quay đầu giảm sau khi thị trường chứng khoán thế giới có phiên sụt giảm mạnh thứ hai liên tiếp. Nhà đầu tư nước ngoài như thường lệ vẫn là những người đang cơ cấu mạnh danh mục đầu tư của mình.
 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 313,76 điểm, giảm 8,6 điểm (tương đương giảm 2,67%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 55.004.150 đơn vị, tăng 30,42% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1.244,347 tỷ đồng, tăng 31,02% so với phiên trước.

Trong phiên này, các nhà đầu tư trên sàn HOSE chỉ giao dịch thỏa thuận 2 cổ phiếu là ASP và VPL với tổng khối lượng là 228.400 đơn vị, tổng giá trị giao dịch đạt hơn 5,76 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 55.232.550 đơn vị (tăng 11,95% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 1.250,105 tỷ đồng (giảm 0,41%).

Đêm qua, thị trường chứng khoán Mỹ đã giảm điểm phiên thứ 2 liên tiếp do lo những dự báo u ám về kết quả kinh doanh quý 1/2009. Theo nhận định của giới phân tích, trong quý 1/2009, kết quả kinh doanh của 500 tập đoàn trong chỉ số S&P 500 sẽ giảm hơn 36% so với cùng kỳ năm trước. Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Châu Á sáng nay cũng điều chỉnh giảm mạnh từ 1-2% khiến tâm lý nhà đầu tư trong nước bị ảnh hưởng.

Sau 4 phiên tăng điểm ấn tượng về điểm số và bùng nổ về giao dịch trước đó, mở cửa phiên giao dịch sáng nay, trước lượng xả hàng dồn dập của bên bán đã khiến bên mua chùn tay không còn đặt mua giá cao như những phiên trước đó nữa. Kết quả là hầu hết nhóm cổ phiếu có mức vốn hóa lớn có vai trò dẫn dắt thị trường quay đầu giảm giá.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 5,71 điểm, xuống 316,65 điểm (tương đương giảm 1,77%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 9.738.920 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 214,59 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 40 mã tăng giá, 33 mã đứng giá tham chiếu, 107 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 14 mã tăng trần, và có tới 29 mã giảm sàn.

Chỉ trong 1 tháng qua, VNI đã tăng trưởng gần 30%, đây là mức lợi nhuận thị trường khá ấn tượng nếu như nhà đầu tư bám sát thị trường tốt, thậm chí có những mã cổ phiếu đã mang lại mức lợi nhuận hơn 50%. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một kênh xứng đáng để đầu tư trong cả ngắn hạn và dài hạn. Mặc dù vậy, CTCK Sao Việt nhận định, khả năng điều chỉnh của VN-Index là rất cao và điều này là rất cần thiết cho sự tăng trưởng bền vững của thị trường. Hiện nay ngưỡng kỳ vọng cao nhất của VN-Index có thể đạt được là mức 360 điểm.

CTCK VnDirect đồng quan điểm, không có sự tăng nóng nào kéo dài được quá lâu và chúng ta bắt đầu phải nhìn nhận những chỉ báo cho sự chững lại và suy giảm của thị trường để có phương án hành động thích hợp khi thị trường tiếp tục tăng nóng như hiện nay. Lượng tiền nộp vào tài khoản và tỷ lệ tiền mặt/chứng khoán ở các CTCK giảm đi cũng là lúc đa số nhà đầu tư đã tham gia thị trường và áp lực bán sẽ gia tăng trong khi trợ lực từ dòng tiền mới suy giảm. Ngoài ra, Room cho repo và cầm cố chứng khoán của các ngân hàng cũng tiến dần tới hạn mức. Thông tin thị trường chứng khoán thế giới có những diễn biến xấu đi cũng sẽ ảnh hưởng mạnh đến tâm lý nhà đầu tư. Do đó, áp lực chốt lãi vào cuối tuần này sẽ là rất lớn và lượng cầu phải thực sự đủ lớn mới giữ được cho thị trường khỏi giảm điểm. Tuy vậy xu hướng trung và dài hạn của thị trường vẫn là tăng điểm theo sự phục hồi của nền kinh tế.

CTCK Hải Phòng cũng nhận định, nếu mức điều chỉnh giảm tới đây không xuống sâu hơn thời điểm tháng 2/2009, thì rất có thể một xu hướng tăng dài hạn sẽ được thiết lập.

CTCK TP. Hồ Chí Minh nhận xét, hoạt động mua vào hiện nay chủ yếu là từ nhà đầu tư cá nhân trong nước và điều này thường sẽ chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn. Xét về mặt kỹ thuật, thị trường đang bị mua vào quá mức và giá trị giao dịch cao là một dấu hiệu cho thấy một số nhà đầu tư đã bắt đầu chốt lãi. Thị trường vừa qua được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tốt, nhưng chúng cũng đã được phản ánh vào giá. Tuy nhiên, nếu đánh giá dựa trên tâm lý của nhà đầu tư hiện nay thì chỉ số VN-Index sẽ còn đi lên chút nữa trong ngắn hạn.

Bước sang những phút đầu tiên của đợt khớp lệnh liên tục, diễn biến thị trường lại có những dấu hiệu khởi sắc khi đà giảm điểm của chỉ số VN-Index đã chậm lại. Một số cổ phiếu lớn đã quay đầu tăng giá trở lại như CII, DPM, GMD, HPG, trong đó REE, SAM, SSI, VIC, ITA tăng hết biên độ cho phép. Tuy nhiên, thị trường sau đó lại có chiều hướng giảm mạnh hơn khi nhiều nhà đầu tư cá nhân “quyết tâm” xả hàng chốt lời.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 7,53 điểm, xuống 314,83 điểm (tương đương giảm 2,34%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 50.489.540 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1139,40 tỷ đồng. Như vậy, chỉ sau 2 đợt khớp lệnh, sàn HOSE đã phá vỡ kỷ lục về khối lượng giao dịch của cả phiên ngày hôm qua là 49,3 triệu cổ phiếu, cao hơn nhiều lần kỳ lục của năm 2008 là 38,3 triệu cổ phiếu (được xác lập ngày 23/9/08).

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 313,76 điểm, giảm 8,6 điểm (tương đương giảm 2,67%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 55.004.150 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1244,35 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 36 mã tăng giá, 129 mã giảm giá, 16 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 18 mã tăng trần, 67 mã giảm sàn. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 51 mã không còn dư mua trong khi dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 cổ phiếu tăng giá, 8 cổ phiếu giảm giá. Đáng chú ý, trong đó có 4 mã giảm sàn là DPM, PVD, VNM, PVF.

Cụ thể, HAG tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,85%), đạt 59.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 6,7 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 12,23% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 18.500 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 100 đồng (tương đương 0,54%). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 37,52% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Còn lại, PVF giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,72%), còn 20.200 đồng. VIC giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,28%), còn 44.200 đồng. HPG giảm 1.600 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,31%), còn 35.500 đồng. DPM giảm 1.900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,99%), còn 36.200 đồng. FPT giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,70%), còn 52.000 đồng. VPL giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,57%), còn 54.000 đồng. PVD giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,35%), còn 66.000 đồng. VNM giảm 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,62%), còn 82.500 đồng.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là TRA với mức tăng 4,99% lên 46.300 đồng (tăng 2.200 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 50 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 8,05%, mã PIT đóng cửa chỉ còn 16.000 đồng/cổ phiếu (giảm 1.400 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 76 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SFC là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 3.000 đồng lên mức 63.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là 810 cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì DHG, VNM là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 4.000 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 112.000 đồng và 82.500 đồng.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá.. Cụ thể, VFMVF1 giảm 100 đồng (tương đương 1,25%), chỉ còn 7.900 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 3.200 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm sàn khi mất đi 200 đồng (tương đương 4,26%), chỉ còn 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 81 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.171.980 đơn vị, bằng 3,95% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VFMVF4 được họ mua vào nhiều nhất với 315.000 đơn vị, chiếm 13,06% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như ITA (187.410 đơn vị), SSI (145.530 đơn vị), HPG (140.660 đơn vị) và VIC (120.010 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VPL, VHC (82,09%), CLC (70,92%), DHG (55,87%) và BT6 (52,63%).

Trong khi đó, khối này sáng nay lại bán ra 94 mã cổ phiếu với tổng khối lượng là 5.793.210 đơn vị, bằng 11,42% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Mã STB được họ bán ra nhiều nhất với 1.036.020 đơn vị, chiếm 16,42% tổng khối lượng mua vào của khối này. Ngoài ra, các mã được nhà đầu tư nước ngoài bán ra có tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là DMC, VSH, BHS (97,77%), TRI (86,50%) và TMS (77,07%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

18.500

100

0,54%

6.727.350

SSI

34.800

1.600

4,82%

4.795.240

SAM

18.100

800

4,62%

3.835.240

REE

30.100

700

2,38%

2.868.060

VFMVF4

5.200

-

0,00%

2.411.640

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TRA

46.300

2.200

4,99%

50.460

GMC

19.000

900

4,97%

48.160

SFC

63.500

3.000

4,96%

810

LAF

12.700

600

4,96%

198.480

DQC

14.900

700

4,93%

759.500

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

PIT

16.000

(1.400)

-8,05%

75.920

KHA

13.300

(700)

-5,00%

268.680

LGC

20.900

(1.100)

-5,00%

42.260

HT1

17.100

(900)

-5,00%

63.410

DXP

24.700

(1.300)

-5,00%

40.340

* BMP: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 10%

* PIT: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 15%



30 triệu cổ phiếu được trao tay, HASTC-Index lập kỉ lục về giao dịch 
 
Sau một phiên giao dịch hứng khởi bất chấp xu thế chung của chứng khoán toàn cầu, sàn Hà Nội tiếp tục có một phiên giao dịch sôi động trong sáng nay. Mặc dù thị trường không thể duy trì được sức tăng điểm từ đầu phiên, nhưng lực cầu lớn vẫn đủ sức hấp thụ hàng loạt lệnh bán xả hàng ồ ạt của nhà đầu tư. HASTC-Index liên tục đảo chiều tăng giảm cùng với sự biến động của các mã cổ phiếu. Rất nhiều mã bluechip như ACB, BVS, KLS, VSP… vẫn tiếp tục giữ được sức cầu hỗ trợ lớn.
 

Kết thúc phiên giao dịch ngày 08/04/2009, chỉ số HASTC-Index đóng cửa ở mức 108,93 điểm, giảm 5,37 điểm (tương đương giảm 4,70%). Tổng khối lượng giao dịch báo giá đạt 30.090.000 đơn vị, tăng 37,41% so với phiên giao dịch trước đó. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 737,31 tỷ đồng, tăng 57,84%.

Sáng nay, các nhà đầu tư trên sàn Hà Nội cũng tiến hành giao dịch thỏa thuận 5 cổ phiếu là BVS, ACB, NTP, VSP và QNC với tổng khối lượng giao dịch là 129.900 đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch là 3,98 tỷ đồng. Trong đó, mã BVS được giao dịch thỏa thuận nhiều nhất với 95.000 cổ phiếu tương đương giá trị giao dịch là 2,72 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên ngày hôm nay đạt 30.219.900 cổ phiếu, với tổng giá trị giao dịch toàn phiên đạt 741,29 tỷ đồng.

Trong phiên này, có tổng cộng 18.314 lệnh mua với tổng khối lượng là 34.862.500 đơn vị. Trong khi đó, tổng số lệnh bán là 19.382 với tổng khối lượng bán là 38.892.800 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt mua lớn nhất là KLS, ACB, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 6.709.600, 6.659.900, 2.572.100 đơn vị. Ba mã có tổng khối lượng đặt bán lớn nhất là ACB, KLS, BVS với khối lượng đặt tương ứng là 7.724.400, 6.813.300, 2.074.200 đơn vị.

Ba mã có chênh lệch mua-bán lớn nhất là BVS, PSC, EBS với khối lượng đặt tương ứng là 497.900, 432.000, 168.200 đơn vị. Ngược lại, ba mã có chênh lệch bán-mua lớn nhất là ACB, BCC, PVS với khối lượng đặt tương ứng là 1.064.500, 458.300, 343.700 đơn vị.

Trong số 177 cổ phiếu niêm yết trên sàn HaSTC, có 51 mã tăng giá, 10 mã đứng giá tham chiếu, 104 mã giảm giá, và 12 mã không có giao dịch. Trong đó có 8 mã tăng trần là BVS, C92, EBS, PSC, SRB, MMC, TDN, PVA và 4 mã giảm sàn là SDJ, VC6, SDS, HLC. Đáng chú ý về cuối phiên, có 30 cổ phiếu đóng cửa ở giá sàn, 8 cổ phiếu đóng cửa ở giá trần là BVS, C92, CCM, EBS, PSC, PVA, RCL, SD4.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 mã tăng giá và 8 mã giảm giá. Cụ thể, BVS tăng 1.800 đồng/cổ phiếu (tăng 6,69%), đạt 28.700 đồng với 2.074.200 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Bình quân cả phiên, mã ACB vẫn tăng 100 đồng/cổ phiếu (tăng 0,30%), đạt 33.900 đồng với 6.205.600 cổ phiếu được giao dịch. Đây cũng là cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường, chiếm 20,6% khối lượng giao dịch toàn thị trường. Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 56,69% so với tổng khối lượng khớp lệnh báo giá trong phiên sáng nay.

Còn lại, BTS giảm 300 đồng/cổ phiếu (giảm 2,91%), xuống 10.000 đồng với 472.700 cổ phiếu được giao dịch thành công. VCG giảm 400 đồng/cổ phiếu (giảm 2,25%), xuống 17.400 đồng với 783.600 cổ phiếu được giao dịch thành công. BCC giảm 500 đồng/cổ phiếu (giảm 4,24%), xuống 11.300 đồng với 1.254.200 cổ phiếu được giao dịch thành công. TBC giảm 500 đồng/cổ phiếu (giảm 2,66%), xuống 18.300 đồng với 1.028.500 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVI giảm 700 đồng/cổ phiếu (giảm 2,33%), xuống 29.400 đồng với 326.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. PVS giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (giảm 3,16%), xuống 30.600 đồng với 745.400 cổ phiếu được giao dịch thành công. VNR giảm 1.600 đồng/cổ phiếu (giảm 4,68%), xuống 32.600 đồng với 4.300 cổ phiếu được giao dịch thành công. KBC giảm 2.200 đồng/cổ phiếu (giảm 5,05%), xuống 41.400 đồng với 150.400 cổ phiếu được giao dịch thành công.

Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là TDN đạt 24.800 đồng/cổ phiếu, tăng 1.600 đồng (tương đương 6,90%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là hơn 42 nghìn cổ phiếu. Cổ phiếu giảm giá mạnh nhất là SDS khi tụt xuống mức 14.000 đồng/cổ phiếu, giảm 1.000 đồng (tương đương 6,67%) với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 500 cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VSP là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tiếp tục tăng thêm 3.500 đồng/cổ phiếu. Tiếp đến là cổ phiếu RCL tăng 2.300 đồng lên mức 38.600 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là hơn 76 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, DTC là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.100 đồng xuống còn 45.300 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch báo giá là 8.500 cổ phiếu.

Nhà đầu tư nước ngoài trong phiên này mua vào 21 mã với tổng khối lượng là 93.800 cổ phiếu và bán ra 14 mã với tổng khối lượng là 430.800 cổ phiếu. Cổ phiếu được nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều nhất là KLS khi mua vào 59.400 đơn vị, chiếm 0,96% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là VGS, BVS, S96, VSP với tổng khối lượng mua vào tương ứng là 5.200, 5.100, 5.000, 4.900 cổ phiếu.

Ngược lại, họ bán ra nhiều nhất là KLS với 132.000 cổ phiếu, chiếm 2,14% tổng khối lượng giao dịch. Tiếp theo là BVS, TBC, VCG, TDN với tổng khối lượng bán ra tương ứng là 71.500, 70.000, 50.000, 30.200 cổ phiếu.

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ACB

33.900

100

0,30

6.205.600

KLS

16.500

500

3,13

6.177.100

BVS

28.700

1.800

6,69

2.074.200

VSP

60.700

3.500

6,12

1.315.000

HPC

21.200

1.100

5,47

1.287.600

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

TDN

24.800

1.600

6,90

42.200

PSC

23.500

1.500

6,82

67.700

EBS

14.100

900

6,82

280.400

C92

11.000

700

6,80

2.000

MMC

28.500

1.800

6,74

33.900

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

SDS

14.000

(1.000)

(6,67)

500

HLC

23.900

(1.700)

(6,64)

800

VC6

12.800

(900)

(6,57)

500

SDJ

14.600

(1.000)

(6,41)

9.900

DTC

45.300

(3.100)

(6,40)

8.500

*VBH: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức năm 2008 bằng tiền, tỷ lệ 3%

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm