29/03/2017 19:43 GMT+7 | Văn hoá
(Thethaovanhoa.vn) - Lặng yên dưới vực sâu là một dự án phim truyền hình dài tập hiếm hoi làm về miền núi. Đạo diễn Đào Duy Phúc nhận dự án này đã phải đối mặt với hai thách thức, làm cho “ra chất miền núi” và xoay sở với địa hình cực kì hiểm trở ở Hà Giang.
Thể thao & Văn hóa (TTXVN) có cuộc trò chuyện với đạo diễn Đào Duy Phúc.
* Để cho ra chất miền núi, tránh những lỗi sai về văn hóa, anh đã phải làm gì ở phần tiền kỳ?
- Tôi đã phải tự tìm hiểu rất nhiều về văn hóa Mông, tìm sự tư vấn từ cán bộ văn hóa của Sở Văn hóa Hà Giang là anh Phùng Đình Kì. Trong quá trình quay phim có nhiều sự khác biệt, có những điều Sở Văn hóa ở Hà Giang nói thế này, nhưng người dân lại nói khác.
Đạo diễn Đào Duy Phúc
Khi tôi quay ở Hà Giang trở lên thì phong tục người Mông mỗi nơi một khác nhau, cứ cách 5km là đã khác rồi. Có những lúc tôi phải dừng quay mấy tiếng để bàn cho ra chi tiết mới làm tiếp.
* Nghe nói các quay phim đã khá “hận” biên kịch vì chị ấy “vẽ” rất nhiều về bối cảnh, mà Hà Giang là nơi hiểm trở bậc nhất,phim lại quay vào mùa khắc nghiệt nhất của Hà Giang. Phải chăng vì đó là mùa tam giác mạch, một thứ rất hấp dẫn giới trẻ bây giờ?
- Đó chỉ là một lý do thôi, còn cái chính là do kịch bản có đề cập đến lễ hội Gàu Tào, tức Tết của người Mông. Không có đoàn làm phim nào có điều kiện dựng bối cảnh lên tới hàng ngàn người như thế nên chúng tôi phải đợi đến Tết thật.
Để mang được máy đến Đường Thượng (Hà Giang), chúng tôi phải đi rất xa, lên đến tận đỉnh núi. Dù rất bí máy quay, nhưng với địa hình như vậy đem được hai máy lên và trở về an toàn là thở phào rồi, không dám mơ hơn nữa.
* Sau phim “Kong: Skull Island”, người ta bất ngờ quan tâm quá mức đến bối cảnh. Giới truyền hình các anh có bị áp lực?
Lặng yên dưới vực sâu là câu chuyện tình của đôi trai gái Vừ và Súa trên cao nguyên Hà Giang. Vừ vì quá nghèo, chưa kịp cầu hôn Súa, thì Súa bị Phống cướp về làm vợ. Bi kịch tình cảm bắt đầu nảy sinh từ đây. |
* Được biết đây là dự án đầu tiên anh nhận khi mới chuyển về Trung tâm Sản xuất Phim truyền hình Việt Nam. Anh có bị áp lực?
- Thời điểm này tôi không còn là một sinh viên mới ra trường và chịu áp lực vì thử việc nữa. Điều tôi lo lắng duy nhất là điều kiện sản xuất phim. Tôi từng làm bộ phim truyền hìnhThái sư Trần Thủ Độ, mức độ khó khăn của nó chắc suốt đời tôi không quên, nên với dự án này tôi cảm thấy mình đủ kinh nghiệm đảm đương.
* Về VFC có phải một lựa chọn ổn định sau khi không còn cơ hội làm phim điện ảnh ở phía Bắc?
- Từ trước tới nay tôi đều làm trong các hãng phim nhà nước. Khi các đạo diễn phía Bắc không có cơ hội làm phim điện ảnh nữa, cá nhân tôi chuyển sang làm phim truyền hình, vì tôi thực sự muốn tiếp tục được làm phim.
Phim điện ảnh với phim truyền hình có khác nhau, nhưng về bản chất vẫn là kể một câu chuyện mà thôi. Tại VFC tôi sẽ có cơ hội được làm nhiều phim. Tất nhiên áp lực phát sóng rất cao, nên ai ở đây cũng phải tư duy đề tài liên tục.
* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện này.
Từng đoạt 3 giải thưởng Cánh diều 2013 |
Ngọc Diệp (thực hiện)
Thể thao & Văn hóa
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất