(TT&VH) - Vụ việc Gael Kakuta đánh dấu một trong những vấn đề gây tranh cãi lớn nhất trong chương trình nghị sự cả ở LĐBĐ châu Âu (UEFA) và LĐBĐ thế giới (FIFA): lỗ hổng của hệ thống chuyển nhượng cho phép các CLB ký hợp đồng chính thức với cầu thủ ngay vào thời điểm họ bước sang tuổi 16, mà không phải bồi thường, hoặc bồi thường rất ít cho đội bóng đã huấn luyện và phát triển cầu thủ đó.
Luật ở châu Âu không cho phép các cầu thủ ký hợp đồng chính thức với các CLB trước khi họ bước sang tuổi 16. Điều này có nghĩa là cho dù các CLB đã đào tạo cầu thủ đó bao lâu đi nữa, đã bỏ ra bao nhiêu công sức cho anh ta đi nữa, họ vẫn có nguy cơ trắng tay khi tài năng trẻ đó bước sang tuổi tuổi 16. Điều tốt nhất mà các đội bóng có thể chờ đợi là hy vọng anh ta sẽ ký một hợp đồng chính thức với họ, nhưng việc một đội bóng khác nhảy vào giữa chừng với đủ thứ đề nghị hấp dẫn hơn luôn là mối nguy cơ thường trực.
Hệ thống chuyển nhượng của FIFA còn có lỗ hổng
Vấn đề trở nên phức tạp vì luật lệ ở mỗi nước mỗi khác nhau và luật lệ thể thao nhiều khi trái ngược với luật về lao động. Nhưng dù thế nào, những đội bóng bỏ công ra đào tạo các tài năng trẻ đang ngày càng dễ tổn thương, đặc biệt là trong khoảng một thập kỷ trở lại đây. Hàng trăm, hàng nghìn cầu thủ đã tận dụng lỗ hổng của luật lệ nói trên để chuyển sang những đội bóng lớn hơn, sẵn sàng trả cho họ nhiều tiền hơn hoặc có nhiều cơ hội thăng tiến hơn. UEFA, mà đại diện là Chủ tịch Michel Platini, đang đứng trước sức ép lớn giải quyết vấn đề đó và đã coi nó là một ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự.
Tuy nhiên, trên thực tế, các vụ chuyển nhượng cầu thủ thuộc thẩm quyền phán quyết của FIFA, với đại diện là Chủ tịch Sepp Blatter. Mới một thập kỷ trước, những vụ chuyển nhượng theo kiểu Kakuta là rất hiếm hoi mà vụ đầu tiên có lẽ là Sam Dalla Bona sang Chelsea năm 1998. Còn giờ đây, những cầu thủ trẻ bị các CLB cướp tay trên từ nơi đào tạo nhiều như nấm mọc sau mưa khi các đội hàng đầu của Premier League luôn có ít nhất nửa tá tài năng trẻ như thế trong đội hình.
Người nổi tiếng nhất có lẽ là Cesc Fabregas, đã chuyển từ Barcelona sang Arsenal khi anh bước sang tuổi 16. Có lẽ chính từ trường hợp thành công đó mà hàng loạt HLV khác cũng đã noi gương Arsene Wenger. Các CLB ở Ý, TBN và Pháp có lẽ là những đội than phiền nhiều nhất, nhưng trên thực tế, cách làm như thế diễn ra ở mọi giải đấu hàng đầu châu Âu. Rốt cuộc thì: ai có tiền, có quyền lên tiếng.
Điều khiến các cầu thủ mất CLB thêm khổ sở là việc đòi một khoản bồi thường chi phí đào tạo thường rất khó khăn và không chắc chắn. Không giống như các vụ chuyển nhượng thông thường vì hai phía không thể nào nhất trí được mức phí bởi lẽ đơn giản là luật lệ không bắt buộc CLB muốn có cầu thủ trẻ phải trả tiền, hoặc chỉ quy định trả những khoản phí đào tạo mang tính tượng trưng thấp hơn rất nhiều so với tiềm năng thực sự của “món hàng”.
Một số quốc gia, như Pháp, đã cố gắng xây dựng một hệ thống quy định bảo vệ các CLB, với việc cho phép các CLB ký các thỏa thuận tiền hợp đồng trước khi cầu thủ bước sang tuổi 16. Tuy nhiên, mức độ giá trị pháp lý của những thỏa thuận tiền hợp đồng này ở quy mô châu Âu, với các cuộc chuyển nhượng quốc tế, vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Đó cũng chính là vấn đề chủ yếu trong vụ Kakuta mà Lens và Chelsea sẽ phải tranh biện trước tòa án.
Một vấn đề khác, cũng được nêu ra trong vụ Kakuta, là khi nào các đội bóng nước ngoài được phép tiếp cận cầu thủ và họ sẽ làm điều đó như thế nào. Về mặt lý thuyết, họ có thể đưa ra đề nghị ký hợp đồng chỉ sau khi cầu thủ đó đủ 16 tuổi và không được phép liên lạc với anh ta trước ngày đó. Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể tin rằng một cầu thủ 16 tuổi ký với một CLB nước ngoài mà chưa hề có liên lạc gì với các quan chức của đội bóng đó. Các tay môi giới và cò chuyển nhượng thường có vai trò rất lớn trong những vụ như thế này.
Các tổ chức quản lý bóng đá đã sử dụng một chiến thuật hai bước để đối phó với vấn đề này. Một mặt, họ nghiên cứu các cơ chế pháp lý để xử lý tình hình. Mặt khác, giống như trong trường hợp Kakuta cho thấy, họ sử dụng các biện pháp chế tài cụ thể với các tình tiết tăng nặng. Tuy nhiên, hệ thống luật lệ hiện nay, của cả chính phủ và các tổ chức bóng đá, đã không theo kịp thực tế phát triển cùng tốc độ toàn cầu hóa của môn thể thao này. Trong ngắn hạn, có lẽ vẫn chưa thể nào tìm ra giải pháp triệt để cho mọi vấn đề.
Toni Nadal đã công khai bày tỏ sự ủng hộ dành cho Jannik Sinner sau khi tay vợt người Ý bị cấm thi đấu ba tháng vì liên quan đến cáo buộc doping. Sự việc này đã gây ra nhiều tranh luận trong giới quần vợt, với nhiều ý kiến trái chiều từ các tay vợt và chuyên gia.
Ngày 25-2, đại diện bộ môn thể dục (Cục TDTT) cho biết vận động viên (VĐV) Nguyễn Văn Khánh Phong đã chính thức giành một suất tham dự giải Thể dục dụng cụ (TDDC) vô địch thế giới 2025.
Giải đấu OFI National Selection Cup tại Uruguay cuối tuần qua đã chứng kiến một cảnh tượng hỗn loạn khi một cầu thủ bị truất quyền thi đấu vì cú đấm hạ knock-out đối thủ ngay trên sân.
Đội tuyển U22 Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào ngày 10/3 tới tại Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ Việt Nam để chuẩn bị cho giải đấu tập huấn tại Trung Quốc, hướng tới SEA Games 33.
Giải Cống Hiến 2025 đang ở giai đoạn "nước rút" để tìm ra những chủ nhân xứng đáng cho các hạng mục. Hãy khám phá những chuỗi chương trình nổi bật trong hạng mục Chuỗi chương trình của năm tại Giải Cống Hiến 2025.
Giải Cống Hiến lần 19 – 2025 đã chính thức mở cổng bình chọn từ ngày 13/2/2025, và những cái tên nổi bật trong hạng mục Nhà sản xuất của năm đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ công chúng và giới chuyên môn.
Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố khởi động mùa Giải Cống hiến mới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại Hồ sơ Đề cử Âm nhạc Cống hiến lần thứ 19 – 2025, hạng mục Nữ ca sĩ của Năm.
Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố khởi động mùa Giải Cống hiến mới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại Hồ sơ Đề cử Âm nhạc Cống hiến lần thứ 19 – 2025, hạng mục Nam ca sĩ của Năm.
Hạng mục Nghệ sĩ mới của năm tại Giải Cống Hiến vinh danh những tài năng mới, những làn gió tươi mới mang đến sức sống và sự sáng tạo cho nền âm nhạc Việt Nam.
Hạng mục Music Video của năm luôn là một trong những điểm nhấn quan trọng tại Giải Cống Hiến. Năm nay, Ban Tổ Chức đã công bố 5 đề cử chính thức, mang đến cho khán giả những tác phẩm âm nhạc độc đáo, sáng tạo và đầy cảm xúc.
Mới đây, vợ của một ngôi sao từng khoác áo MU và ĐT Anh đã dính vào lùm xùm với tòa án. Trớ trêu thay, đó là một khoản nợ 5 bảng Anh/tháng, con số rất thấp so với thu nhập của một cầu thủ bóng đá.