(TT&VH) - Ngay khi tin tức về lệnh cấm với Chelsea được LĐBĐ thế giới (FIFA) ban bố, nhiều người đặt ra dấu hỏi liệu đó có phải là sự phân biệt đối xử với các CLB Anh, đặc biệt là những đội bóng giàu có đang hết sức thành công trên đỉnh cao của bóng đá thế giới hay không. Có lẽ là không phải. Dù rằng lẽ ra hình phạt của FIFA đối với Chelsea do lôi kéo trái quy định cầu thủ trẻ Gael Kakuta từ Lens cũng có thể được áp dụng với CLB Thụy Sĩ Sion 5 tháng trước kia do họ đã đưa thủ môn người Ai Cập Essam El Hadary khỏi CLB Al Ahly.
Việc FIFA chỉ điều tra và thụ lý trường hợp của các CLB Anh không thể coi là sự phân biệt đối xử. Không mấy đội bóng có nhiều tiền như các CLB Premier League. Dễ hiểu vì sao các đội bóng yếu ớt hơn họ rất nhiều về mặt tài chính ở các quốc gia khác trở nên dễ tổn thương và bị tước đoạt “thành quả lao động” sau nhiều năm trời: những tài năng bóng đá trẻ đầy triển vọng, những cầu thủ sẽ có giá cao hơn rất nhiều nếu không bị “gặt non” bởi các đội bóng khổng lồ tham lam. FIFA, với tư cách là người cầm cân nảy mực và đảm bảo sự công bằng, không thể chấp nhận điều đó.
Chelsea đã bị phạt nặng vì vụ chuyển nhượng Kakuta. Ảnh: Getty Images
Những lời than phiền không chỉ đến từ các CLB bên ngoài nước Anh. Mới tuần trước, Ken Bates, Chủ tịch Leeds, bày tỏ sự bất bình với chính sách chuyển nhượng của Chelsea và một số CLB hàng đầu khác ở Premier League. Thêm nữa, không chỉ các đội bóng nhỏ mới là nạn nhân của tình trạng chảy máu cầu thủ. Chính Barcelona hùng mạnh từng phải ôm hận khi buộc phải để Cesc Fabregas sang Arsenal vào lúc tài năng trẻ của họ mới 15 tuổi. Tuy nhiên, có vẻ như lần này Chelsea đã vượt qua giới hạn được phép.
Quyết định ký một hợp đồng phải có ý nghĩa nhất định, đặc biệt là khi nó liên quan tới các cầu thủ trẻ và những CLB đã bỏ ra không ít thời gian cũng như tiền bạc để đào tạo họ. FIFA cố gắng đảm bảo điều đó bằng việc đưa ra những quy định mới để bảo vệ lợi ích của đội bóng cất công đào tạo các cầu thủ trẻ bằng việc buộc những đội muốn sở hữu họ phải trả khoản phí đền bù đào tạo, với hy vọng có thể giúp bóng đá trở nên công bằng hơn.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter đã tuyên bố rõ ràng ý định của ông tại Hội nghị FIFA mùa hè năm nay: “Đã đến lúc chấm dứt việc nô lệ các cầu thủ trẻ”. Trong khi “nô lệ” có lẽ là một từ không chính xác trong trường hợp của Kakuta, các cầu thủ quả thật phải có trách nhiệm với CLB đào tạo ra anh ta, trong trường hợp này là Lens. Việc FIFA đưa ra cả án phạt với Kakuta là lời cảnh báo nghiêm khắc không chỉ cho những cầu thủ trẻ còn chưa đủ trưởng thành, mà với cả những tay môi giới và săn cầu thủ tinh ranh trong nghề hái ra tiền này.
Khi Platini, lớn lên không xa những mỏ than ở Lens và trưởng thành tại Nancy để ba lần được bầu là Cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu, trở thành chủ tịch UEFA tháng 1/2007, ông dành ra vài tháng để tiến hành các cuộc nghiên cứu và nhanh chóng quyết định hai ưu tiên hàng đầu trong nhiệm kỳ của mình. Thứ nhất là “sự công bằng về mặt tài chính”, sẽ được ra mắt trong mùa giải 2012-2013 và thứ hai, “bảo vệ các cầu thủ trẻ”.
Theo đó, UEFA muốn đưa ra quy định cấm hoàn toàn các cuộc chuyển nhượng quốc tế đối với cầu thủ dưới 18 tuổi (Kakuta tới Chelsea khi mới 15). Các LĐBĐ từng nước, đại diện các CLB và những giải đấu lớn đã đồng ý về nguyên tắc. Vụ kiện cáo giữa Chelsea, Lens và Kakuta có lẽ sẽ còn kéo dài, nhưng FIFA chắc chắn đã làm rõ quan điểm của họ với vấn đề này.
Hình ảnh cụ bà Nguyễn Thị Huynh (thường gọi là cụ Tứ), ở thôn Nam Quang, xã Thạch Trung, thành phố Hà Tĩnh, đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" khi xuất hiện trong một đoạn video chơi pickleball ở độ tuổi U100.
Người đẹp sinh năm 1994 đã chia sẻ một mong muốn đặc biệt: trở thành nhà tài trợ cho các giải đấu pickleball để góp phần phát triển bộ môn thể thao này tại Việt Nam.
Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 25/2/2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết các lịch thi đấu bóng chuyền trong và ngoài nước diễn ra ngày hôm nay
Toni Nadal đã công khai bày tỏ sự ủng hộ dành cho Jannik Sinner sau khi tay vợt người Ý bị cấm thi đấu ba tháng vì liên quan đến cáo buộc doping. Sự việc này đã gây ra nhiều tranh luận trong giới quần vợt, với nhiều ý kiến trái chiều từ các tay vợt và chuyên gia.
Ngày 25-2, đại diện bộ môn thể dục (Cục TDTT) cho biết vận động viên (VĐV) Nguyễn Văn Khánh Phong đã chính thức giành một suất tham dự giải Thể dục dụng cụ (TDDC) vô địch thế giới 2025.
Giải đấu OFI National Selection Cup tại Uruguay cuối tuần qua đã chứng kiến một cảnh tượng hỗn loạn khi một cầu thủ bị truất quyền thi đấu vì cú đấm hạ knock-out đối thủ ngay trên sân.
Đội tuyển U22 Việt Nam sẽ tập trung trở lại vào ngày 10/3 tới tại Trung tâm Đào tạo Bóng đá Trẻ Việt Nam để chuẩn bị cho giải đấu tập huấn tại Trung Quốc, hướng tới SEA Games 33.
Giải Cống Hiến 2025 đang ở giai đoạn "nước rút" để tìm ra những chủ nhân xứng đáng cho các hạng mục. Hãy khám phá những chuỗi chương trình nổi bật trong hạng mục Chuỗi chương trình của năm tại Giải Cống Hiến 2025.
Giải Cống Hiến lần 19 – 2025 đã chính thức mở cổng bình chọn từ ngày 13/2/2025, và những cái tên nổi bật trong hạng mục Nhà sản xuất của năm đang thu hút sự chú ý mạnh mẽ từ công chúng và giới chuyên môn.
Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố khởi động mùa Giải Cống hiến mới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại Hồ sơ Đề cử Âm nhạc Cống hiến lần thứ 19 – 2025, hạng mục Nữ ca sĩ của Năm.
Báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) đã công bố khởi động mùa Giải Cống hiến mới. Chúng ta hãy cùng nhìn lại Hồ sơ Đề cử Âm nhạc Cống hiến lần thứ 19 – 2025, hạng mục Nam ca sĩ của Năm.
Hạng mục Nghệ sĩ mới của năm tại Giải Cống Hiến vinh danh những tài năng mới, những làn gió tươi mới mang đến sức sống và sự sáng tạo cho nền âm nhạc Việt Nam.
Hạng mục Music Video của năm luôn là một trong những điểm nhấn quan trọng tại Giải Cống Hiến. Năm nay, Ban Tổ Chức đã công bố 5 đề cử chính thức, mang đến cho khán giả những tác phẩm âm nhạc độc đáo, sáng tạo và đầy cảm xúc.