18/10/2023 21:32 GMT+7 | Văn hoá
Các nội dung chính trong chuỗi sự kiện này gồm có phần Lễ, phần Hội và các hoạt động thương mại. Trong đó, phần lễ có chủ đề Cội nguồn văn hóa làng nghề, gắn với nghi thức truyền thống rước tổ nghề ghi ơn thành hoàng A Lã Đê Nương có công gây dựng quê hương và truyền dạy dân làng Vạn Phúc nghề dệt lụa tơ tằm, diễn ra vào sáng 29/10.
Phần Hội của chương trình có điểm nhấn là lễ đón Bằng công nhận Di sản văn hóa Phi vật thể Quốc gia cho nghề dệt Vạn Phúc và Bằng công nhận điểm đến du lịch Thủ đô tại làng Vạn Phúc vào tối 26/10. Bên cạnh đó là nhiều hoạt động văn hóa trong thời gian diễn ra chương trình như: Tổ chức các trò chơi dân gian, trình diễn áo dài nhí, văn nghệ quần chúng với các bài hát văn, hầu đồng, ca trù, quan họ, chèo; Hội thi vẽ tranh; Hội chợ quê.
Đặc biệt, các hoạt động thương mại quảng bá làng nghề với chủ đề Vạn Phúc phố nghề sẽ diễn ra xuyên suốt trong Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023 và tại nhiều nơi trên địa bàn phường như: Phố Lụa, phố ẩm thực, cầu Am, phố hoa sinh vật cảnh, phố đồ cổ đồ xưa… với điểm nhấn là cuộc thi sản phẩm mẫu mã lụa Vạn Phúc làng nghề tiêu biểu năm 2023 và trao giải cho những sản phẩm xuất sắc; trình diễn chương trình áo dài Duyên dáng Lụa Hà Đông, tổ chức giao lưu thương mại các làng nghề truyền thống với các gian hàng giới thiệu và bán sản phẩm của làng nghề truyền thống Hà Nội, tái hiện một số công đoạn sản xuất của làng nghề.
Theo ông Nguyễn Văn Dự, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Vạn Phúc, Trưởng ban tổ chức Tuần văn hóa du lịch thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2023, trong 2 năm gần đây, làng nghề lụa Vạn Phúc đã kết nối được thêm một số tour du lịch mới và có lượng khách du lịch tăng khá mạnh. Thực tế, ngoài tham quan làng nghề, du khách tới đây còn có thể tham quan di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; tham quan dệt lụa, ghép tranh từ vải lụa của HTX Vụn ART.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất