CK ngày 14/4: VN-Index có dấu hiệu điều chỉnh?

14/04/2009 13:27 GMT+7 | Thế giới

Diễn biến giao dịch sáng nay cho thấy, sức cầu vẫn đang được đẩy lên cao kèm theo một dòng tiền lớn tiếp tục được đổ vào thị trường chứng khoán. Sự khởi sắc của thị trường suốt từ những phiên cuối tuần trước, cùng với chênh lệch giữa lượng đặt mua và chào bán khiến nhiều nhà đầu tư tiếp tục hy vọng giá còn tăng hơn nữa trong vài phiên tới. Một số CTCK đã đưa ra khuyến cáo, cảnh báo nhà đầu tư không nên chạy theo thị trường khi rủi ro tiềm ẩn đang ngày một cao hơn. Tuy nhiên, cũng có không ít báo cáo lại khuyến nghị thị trường sẽ có những phiên điều chỉnh, và đây là cơ hội để nắm giữ cổ phiếu. Liệu phiên giao dịch hôm nay là một phiên như thế?


Kết thúc phiên giao dịch ngày 14/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 347,07 điểm, tăng 7,06 điểm (tương đương tăng 2,08%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 52.768.260 đơn vị, tăng 117,33% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 1276,820 tỷ đồng, tăng 113,20% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 811.389 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 20,45 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 53.579.649 đơn vị (tăng 92,03% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 1297,266 tỷ đồng (tăng 84,29%).

Nếu như hôm qua đồng loạt các mã blue chip được đặt lệnh chào mua giá ATO và giá trần được đẩy vào thị trường với khối lượng đủ sức áp đảo và lôi kéo cổ phiếu đồng loạt tăng giá thì trong phiên giao dịch sáng nay nhà đầu tư đã có phần nào thận trọng hơn. Nhất là sau khi thị trường chứng khoán Mỹ đêm qua và một số thị trường chứng khoán lớn châu Á sáng nay đã có những tín hiệu điều chỉnh.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 4,18 điểm, lên 344,19 điểm (tương đương tăng 1,23%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 11.136.040 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 257,31 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 123 mã tăng giá, 30 mã đứng giá tham chiếu, 27 mã giảm giá và 1 mã không có giao dịch là BBT. Đáng chú ý, trong đó có 61 mã tăng trần, 5 mã giảm sàn là DHG, DTT, NTL, PMS, BAS.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường bất ngờ có dấu hiệu sụt giảm khi chứng kiến lượng cổ phiếu “xả hàng” ồ ạt của một số nhà đầu tư nhạy cảm trước những dao động của thị trường. Đáng chú ý phải kể đến hàng triệu cổ phiếu STB được khớp lệnh ngay trong khoảng 30 phút đầu giao dịch liên tục. Cùng với sự điều chỉnh của một số mã bluechip khác như HAG, PPC, DPM,.. hàng loạt các cổ phiếu nhỏ cũng nhanh chóng giảm điểm khi người mua ngừng lại.

Tuy nhiên, sức cầu ở các mã bluechip dường như vẫn rất lớn. Giao dịch tiếp tục được đẩy lên cao khi nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường này lại có dấu hiệu tăng trở lại giúp chỉ số VN-Index đã nhanh chóng đảo chiều đi lên.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index tăng 7,06 điểm, lên 347,07 điểm (tương đương tăng 2,08%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 49.253.620 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1190,90 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 347,07 điểm, tăng 7,06 điểm (tương đương tăng 2,08%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 52.768.260 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 1276,82 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 118 mã tăng giá, 33 mã giảm giá và 30 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 81 mã tăng trần, 5 mã giảm sàn là BBT, BHS, DTT, LBM, MCP. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 3 mã không còn dư mua là VSG, MCP, DTT.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 8 cổ phiếu tăng giá và 2 mã đứng giá là PVD, VNM. Đáng chú ý, trong đó có 4 mã tăng trần là DPM, FPT, HPG, STB.

Cụ thể, HAG tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,70%), đạt 70.000 đồng. FPT tăng 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,39%), đạt 59.500 đồng. DPM tăng 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,54%), đạt 41.000 đồng. VPL tăng 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,77%), đạt 57.500 đồng. HPG tăng 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,31%), đạt 39.900 đồng. PVF tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,36%), đạt 21.700 đồng. VIC tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,22%), đạt 46.600 đồng.

Hai mã VNM và PVD cùng giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 88.500 đồng/cổ phiếu và 71.000 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý là VNM vừa công bố lợi nhuận trước thuế trong Quý I/2009 đạt 584 tỷ đồng, đạt 35% kế hoạch cả năm.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 10,1 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 19,06% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 21.700 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.000 đồng (tương đương 4,83%).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 36,62% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là NBB, VIS lên các mức giá tương ứng là 31.500 đồng/cổ phiếu và 27.300 đồng/cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 4,76%, mã LBM đóng cửa chỉ còn 14.000 đồng/cổ phiếu (giảm 700 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 194 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TCT là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.500 đồng lên mức 97.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch là 19 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, DHG là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 4.000 đồng xuống còn 113.000 đồng/cổ phiếu, với gần 21 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Tẩt cả 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên sàn Tp.Hồ Chí Minh đều tăng kịch trần. Cụ thể, VFMVF1 tăng 400 đồng (tương đương 4,65%), đạt 9.000 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 200 đồng (tương đương 3,57%), đạt 5.800 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 2,86%), đạt 3.600 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 tăng 200 đồng (tương đương 4,08%), đạt 5.100 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 88 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 3.834.000 đơn vị, bằng 7,27% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, DPM được họ mua vào nhiều nhất với 793.120 đơn vị, chiếm 29,51% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như STB (526.440 đơn vị), HPG (350.470 đơn vị), VFMVF1 (282.830 đơn vị) và PPC (257.000 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VPL (87,03%), TMS (55,73%), BMP (53,90%), PVD (48,55%) và TTP (45,42%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

21.700

1.000

4,83%

10.058.320

DPM

41.000

1.400

3,54%

2.688.060

VFMVF1

9.000

400

4,65%

2.513.300

HPG

39.900

900

2,31%

2.152.950

FPT

59.500

2.500

4,39%

1.910.600

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VIS

27.300

1.300

5,00%

58.430

NBB

31.500

1.500

5,00%

163.690

GMD

37.900

1.800

4,99%

268.980

CII

35.800

1.700

4,99%

221.870

LCG

44.300

2.100

4,98%

37.420

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

LBM

14.000

(700)

-4,76%

194.020

MCP

18.400

(900)

-4,66%

81.740

BHS

14.800

(700)

-4,52%

45.130

TMS

30.100

(1.400)

-4,44%

3.230

BBT

4.500

(200)

-4,26%

22.050

* DPM: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt cuối cùng năm 2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 5%

* HPG: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 3/2008 bằng tiền, với tỷ lệ 10%
 
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm