CK ngày 9/4: Tâm lý dao động, VN-Index không thể tăng điểm

09/04/2009 14:08 GMT+7 | Thế giới

Sau phiên giao dịch điều chỉnh mạnh hôm qua (8/4), nhà đầu tư trên sàn HOSE tiếp tục ồ ạt bán cổ phiếu chốt lời khiến chỉ số VN-Index sáng nay (9/4) không thể phục hồi giống như sàn chứng khoán phía Bắc. Trải qua 4 phiên tăng điểm mạnh trước đó, việc thị trường điều chỉnh khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra khá thận trọng hơn, giao dịch có phần chùng lại. Tuy nhiên, sự dao động mạnh, hết giảm lại tăng trần, của một số mã bluechip trong phiên giao dịch sáng nay cũng đã hình thành những đợt sóng của VN-Index.


Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 311,72 điểm, giảm 2,04 điểm (tương đương giảm 0,65%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 34.560.160 đơn vị, giảm 37,17% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 810,595 tỷ đồng, giảm 34,86% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.018.360 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 40,25 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 35.578.520 đơn vị (giảm 35,58% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 850,849 tỷ đồng (giảm 31,94%).

Ngày 8/4, chứng khoán Mỹ đã khởi sắc trở lại sau hai ngày mất điểm nhờ tin Chính phủ nước này có thể sẽ bơm vốn cho các hãng bảo hiểm. Chỉ số Dow Jones tăng 47,55 điểm, tương đương 0,61%, chốt ở mức 7.837,11. Các chỉ số Nasdaq hay S&P 500 cũng tăng được trên 1,8% giá trị. Những thông tin này đã phần nào đem lại ảnh hưởng tích cực cho nhà đầu tư trong đợt mở cửa khớp lệnh định kỳ.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 2,97 điểm, lên 316,73 điểm (tương đương tăng 0,95%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 5.386.750 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 128,54 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 79 mã tăng giá, 51 mã đứng giá tham chiếu, 49 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, SDN. Đáng chú ý, trong đó có 21 mã tăng trần, 6 mã giảm sàn là BTC, IFS, SAV, TRI, VTA, VTC.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/04/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 311,72 điểm, giảm 2,04 điểm (tương đương giảm 0,65%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 34.560.160 đơn vị, giảm 37,17% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 810,595 tỷ đồng, giảm 34,86% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 1.018.360 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 40,25 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 35.578.520 đơn vị (giảm 35,58% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 850,849 tỷ đồng (giảm 31,94%).

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, tâm lý hưng phấn của nhà đầu tư đã chững lại khi lực bán tăng mạnh, kéo thị trường lại đảo chiều đi xuống khá nhanh. Mặc dù một số mã bluechip có biến động lớn, nhất là các mã như SSI hay SAM nhận được sự hỗ trợ lớn kéo giá lên trần khiến thị trường lại có những phút đảo chiều. Tuy nhiên, sức bật của thị trường vẫn còn khá yếu khi nhiều mã cổ phiếu nhỏ khác không hưởng ứng khi đà tăng đã hết nên VN-Index không thể tạo được sự đột biến trong phiên này.

Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 2,42 điểm, xuống 311,34 điểm (tương đương giảm 0,77%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 30.719.300 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 721,10 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 311,72 điểm, giảm 2,04 điểm (tương đương giảm 0,65%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 34.560.160 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 810,60 tỷ đồng.

Trong tổng số 181 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 57 mã tăng giá, 89 mã giảm giá, 34 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 21 mã tăng trần, 18 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là SDN. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử có tới 11 mã không còn dư mua.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 2 cổ phiếu tăng giá, 6 cổ phiếu giảm giá, 2 mã đứng giá. Đáng chú ý, trong đó có 1 mã giảm sàn là VPL và 1 mã tăng trần là HAG.

Cụ thể, HAG là mã duy nhất tăng kịch trần 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,24%), đạt 61.500 đồng.

Mã STB tăng 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,16%), đạt 18.900 đồng. Đây cũng là cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường với gần 3,9 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 11,21% tổng khối lượng toàn thị trường). Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 33,10% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Hai mã HPG và FPT cùng giữ nguyên mức giá tham chiếu tương ứng là 35.500 đồng/cổ phiếu và 52.000 đồng/cổ phiếu.

Còn lại, DPM giảm 200 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,55%), còn 36.000 đồng. VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,61%), còn 82.000 đồng. PVF giảm 900 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,46%), còn 19.300 đồng. PVD giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,52%), còn 65.000 đồng. VIC giảm 2.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,52%), còn 42.200 đồng. VPL giảm kịch sàn 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,63%), còn 51.500 đồng.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là NBB với mức tăng 5,00% lên 27.300 đồng (tăng 1.300 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 298 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5,45%, mã RAL đóng cửa chỉ còn 19.100 đồng/cổ phiếu (giảm 1.100 đồng), tổng khối lượng giao dịch gần 51 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì HAG, SGH là 2 cổ phiếu cùng tăng giá mạnh nhất với mức tăng 2.500 đồng/cổ phiếu lên mức giá tương ứng là 61.500 đồng và 68.000 đồng. Ngược lại, DHG là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 5.000 đồng xuống còn 107.000 đồng/cổ phiếu, với 7.600 cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá trần và 3 mã đứng giá. Cụ thể, MAFPF1 tăng 100 đồng (tương đương 3,12%), đạt 3.300 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 7.900 đồng/chứng chỉ quỹ; VFMVF4 là 5.200 đồng/chứng chỉ quỹ và PRUBF1 là 4.500 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 73 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 581.380 đơn vị, bằng 1,68% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, STB được họ mua vào nhiều nhất với 76.490 đơn vị, chiếm 1,97% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như FPT (53.510 đơn vị), PVD (47.530 đơn vị), TPC (42.600 đơn vị) và VHC (38.390 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VHC (99,48%), CLC (87,72%), BTC (81,54%), IFS (39,96%) và HBD (38,17%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

18.900

400

2,16%

3.873.960

SSI

36.500

1.700

4,89%

2.281.740

SAM

19.000

900

4,97%

2.184.060

REE

31.400

1.300

4,32%

1.762.760

ITA

32.400

-

0,00%

1.338.260

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

NBB

27.300

1.300

5,00%

298.310

TRA

48.600

2.300

4,97%

87.520

SAM

19.000

900

4,97%

2.184.060

DDM

10.700

500

4,90%

58.640

HTV

10.700

500

4,90%

62.150

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

RAL

19.100

(1.100)

-5,45%

50.720

BTC

20.900

(1.100)

-5,00%

650

PIT

15.200

(800)

-5,00%

49.960

NKD

17.200

(900)

-4,97%

262.560

LBM

13.400

(700)

-4,96%

198.660

* RAL: Ngày giao dịch không hưởng quyền nhận cổ tức đợt 2/2008 bằng tiền mặt, với tỷ lệ 12%

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm