(Thethaovanhoa.vn) - Đây là một phát hiện mới nhất sau khi tiến hành khảo cổ thành Cổ Loa (huyện Đông Anh, Hà Nội) được công bố tại Hội nghị báo cáo kết quả nghiên cứu thành Cổ Loa từ năm 2007 đến nay do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long- Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học Việt Nam tổ chức ngày 3/12.
Theo Tiến sĩ Trịnh Hoàng Hiệp, Viện Khảo cổ học, dạng thành lũy này hình thành sớm hơn thành Cổ Loa nằm bên dưới thành Trung thuộc văn hóa cư dân Đông Sơn. Hình thái cụ thể, chiều rộng- dài của thành lũy chưa được xác định rõ. Như vậy, có thể khẳng định, thành Cổ Loa do vua An Dương Vương đắp đã kế thừa tòa thành có trước đó. Thành do vua An Dương Vương đắp có quy mô to lớn gấp nhiều lần, khối lượng công việc tương ứng với một chế độ xã hội cao cấp dạng nhà nước sơ khai.
Cũng theo kết quả nghiên cứu 3 vòng thành, các nhà khảo cổ học phát hiện kỹ thuật đắp thành Nội và Ụ hỏa hồi phía đông bắc thành Nội hoàn toàn khác với kỹ thuật đắp thành Ngoại, thành Trung , khu vọng gác; xuất lộ gốm Đông Sơn, đồ sắt và di tích bếp lửa nằm dưới lũy thành Trung.
Lễ rước kiệu, lễ vật vào đền thờ An Dương Vương trong ngày hội Cổ Loa. Ảnh: Quý Trung - TTXVN
Cụ thể, kỹ thuật đắp thành Nội và Ụ hỏa hồi cho thấy các lớp đất đắp ở các giai đoạn khác nhau đều có tính thống nhất. Đó là tạo mặt phẳng chứ không đắp đất thành hình vòng cung và không có hiện tượng cắt đất như kỹ thuật đắp thành Trung.
Vật liệu được sử dụng để đắp thành lũy được khai thác từ hào nằm bên ngoài thành. Thông qua địa tầng thành cho thấy thành có cột địa tầng đảo ngược so với hào. Phần lớn bức tường thành đất được xây dựng liên tục trong một khoảng thời gian tương đối nhanh. Sự kết hợp của các đồ tạo tác, tương phản kỹ thuật xây dựng và niên đại các bon phóng xạ cho thấy đa số các lũy được xây dựng bởi một xã hội địa phương bản địa.
Kết quả khai quật thành Trung cho thấy lần đắp thứ 5 (giai đoạn 3) và giai đoạn đắp thêm lần thứ 2 ở phía Bắc, phía Nam thành Ngoại bước đầu khẳng định thời Lê Sơ.
Với nguồn tư liệu khảo cổ học và cổ sử, có thể khẳng định thành Cổ Loa là tòa thành đất sớm nhất, quy mô to lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á do vua An Dương Vương đắp vào thế kỷ thứ 3- 2 trước Công nguyên. Đây là tòa thành vừa bảo vệ kinh đô, bảo vệ nhà vua và hoàng gia, vừa là căn cứ phòng thủ chắc chắn.
Tại hội nghị, các nhà khoa học cho rằng, kết quả nghiên cứu về thành Cổ Loa có một bước tiến về phương pháp khai quật, phương pháp nghiên cứu. Tuy nhiên nhiều vấn đề cần làm rõ về các giai đoạn đắp thành; làm rõ thêm di vật ngói, gốm thuộc thời kỳ nào của văn hóa Đông Sơn; cần kết hợp phương pháp luận giữa địa tầng, di vật và niên đại.
Giáo sư Hán Văn Khẩn cho rằng: “Cuộc khai quật mang lại nhiều kết quả nhưng việc xác định thời kỳ không thể căn cứ vào lớp địa tầng vì mỗi thời kỳ có thể có nhiều lớp địa tầng và cần kết hợp với các di vật”.
Kết quả nghiên cứu cũng giải đáp những băn khoăn dấu tích nào của vua An Dương Vương, dấu tích nào của nhà Hán và cũng rõ hơn những dấu tích của An Dương Vương được kế thừa từ văn hóa, tập quán của nhà Hán. Một số ý kiến cũng cho rằng, nghiên cứu thành hào Cổ Loa cần mở rộng thêm trên cả thành và dưới mặt nước.
Từ kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học kiến nghị lựa chọn một khu tiêu biểu nhất của di tích Cổ Loa còn để lại những di tích tiêu biểu và đặc trưng nhất của thành Cổ Loa để nghiên cứu, phục hồi và trên cơ sở đó giúp du khách trong và ngoài nước có thể nhận diện toàn bộ di tích. Tiến hành khai quật lũy phía Tây Nam thành Ngoại, lũy phía Tây Nam thành Trung, lũy và Ụ hỏa hồi phía Tây Nam thành Nội và hào thành Ngoại.
Sau khi kết thúc sẽ làm mái che bảo vệ di tích giới thiệu đến khách tham quan. Giáo sư-Tiến sỹ khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa Quốc gia cũng kiến nghị: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản là trách nhiệm của địa phương nhưng cũng là trách nhiệm của các nhà di sản và cần có quy hoạch khảo cổ học để bảo vệ tốt di sản.
Từ miền núi cao tới vùng biển xanh, các lễ hội văn hoá - du lịch - ẩm thực diễn ra nhằm đón du khách trong kỳ nghỉ lễ kéo dài năm ngày từ 30/4 đến hết 4/5.
Tối nay (29/4), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã tổ chức chạy đôi tàu mang tên "Đoàn tàu Thống Nhất", với mong muốn lan toả niềm tự hào dân tộc, tinh thần đoàn kết, sáng tạo, đổi mới của đất nước và các doanh nghiệp Việt chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Công tác chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) tại Thành phố Hồ Chí Minh cơ bản đã hoàn tất
Hoa hậu Võ Cao Kỳ Duyên, Nam vương Hà Quang Trung và Á vương Vũ Linh được mời đảm nhận vai trò Đại sứ du lịch, đồng hành cùng chuỗi sự kiện diễn ra từ ngày 30/4 đến 4/5 tại tỉnh Ninh Thuận.
Fashion show "Tinh hoa Kinh Bắc x NTK Thạch Linh" thu hút sự tham gia của hơn 10.000 khán giả. Show diễn nằm trong dự án tôn vinh vẻ đẹp văn hóa dân tộc và quảng bá du lịch thông qua thời trang được NTK Thạch Linh khởi xướng và tổ chức từ năm 2023 tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước.
15 năm kể từ khi phát hành album "Bộ đội" – dự án rock hóa nhạc đỏ đầu tiên tại Việt Nam, Thái Thùy Linh chính thức trở lại sân khấu với minishow đặc biệt mang tên "Linh Bộ đội".
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị có liên quan đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đặc biệt có chủ đề: "Mùa Xuân thống nhất".
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) đã huy động sự tham gia của tất cả đơn vị thông tin, các cơ quan thường trú trong và ngoài nước cùng tham gia thực hiện tuyến thông tin về các hoạt động kỷ niệm.
Theo truyền thông Anh, Chelsea đang chuẩn bị bước vào cuộc đua chuyển nhượng với Real Madrid để giành chữ ký của Tomas Araujo, tài năng trẻ đang lên của Benfica.
Huyền thoại quần vợt Rafael Nadal mới đây chia rằng anh hoàn toàn tin tưởng tay vợt số 1 thế giới Jannik Sinner vô tội, trong bối cảnh tay vợt người Ý chuẩn bị trở lại thi đấu sau án phạt cấm thi đấu vì doping.
Trước trận bán kết lượt đi Champions League gặp Inter Milan, HLV Hansi Flick kỳ vọng Barca sẽ thể hiện bộ mặt khác so với trận chung kết Cúp Nhà vua Tây Ban Nha vừa qua, cả về lối chơi lẫn tinh thần thi đấu.
Khai mạc chiều 29-4 tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, triển lãm mang tên "Chân dung Quốc Thái", giới thiệu hơn 150 tác phẩm, như tổng kết cuộc đời sáng tác nghệ thuật của cố họa sĩ từ năm 1968 đến trước khi ông mất năm 2020.
Thời khắc 11h30 trưa ngày 30-4-1974 là ký ức không thể nào quên, không chỉ với những chiến sĩ quân giải phóng có mặt tại Dinh Độc Lập, mà cả với những người chiến đấu trên từng mặt trận, đóng góp vào mùa xuân đại thắng năm 1975!.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tối 29/4/2025, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng đồng chí Lãnh đạo, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bạn bè quốc tế dự Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Mùa Xuân thống nhất".
Trong bài viết "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một" (ngày 27/4), Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: "Khát vọng về một Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, tự do là ngọn lửa thiêng hun đúc tinh thần dân tộc suốt hàng nghìn năm lịch sử".
Liên đoàn Bóng chuyền châu Á (AVC) mới đây đã chính thức công bố danh sách 7 đội tuyển đầu tiên đủ điều kiện tham dự AVC Nations Cup 2025, trong đó có đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam.
Tối 29/4/2025, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Đài Phát thanh – Truyền hình Khánh Hòa tổ chức chương trình chính luận nghệ thuật mang chủ đề "Sức sống Trường Sa".
Tháng 4-5/2025, khán giả sẽ có cơ hội thưởng thức những thước phim đặc biệt nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tại một số bến xe khách và các tuyến đường cửa ngõ Thủ đô, mật độ giao thông tăng cao. Một số tuyến đường ùn tắc kéo dài theo chiều từ nội đô đi các tỉnh, thành phố.