"Đèn Hoa Kỳ" và "thịt kho Tàu", 2 từ này có liên quan gì với nhau đâu nhỉ? Một cái (đèn) là dụng cụ thắp sáng, cái còn lại là món thịt kho quen thuộc vẫn có trong bữa ăn của nhiều gia đình.
Trên mạng, có người nhắc đến từ "bao sái" và dẫn như sau: Tra Từ điển Khai Trí Tiến Đức: Không có. Tra Từ điển tiếng Việt (Viện Ngôn ngữ học, 2006): Không có. Tra Google, thấy nhắc đến mấy cụm từ: Cách tỉa chân nhang khi bao sái bàn thờ; Bao sái bàn thờ vào những ngày này gia chủ sẽ nhận được nhiều tài lộc…
"Thiếu tháng Giêng mất khoai, thiếu tháng Hai mất cà". Tháng Giêng nói trong câu tục ngữ này là tháng Giêng tính theo Âm lịch, là tháng đầu tiên trong năm với rất nhiều sự kiện, nhiều lễ hội mùa Xuân (trong đó có Tết Nguyên đán, Tết Nguyên tiêu).
Sáng mùng 4 Tết Giáp Thìn, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao huyện Quốc Oai (Hà Nội) có phát chương trình về Tiếng làng. Tiếng làng ở đây là tiếng của một làng quê trong huyện.
Năm 2023 (Quý Mão) đã hết, Tết Giáp Thìn đã đến. Mở cửa ra ta gặp Tháng Giêng. Tháng Giêng đâu chỉ là "tháng ăn chơi" hay "ăn nghiêng bồ thóc". Là 1 trong 12 tháng của năm, cũng chỉ khoảng 30 ngày, nhưng Tháng Giêng là một tháng rất đặc biệt.
"Em hỏi anh im lặng". Câu thơ này sẽ làm cho mọi người liên tưởng ngay tới bài thơ "Chuyện tình mười năm trước" của Nghiêm Thanh (viết khoảng năm 1971 - 1972 và trong một thời gian dài được cho là của một nhà thơ Nga, có tên Bessonov). Đây là khổ đầu của bài thơ đó:
"Đòn gánh" là cái gì nhỉ? Đó là một cái "đòn dùng để gánh, thường làm bằng một đoạn tre chẻ đôi hoặc một thanh gỗ đẽo bẹt, 2 đầu có mấu để giữ đầu quang" (Từ điển tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020).
"Mười con heo" (tức mười con lợn), ngày xưa (và cả bây giờ nữa) là một tài sản lớn. Vậy mà chuyện ai đó lấy vợ sẽ khó được yên tâm, không được trọn vẹn, thậm chí hôn nhân không có giá trị, nếu không nộp cheo kèm theo.
Đấy là một đoạn thông tin quảng cáo bán căn hộ ở một khu đô thị mới (hoặc đang xây dựng) thường xuyên xuất hiện trên phương tiện thông tin, mạng xã hội, khi mà nhu cầu về nhà ở của dân chúng đang tăng cao vào dịp cuối năm.
Khi nhắc đến từ này, có lẽ rất nhiều người sẽ nghĩ đến bài thơ "Bầm ơi!" nổi tiếng của nhà thơ Tố Hữu, với những câu mở đầu: "Bầm ơi có rét không bầm/ Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn/ Bầm ra ruộng cấy bầm run/ Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non".
"Chú" và "mày" là 2 từ thường dùng trong tiếng Việt. Trong quan hệ gia tộc,"chú" là em trai của cha và cũng có thể dùng như một đại từ xưng gọi (với người đàn ông đáng tuổi bậc cha chú mình).
Hep-pi bơc-đây tu iu (Happy birthday to you) là một câu tiếng Anh (có nghĩa là "Chúc mừng sinh nhật bạn") và cũng là lời bài hát (được cho là của tác giả Irving Berlin) hiện nay đã trở thành bài hát quen thuộc trong các buổi mừng sinh nhật.
Gần đây, trên một tờ báo điện tử có đưa các câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu độc giả lựa chọn một đáp án (được coi là đúng) cho những biến thể thành ngữ (thường là 2). Thí dụ, câu hỏi: "Theo bạn, đâu mới là thành ngữ đúng: 1. Râu ông nọ cắm cằm bà kia; 2. Dâu ông nọ chăn tằm bà kia".
"Đầu lòng hai ả tố nga/ Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân", đây là một cặp lục bát trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du. Hai câu quen thuộc đến mức đã đi vào tiềm thức những ai đọc Kiều, yêu Kiều và được mặc nhiên thừa nhận, không có gì phải bàn cãi về cách hiểu.
Đây là một câu hỏi chính danh (câu mà người hỏi đang cần tìm một thông tin thiếu hụt mà người hỏi nghĩ rằng người nghe sẽ đáp ứng) chứ không phải là câu hỏi tu từ (hỏi để tạo ra một nội dung ngữ nghĩa khác).