28/11/2023 20:38 GMT+7 | Bóng đá Anh
Không thể nói rằng chúng ta không được cảnh báo. "Hương vị" đầu tiên của thời gian bù giờ kéo dài xuất hiện lần đầu tiên ở World Cup 2022 khi FIFA chuyển sang tính thời gian thi đấu hiệu quả và mùa giải này, điều đó đã ảnh hưởng đến các trận đấu ở cấp CLB.
Ở Qatar, thời gian bù giờ trung bình - tổng thời gian thi đấu trên 90 phút quy định cho cả hai hiệp - là 10:11 (10 phút 11 giây), so với 6:30 ở Nga năm 2018. Mức tăng 56,67% đó một phần là do sự gia tăng số người thay thế trong một trận đấu từ 6 lên 10, nhưng cũng là nỗ lực của FIFA nhằm mang đến cho người hâm mộ nhiều bóng đá hơn bằng tiền của họ. Vậy vấn đề ở đâu?
Lỗi của VAR?
VAR đã được giới thiệu vào những thời điểm khác nhau ở 5 giải đấu lớn của châu Âu, vì vậy, chúng ta đã xem xét 3 mùa giải trước khi nó được giới thiệu và các mùa giải sau đó (không bao gồm mùa giải này) - và chỉ số thật bất ngờ.
Mặc dù mọi bàn thắng đều cần được VAR kiểm tra và những khoảng thời gian dừng trận đấu kéo dài trong khi sử dụng công nghệ việt vị, thời gian bù giờ chỉ tăng khiêm tốn sau khi áp dụng VAR. Chỉ có La Liga, ở 2:43, có mức tăng đáng kể, thấp nhất là 1:04 ở Premier League.
Tuy nhiên, hầu hết các giải đấu đều chứng kiến thời gian thi đấu hiệu quả tăng lên trong các mùa giải sau khi áp dụng VAR. Ligue 1 chứng kiến thời gian thi đấu tăng lên 3:02, trong khi thời gian bù giờ chỉ tăng 1:07. Ở La Liga, thời gian hiệu quả tăng lên 2:24 trong các mùa giải có VAR.
Chỉ có Bundesliga bị mất thời gian bóng trong thi đấu sau VAR. Mặc dù thời gian bù giờ tăng thêm 1:38 nhưng thời gian thi đấu trung bình lại giảm 24 giây.
Sự điều chỉnh đã ảnh hưởng đến thời gian trong mùa giải này như thế nào?
Pierluigi Collina, trưởng bộ phận trọng tài của FIFA, muốn bù đắp thời gian đã mất do thay người, ăn mừng bàn thắng, chấn thương và câu giờ... Bây giờ chúng ta có thể đưa ra một số kết luận ban đầu về tác động của nó.
Về điều này, chúng ta nên xem xét thời gian bóng trong cuộc trung bình và thời gian dừng bóng trong 3 mùa giải trước (2020-21, 2021-22 và 2022-23) và so sánh với những gì chúng ta đã thấy trong 1/3 mùa giải này. Thời gian bù giờ đã tăng lên một cách dễ hiểu ở tất cả các giải đấu, trong đó La Liga chứng kiến mức tăng lớn nhất là 4:10. Sự thay đổi về thời gian bù giờ trung bình của La Liga trong những mùa giải gần đây rất đáng kể - từ 4:11 trước VAR, đến 7:15 trong 3 mùa giải trước và giờ lên đến 11:25 với luật thi đấu mới.
Chỉ có Premier League, ở 11:35, có tỉ lệ bổ sung đúng giờ trung bình cao hơn La Liga. Vào đầu mùa giải, Howard Webb, giám đốc trọng tài ở Anh, cho biết ông kì vọng mức tăng thời gian cộng thêm hằng năm từ 3:23 đến 11:49.
Trong khi đó, Serie A ở 2:35 có sự thay đổi nhỏ nhất ở thời gian bù giờ.
Giải đấu nào thành công nhất?
Tất cả đều nhằm mục đích đưa bóng ra sân lâu hơn, vì vậy bài kiểm tra thực sự chính là thời gian thi đấu hiệu quả.
Premier League có thể có nhiều thời gian bù giờ nhất, nhưng phần lớn trong số đó bóng trong cuộc - mức tăng 3:05 là cao nhất cho đến nay, không có giải đấu nào khác có thể cộng thêm nhiều hơn 1:52 (Bundesliga). Ở 58:32, Premier League đang đạt mục tiêu bóng trong cuộc 58 phút do Webb đặt ra vào mùa hè và đã chiếm vị trí của Ligue 1 về thời gian thi đấu hiệu quả cao nhất trong số các giải đấu hàng đầu.
So sánh với La Liga, giải đấu đã thêm 4:10 vào các trận đấu nhưng chỉ có 1:26 thời gian thi đấu. Giải đấu hàng đầu của Tây Ban Nha vẫn có trận đấu diễn ra dưới 55 phút, tệ nhất trong số 5 giải đấu hàng đầu với 90 giây. Với việc Serie A có thời gian bù giờ tăng ít hơn, có thể hiểu rằng thời gian bóng trong cuộc cũng chỉ tăng lên 48 giây.
Mang lại nhiều bàn thắng muộn hơn?
Premier League và La Liga, với sự gia tăng lớn nhất về thời gian bù giờ, đều chứng kiến sự gia tăng đáng kể về số bàn thắng muộn.
Bóng đá Anh đã chứng kiến 38 bàn thắng ở những phút bù giờ trong 12 vòng đấu đầu và dường như chắc chắn sẽ phá vỡ những kỉ lục gần đây. Thật vậy, nó đang trên đà tăng 114% - từ mức trung bình 56 bàn trong 3 mùa trước lên 120 bàn trong mùa giải này.
Trên thực tế, 10,3% tổng số bàn thắng ghi được ở Premier League (38) đến sau phút 90, xếp sau là La Liga (8,45%) và Serie A (8,20%). 16 bàn thắng trong số đó đã thay đổi kết quả, với kết quả của 2 trận đấu đã thay đổi trước đợt FIFA Days tháng này. Wolves ghi 2 bàn sau phút 90 để đánh bại Tottenham 2-1, trong khi Chelsea được hưởng phạt đền ở trận hòa 4-4 trên sân nhà trước Man City.
La Liga có ít bàn thắng muộn hơn một chút, 31 bàn, nhưng có đến 65% bàn thắng thay đổi kết quả. Ngược lại với Đức, nước có số bàn thắng muộn giảm, 17, dù thời gian đã tăng lên. Còn Serie A cũng đang sa sút so với mức trung bình gần đây nhưng giải đấu vẫn có tỉ lệ bàn thắng ở phút bù giờ cao trong mùa này, 25, trong khi Ligue 1 chỉ có 15 bàn.
Các CLB lớn ở Premier League hưởng lợi?
Việc chuyển từ 3 cầu thủ dự bị lên 5 cầu thủ do ảnh hưởng của Covid-19 được cho là mang lại lợi thế cho các CLB lớn hơn với đội hình có chiều sâu hơn.
Xét cho cùng, nếu anh có thể đưa một cầu thủ trị giá 100 triệu bảng vào sân từ băng ghế dự bị trong lần thay đổi thứ 4 hoặc thứ 5, thì điều đó phải có lợi hơn so với một cầu thủ đội trẻ chưa được thử sức.
Ở Premier League, trong số 38 bàn thắng trong thời gian bù giờ, 18 (47,36%) được ghi bởi các CLB trong nhóm "Big Six". Điều đáng nói hơn là bàn thắng trong thời gian bù giờ làm thay đổi kết quả. Trong số 16 trận, 10 trận (62,5%) đã được Big Six ghi bàn - mặc dù 3 trong số đó là trận đấu với các đội bóng trong Big Six.
Trong 3 mùa giải qua, Big Six đã ghi trung bình 10,33 bàn thắng ở thời gian bù giờ làm thay đổi kết quả ở 38 vòng đấu. Con số đó gần như đã bị vượt qua mùa giải này chỉ sau 12 vòng đấu.
Còn các giải đấu châu Âu?
Thật khó tin là ở Italy chỉ có một bàn thắng làm thay đổi kết quả được ghi bởi 4 đội bóng lớn nhất - bàn thắng ấn định chiến thắng ở phút 97 của Andrea Cambiaso cho Juventus trước Hellas Verona. Điều đó nói lên rằng, cho đến khi bàn thắng của Viktor Kovalenko cho Empoli vào lưới Napoli, không một đội nào trong 4 đội bóng đó bị mất điểm.
Ở Tây Ban Nha, nơi có 20 bàn thắng muộn làm thay đổi kết quả, chỉ có 3 bàn được ghi bởi Atletico Madrid (0), Barcelona (1) và Real Madrid (2) – và một trong số đó là bàn thắng của Jude Bellingham trong trận El Clasico.
13 đội bóng của La Liga đã giành được điểm trong thời gian bù giờ, so với 10 đội bóng ở Premier League, trong đó Rayo Vallecano và Las Palmas là những đội thành công nhất với 3 bàn thắng.
Cả Bayern Munich hay Dortmund của Bundesliga đều không cần bàn thắng muộn để giành điểm, PSG tại Ligue 1 cũng vậy. Và Ligue 1 cho thấy tỉ lệ bàn thắng muộn quyết định trận đấu giảm xuống, nhưng giải đấu hiện giảm xuống còn 18 đội nên ít trận đấu hơn.
Những trận đấu dài nhất Premier League mùa này
Fulham 3-1 Sheffield United - 113:54
Chấn thương nghiêm trọng của một cầu thủ Sheffield United là nguyên nhân khiến hiệp 1 kéo dài suốt 14 phút, và Fulham ghi bàn thắng thứ 3 vào phút bù giờ.
Aston Villa 3-1 Crystal Palace - 112:02
Villa thắng trận với 2 bàn thắng ở phút bù giờ.
Tottenham 1-4 Chelsea - 111:15
VAR, thẻ đỏ và chấn thương, sẽ không có gì ngạc nhiên khi trận gặp nhau tháng 11 này giữa đội bóng thành London nằm trong danh sách. Chelsea ghi 2 bàn trong thời gian bù giờ để ấn định chiến thắng.
Tottenham 2-1 Sheffield United - 109:15
Cả 3 bàn thắng của trận đấu đều đến trong thời gian bù giờ.
Aston Villa 4-0 Everton - 108:03
Một trận đấu khác diễn ra vào đầu mùa giải và là trận duy nhất không có bàn thắng nào sau 90 phút.
Mạnh Hào
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất