Ý kiến của Hội đồng Duyệt phim lần 2 là kiến nghị không phát sóng bộ phim trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Đài truyền hình nào phát sóng thì tự chịu trách nhiệm với công chúng về chất lượng của bộ phim
Ngày 25 và 26-9, Hội đồng Duyệt phim Quốc gia mở rộng (do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thành lập) đã tổ chức thẩm định lại bộ phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (19 tập).
Đây là bản phim đã được đơn vị sản xuất (Công ty Trường Thành) sửa chữa sau khi tiếp thu yêu cầu của Hội đồng Duyệt phim Quốc gia trong lần duyệt thứ nhất cách đây chưa lâu. Kết quả, ý kiến của phía thẩm định cho rằng bộ phim không phù hợp phát sóng trong dịp đại lễ.
Sửa không đạt
Sau lần thẩm định thứ nhất, Hội đồng Duyệt phim Quốc gia yêu cầu đơn vị sản xuất sửa 4 nội dung, như: “Sửa một số lời thoại; sửa một số vấn đề liên quan đến lịch sử; cắt một số cảnh quá quen thuộc của Trung Quốc dễ gây sự hiểu nhầm cho khán giả, như cảnh vua đi lại ở cầu dích dắc trên mặt hồ, một số đại cảnh có đông diễn viên là người Trung Quốc, trang phục Trung Quốc...”.
Tuy nhiên, qua lần trình duyệt thứ hai này cho thấy việc sửa chữa vội vã của đơn vị sản xuất đã khiến hình ảnh và lời thoại trong phim nhiều đoạn không khớp, hình một đằng, thoại một nẻo, có những đoạn khá dài, các nhân vật đối thoại nhưng phim lại không có tiếng (toàn bộ tập 10).
Chu Tước - một địa danh không có thật trong lịch sử mà bộ phim đưa vào trong sự kiện Lê Hoàn đánh quân Tống - đã được sửa thành ải Chi Lăng. Tuy nhiên, việc sửa chữa này vẫn không ổn.
Cảnh trong phim Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Ảnh: C.T.V
Bởi, theo sử liệu ghi chép, trong cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ nhất, quân Tống đánh sang VN theo 2 đường bộ và thủy. Đường bộ, quân ta chặn đánh ở ải Chi Lăng; đường thủy, quân ta chặn đánh ở sông Bạch Đằng.
Hai đội quân này không gặp được nhau, thế yếu phải rút quân. Hoàn toàn không giống như những gì bộ phim thể hiện là “không cần đánh, quân Tống tự rút”. Dù là phim thì những sự kiện chính của lịch sử phải được tôn trọng.
Mặt khác, tuy tên bộ phim là Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long nhưng chỉ có 1-2 tập phim đề cập chủ đề này, số còn lại phản ánh cuộc tranh giành quyền lực trong các triều đại.
Những cảnh chém giết nhau được mô tả khá kỹ, thể hiện tính dã man, tàn độc của những người tranh ngôi, đoạt vị.
Giáo sư sử học Lê Văn Lan “bị oan”
Cũng phải trách cả những người có trách nhiệm đã tham gia vào bộ phim này với các tư cách và vai trò khác nhau. Tuy nhiên, trong số những người tham gia phim, có tên trên phần giới thiệu (généricque), giáo sư sử học Lê Văn Lan lại là trường hợp “bị oan”.
Được biết, ông không hề tham gia vào phim với tư cách là cố vấn sử học, thậm chí theo cách nói của ông là không hề “dính líu” một chút gì với tư cách này. Đơn vị sản xuất phim đã cố tình đưa tên ông vào phim và ông đã phản ứng điều này với đơn vị sản xuất. Nghe nói, sau khi ông phản đối, đơn vị sản xuất đã gặp ông và muốn ông ký kết một hợp đồng với trách nhiệm này như một sự “hợp pháp hóa” việc ghi tên “đã rồi” trên phim nhưng vị giáo sư này đã từ chối. Và tuyên bố sẽ tiếp tục phản ứng về cách làm không đúng của đơn vị sản xuất phim này.
Tấm lòng không thôi chưa đủ
Nếu để “nhặt sạn” ở bản phim đã sửa thì còn nhiều vô cùng. Tuy nhiên, cảm nhận chung của những ai đã tiếp cận với bản phim sửa này là yếu tố Trung Hoa vẫn đậm đặc ở bối cảnh, trang phục, đạo cụ, những cảnh diễn xuất sử dụng diễn viên quần chúng là người Trung Quốc.
Về điều này, có ý kiến cho rằng việc sử dụng bối cảnh, thuê mượn trang phục (dù ít) của Trung Quốc; sử dụng diễn viên, ê-kíp làm phim Trung Quốc... thì việc phim không thuần Việt (kể cả cách tiến hành câu chuyện, cấu trúc phim, cách trình bày các sự kiện...) là đương nhiên.
Nếu yêu cầu bỏ hết các chi tiết, yếu tố ảnh hưởng Trung Hoa trong phim thì chỉ có... bỏ phim. Trong khi tư nhân bỏ cả đống tiền làm phim, cần phải cân nhắc đến tấm lòng của họ.
Nhưng lại có ý kiến phản bác khi dẫn ra hàng loạt phim đề tài Trung Quốc do nước ngoài làm, như: Hoàng đế cuối cùng (đạo diễn Bernardo Bertolucci), Xích Bích... nhưng vẫn đậm chất Trung Hoa, có chút lai tạp nào đâu?
Vậy thì chỉ có thể lý giải là đơn vị sản xuất Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long thiếu kinh nghiệm về mọi mặt trong lĩnh vực sản xuất phim nên đã không đủ trình độ, bản lĩnh định hướng, giám sát, yêu cầu bắt buộc ê-kíp làm phim giữ cho bộ phim có yếu tố và không khí thuần Việt.
Được biết, ý kiến của phía Hội đồng Duyệt phim là kiến nghị không phát sóng bộ phim trong dịp đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội.
Còn bao giờ phát sóng truyền hình và phát ở đài nào sẽ phụ thuộc vào các đối tác truyền hình của đơn vị sản xuất phim. Khi đó, đơn vị phát sóng sẽ phải lập hội đồng duyệt, yêu cầu sửa chữa theo đề nghị của họ đến mức có thể chấp nhận được và sẽ chịu trách nhiệm trước công luận về chất lượng của bộ phim.
Đại sứ Malaysia tại Việt Nam Dato' Tan Yang Thai đã trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN về nội dung liên quan đến chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Malaysia.
Nhận lời mời của Thủ tướng Anwar Ibrahim và Phu nhân, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 46 cùng các hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur từ ngày 24 - 28/5 tới.
Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, vừa đánh sập đường dây kinh doanh đa cấp có quy mô đặc biệt lớn, với số lượng thành viên gần 200.000 người, trong đó có 107.348 thành viên là người Việt Nam thuộc nhiều tỉnh thành trên toàn quốc, số còn lại là người nước ngoài ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Ngày 23/5, Chính phủ Thái Lan cam kết duy trì ổn định nguồn cung khẩu trang, bộ xét nghiệm nhanh COVID-19 và nước rửa tay sát khuẩn, đồng thời khuyến cáo các nhà cung cấp không đầu cơ giá và tích trữ hàng hóa trong bối cảnh lo ngại về dịch bệnh gia tăng.
Ngày 23/5, để đảm bảo an ninh, an toàn và giao thông thông suốt, phục vụ Lễ Quốc tang đồng chí Trần Đức Lương, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, Công an thành phố Hà Nội thông báo phân luồng giao thông và tổ chức hướng đi cho các phương tiện trong diện tạm cấm, hạn chế.
Chiều 23/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Giang, UBND thị xã Việt Yên phối hợp tổ chức tọa đàm "Bảo tồn, phát huy giá trị quần thể di tích đình, chùa, từ chỉ Thổ Hà, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên gắn với phát triển du lịch".
Chiều 23/5, với 441/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 92,26% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về bổ sung ngân sách chi thường xuyên (nguồn viện trợ không hoàn lại nước ngoài) năm 2025.
Phụ công Lê Thanh Thúy mới đây đã đăng tải bức ảnh cực đẹp để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 30. Nhiều người trầm trồ trước vẻ đẹp của hoa khôi bóng chuyền này.
GIải Vô địch Cầu lông Đồng đội Quốc gia năm 2025 - Tranh cúp Li-Ning - lần thứ IX sẽ chính thức khởi tranh từ ngày 26 - 30/05/2025 tại nhà thi đấu TDTT tỉnh Ninh Bình.
Tiếp tục đà tăng trưởng tích cực năm 2024, năm tháng đầu năm 2025, du lịch Kiên Giang đón trên 5,6 triệu lượt du khách, tăng 26,9% so với cùng kỳ; tổng thu từ du lịch trên 23.000 tỷ đồng.
Chiều 23/5, trên dòng sông Ngô Đồng, Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động (thành phố Hoa Lư), UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức khai mạc Tuần du lịch năm 2025 với chủ đề "Sắc vàng Tam Cốc - Tràng An", thu hút sự tham dự của hàng nghìn người dân và du khách.
Ngày 22/5/2025, hệ thống Y tế Vinmec vừa được vinh danh trong danh sách Top 5 Nơi làm việc xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025 (Best Workplaces™ in Vietnam 2025) do tổ chức Great Place to Work® công bố.
Sáng ngày 23/5, Trung tâm ICS tổ chức sự kiện giới thiệu ấn phẩm dành cho phụ huynh có con thuộc cộng đồng LGBT mang tên "Vẫn là con của mẹ" thu hút đông đảo người tham gia.
Ngày 24/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam sẽ rời Thủ đô Hà Nội lên đường thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 24-28/5 theo lời mời của Thủ tướng Malaysia - nước Chủ tịch ASEAN 2025 Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Giải vô địch điền kinh châu Á 2025 sẽ diễn ra từ ngày 27 đến 31/5 tại Gumi (Hàn Quốc), được xem là cột mốc quan trọng để điền kinh Việt Nam đánh giá năng lực và chuẩn bị cho SEA Games 33 cũng như ASIAD 20.