24/05/2011 08:15 GMT+7 | Văn hoá
(TT&VH) - Với 30 tác phẩm sơn mài, triển lãm Sơn mài Dương Tuấn Kiệt vừa khai mạc tại phòng tranh Tự Do (TP.HCM) và kéo dài đến 21/6/2011.
Sinh năm 1940 tại Long An, học 1 năm dự bị tại Trường Cao đẳng Mỹ thuật Gia Định hồi 1959 thì nghỉ vì hết tiền. Từ đó đến 1975, ông làm họa sĩ quảng cáo trong rạp chiếu bóng và đoàn cải lương, sau 1975 mới bắt đầu vẽ tranh lụa, sơn dầu và sơn mài. Tranh của ông, về màu sắc, chịu ảnh hưởng sân khấu tuồng cổ; về đề tài, thường vẽ về âm nhạc, thiếu nữ, hoa, cảnh đẹp thiên nhiên... Về bút pháp, đó là sự hòa sắc giữa phong cách thủy mặc Á châu với tính cô đọng của sơn mài Việt Nam; về cảm hứng, là sự kết hợp giữa ngây thơ và duyên dáng, chân thành và lãng mạn, hiện thực và ảo tưởng.
Dù không đình đám như các họa sĩ cùng thế hệ, nhưng Dương Tuấn Kiệt lại sống được nhờ bán tranh, hài lòng với cuộc sống đơn sơ, toàn tâm toàn ý cho sáng tác.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất