08/01/2009 11:46 GMT+7 | Bóng đá Anh
(TT&VH) - Keith Harris, một tay môi giới ngân hàng chuyên làm trung gian cho các vụ mua bán CLB ở Premier League nói với báo Guardian rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã dẫn tới khởi đầu cho kết thúc của việc hàng loạt các đội bóng hàng đầu nước Anh lần lượt rơi vào tay những ông chủ người nước ngoài.
Harris, hiện đang làm việc cho công ty Syemour Pierce, cho rằng tình hình tài chính hiện tại đã khủng hoảng và khiến “ngay cả những tỷ phú” cũng phải suy sụp. Các ông chủ CLB không còn có thể tìm được những cá nhân giàu có sẵn sàng trả những cái giá khó tin để mua lại các đội bóng nữa.
Từng là cựu Chủ tịch của Football League, tổ chức chịu trách nhiệm các hạng đấu dưới Premier League ở Anh, Harris từng đóng vai trò môi giới trong vụ Roman Abramovich mua lại Chelsea năm 2003, Randy Lerner mua Aston Villa và Bjorgolfur Gudmundsson mua West Ham năm 2006 cũng như vụ cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra giành quyền sở hữu Manchester City năm 2007.
Những vụ mua bán đó đã mang tới các khoản hời lớn cho chủ sở hữu cũ của đội bóng cũng như các cổ đông đã bán cổ phần của CLB mà họ mua lại kể từ vụ cách mạng về tài chính ở Premier League. Tại Chelsea, Ken Bates nhận được 17 triệu bảng từ Abramovich cho số cổ phần mà ông sở hữu được mua lại với giá chỉ 1 bảng vào năm 1982. Dough Ellis, cựu chủ tịch của Aston Villa, được Lerner trả 20 triệu bảng cho 32% cổ phần mà ông sở hữu trong khi Terry Brown bán các cổ phần có giá gốc 2 triệu bảng của West Ham cho Gudmundsson với giá 31 triệu bảng.
Với M.U, năm 2004, Martin Edwards đã bán lại phần cổ phần cuối cùng mà gia đình ông còn sở hữu với giá 93 triệu bảng trước khi nhà Glazer đến đó vào năm 2005. Tom Hicks và Goerge Gillett thì đã trả cho ông chủ cũ của Liverpool, David Moores, 89 triệu bảng cho 51% cổ phần mà họ mua lại vào năm 2007. Anh em nhà Freddy và Bruce Shepherd đã kiếm được 37 triệu bảng, trong khi Sir John Hall, một đồng chủ sở hữu khác của Newcastle, nhận được 76 triệu bảng so với khoản tiền gốc 3 triệu bảng bỏ ra khi họ bán lại đội bóng cho Ashley vào tháng 6/2007. Ngoại lệ duy nhất là Man City, nơi mà các ông chủ người Anh John Wardle và David Makin đã phải bán lại CLB dưới giá vốn cho Thaksin.
Lời cảnh tỉnh
Cả giai đoạn đó, từng mang tới những cơn mưa tiền cho các cổ đông và sự đầu tư mạnh tay vào những CLB Premier League, đang tiến gần tới một kết thúc. Hoặc ít ra là phải tạm ngưng vì theo Harris, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến lòng tin biến mất nơi những nhà đầu tư có triển vọng và có đủ tiền. Gudmundsson đứng trước sức ép quá lớn từ Iceland và đã buộc phải rao bán West Ham một lần nữa. Harris tin rằng Gudmundsson có thể tìm được người muốn mua đội bóng vì các CLB London vẫn hấp dẫn các nhà đầu tư, nhưng chắc chắn là sẽ với một cái giá không như tỷ phú người Iceland chờ đợi.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất