(TT&VH Cuối tuần) - “Yếu tố Trung Hoa quá rõ” trong bối cảnh, phục trang của bộ phim truyền hình 19 tập Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long (ĐTTTL) khiến bộ phim lẽ ra được khởi chiếu từ tháng Chín này trước thềm Đại lễ, nay phải hoãn chiếu để sửa chữa theo yêu cầu của Hội đồng duyệt phim quốc gia. Đây cũng là chủ đề đang nóng trên nhiều diễn đàn của những người quan tâm tới các dự án phim lịch sử Việt Nam. Xung quanh chủ đề này, nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng, cố vấn lịch sử văn hóa cho phim ĐTTTL, đã có cuộc trao đổi thẳng thắn và tâm huyết với TT&VH Cuối tuần.
* Ông từng nói: ông chỉ là cố vấn của bộ phim ĐTTT L nên ý kiến của ông không có ý nghĩa quyết định. Xin ông nói rõ hơn về điều này?
- Tôi được mời làm cố vấn lịch sử văn hóa cho bộ phim ĐTTTL của hãng phim Trường Thành trong vòng hai tháng, từ 13/12/2009 đến 13/2/2010. Tất nhiên, vai trò cố vấn chỉ có tính chất tham khảo, không có tính chất quyết định.
Hiện nay, bộ phim theo tôi biết đã xong và có nhiều ý kiến, nhất là phía khán giả trong nước, mà chủ yếu là ý kiến chê trách các hình ảnh văn hóa không được rõ hình ảnh Việt Nam và bị “Trung Quốc hóa”. Là người tham gia vào bộ phim, nếu bộ phim thành công, tôi chúc mừng đoàn làm phim và bộ phim chưa thành công, tôi cũng nhận lỗi về những việc mình làm chưa tốt.
Một cảnh đánh trận với áo giáp "đặc Trung Hoa"
* Theo ông thì vì sao bộ phim lại chọn phương thức “Trung Quốc hóa” từ biên kịch, đạo diễn, bối cảnh, trang phục đến diễn viên quần chúng? Với vai trò cố vấn, ông có tiếng nói gì khi bộ phim được tiến hành không?
- Trước đây, ngay từ năm 2005, tôi được Xưởng phim Truyện Việt Nam mời làm cố vấn văn hóa cho bộ phim Lý Công Uẩn (bộ phim không được dựng nên công việc đình lại). Tuy nhiên trước đó, đoàn làm phim cũng sang Trung Quốc tìm bối cảnh, trang phục, đạo cụ, trường quay và sau này cả phim về Trần Thủ Độ cũng thế.
Vấn đề này nói lên chúng ta thiếu điều kiện làm phim lịch sử: trường quay, phục trang, phương thức làm phim lịch sử nên xu hướng cộng tác với Trung Quốc là một hiện thực bấy giờ, không chỉ riêng hãng Trường Thành.
Trước khi sang Trung Quốc, tôi tham khảo ý kiến họa sĩ Lương Xuân Đoàn là có đi hay không. Ông Đoàn nói: Không đi thì phim vẫn quay, nên vẫn đi để xem giữ được hình ảnh văn hóa Việt Nam trong phim hay không? Và chúng tôi đã rất khó để giữ hình ảnh Việt Nam khi làm ở Trung Quốc như vậy.
Thực ra, bộ phim được hãng Trường Thành làm: diễn viên Việt Nam, đạo diễn Trung Quốc, thiết kế trang phục là cô Đoàn Thị Tình, nhưng may trang phục lại ở xưởng may Trung Quốc, diễn viên quần chúng Trung Quốc, bối cảnh là trường quay Hoành Điếm và vùng lân cận. Ban đầu, phía Trung Quốc (đạo diễn và họa sĩ thiết kế) mời chúng tôi đi chọn bối cảnh, đạo cụ… và họ không có can thiệp vào việc đó mà chỉ giúp sao cho mình chọn được đúng ý. Nhưng vấn đề ta ở đất Trung Quốc chọn những gì của Việt Nam là rất khó. Phần lớn chúng tôi chọn kiến trúc và đạo cụ phong cách Tần - Hán, có tính thô phác, nhưng trên thực tế quy mô vẫn đồ sộ, xa lạ với ta và không làm thế nào khác được.
Về phục trang được thiết kế ở Việt Nam nhưng những người thiết kế căn cứ vào tài liệu cha ông để lại. Nhưng tài liệu cha ông ta lại sao chép quy chế về trang phục của Trung Quốc, cho nên khi người thợ Trung Quốc may, họ bảo rằng cái gốc này của Trung Quốc thì tốt nhất cứ làm theo như cũ. Có rất nhiều bộ trang phục may như truyền thống của họ và họ không chịu thay đổi. Tất nhiên có một số trang phục may đúng yêu cầu của ta. Nhưng nếu may đúng như Trung Quốc thì mặc được, diễn được, may như ta thiết kế vừa khó mặc, vừa khó diễn vì người thiết kế không hiểu kết cấu của trang phục xưa, đặc biệt là áo giáp. Người ta thiết kế áo giáp sai, mặc xộc xệch và có thể làm thương diễn viên (cái này tôi sẽ trình bày trong một nghiên cứu sâu hơn). Ở đây, tôi suy nghĩ vấn đề: tại sao cha ông ta cố gắng học tập Trung Quốc mà vẫn làm ra phong cách Việt Nam, còn chúng ta bây giờ muốn tránh xa ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc mà làm ra cái gì cũng giống Trung Quốc?
Nhân vật Lý Công Uẩn lúc nhỏ
* Thời gian qua, một loạt bộ phim lịch sử Việt Nam ra đời đều vướng vào vấn đề phục trang, bối cảnh góp phần tạo nên “sự giả” trong phim, ĐTTTL cũng không tránh khỏi, ông có thể giải thích về điều này?
- Người đạo diễn Trung Quốc chủ yếu chỉ huy về diễn xuất. Còn các khâu phục trang, đạo cụ, bối cảnh, hóa trang, họ giao phó gần như tuyệt đối cho các bộ phận chuyên môn và họ gần như không can thiệp. Các bộ phận chuyên môn lại có tiếng nói độc lập và có quyền nhất định đối với bộ phim. Ví dụ, thợ may Trung Quốc có một hội đồng riêng và hội đồng quyết định như thế nào thì người may phải theo họ chứ không làm theo người đặt hàng. Làm không đúng với trang phục truyền thống, họ từ chối vì họ cho rằng đó là xuyên tạc lịch sử. Nếu không, anh phải thiết kế hoàn toàn mới. Quan niệm của người làm phim Trung Quốc là phim thị trường, phim lịch sử cổ trang không phải nhấn mạnh lịch sử mà phải nâng lên trên mức nghệ thuật để hấp dẫn người xem miễn là nội dung lịch sử không thay đổi cho nên quần áo phải đẹp, đầu tóc nhiều kiểu, phim phải có tình yêu, võ thuật ly kỳ, họ không chấp nhận việc làm một bộ phim kỷ niệm chiếu xong rồi cất đi. Quan điểm này trùng với một công ty điện ảnh tư nhân ở ta.
Một vấn đề nữa, khí hậu Trung Quốc rất lạnh, cuối năm 2009, đầu năm 2010, nhiệt độ tụt xuống 0 độ, ăn mặc sơ sài nhiều diễn viên ốm, và thực tế nhiều diễn viên đã ốm. (Dường như diễn ở bất kỳ đâu, cũng không thể thuyết phục được diễn viên Việt Nam cởi trần đóng khối bôi răng đen). Lúc đầu, chúng tôi cũng thảo luận có bôi răng đen hay không, bên Trung Quốc bảo có hóa chất để làm nhưng phần đông bên ta lại không đồng ý.
* Ông từng nói, “làm phim lịch sử thì sự thật chỉ chiếm 60 - 70%, còn lại là hư cấu”, nhưng hư cấu không có nghĩa là “sạn” trong phim?
- Ở Trung Quốc, lịch sử được ghi chép chi tiết, chính xác, văn hóa các thời kỳ để lại đầy đủ, sách để nghiên cứu cũng phong phú. Tôi thấy, mỗi một bộ phận phục vụ cho việc làm phim đều có sách nghiên cứu riêng, sách về áo giáp, quan chế, võ thuật, hóa trang… người đạo diễn chỉ việc tra ra và trên cơ sở đó họ làm. Còn chúng ta thì tay không.
Khâu nghiên cứu văn hóa truyền thống của ta không có một quyển sách nào cho các nhà làm phim cả. Tôi ví dụ trong phim có một màn múa, chúng tôi không biết đưa ra lối múa nào của Việt Nam vào đời Lý. Trong chạm khắc đời Lý, có hình ảnh những vũ nữ Chàm tấu nhạc và múa, những vũ nữ này chỉ đeo trang sức. Nếu dựng điệu múa đó lên thì những người trong nước chắc chắn sẽ kêu và thực tế không làm được. Còn những tư liệu phía đoàn làm phim mang theo là vài điệu múa của cung đình nhà Nguyễn.
Tất cả điều này cho thấy hiện nay điện ảnh Việt Nam chưa thể làm được phim lịch sử. Cứ mong ước để làm bằng được, hoặc sẽ rất sơ sài, hoặc phải chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc. Cho nên tôi nghĩ rằng bộ phim này đúng là một bài học để thấy rằng chúng ta về lâu dài cần chuẩn bị cho tương lai trường quay, phục trang, đạo cụ, ngựa chiến, áo giáp và sách công cụ. Còn nếu không làm được như vậy, đừng nói chuyện gì đến phim lịch sử cả.
* Vậy ông có thể giải thích thêm về vấn đề ông từng nêu, “Làm phim lịch sử cổ trang chứ không phải làm phim lịch sử hiện thực”?
- Có thể nói điện ảnh là một nghệ thuật, còn phim tư liệu thì phải khác, nó có xu hướng đi theo khảo cổ học. Đã là nghệ thuật thì phải có sáng tạo, ngay cả những bộ phim lịch sử tốt nhất trên thế giới cũng không đảm bảo được 100% giống như thực tế lịch sử. Trong một bộ phim lịch sử, đạt được 60 - 70% hiện thực lịch sử là nhiều.
Ví dụ như bộ phim Nàng Dea Jang Geum của Hàn Quốc thành công vì tạo ra được tinh thần văn hóa người Hàn Quốc chứ phim đó chỉ có ba loại trang phục: của vua, của quan, của dân và giống nhau. Chúng ta nên đi theo xu hướng này, vừa tiết kiệm tiền và trọng tâm là tinh thần văn hóa chứ không phải là các chi tiết lịch sử văn hóa.
* Hiện tại trang phục và bối cảnh của ĐTTTL đang bị yêu cầu làm lại, theo ông, cách giải quyết tốt nhất là gì?
- Tôi nghĩ rằng nên dũng cảm chấp nhận sự thật để xây dựng hình ảnh văn hóa Việt Nam cho chân xác hơn.
VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá Việt Nam vs Nhật Bản (10h00, 13/5) - Thethaovanhoa.vn cập nhật diễn biến trận đấu giữa ĐT futsal nữ Việt Nam vs Nhật Bản tại vòng tứ kết futsal nữ châu Á.
Thủ môn của ĐT futsal nữ Nhật Bản, Nene Inoue tỏ ra thất vọng sau trận thua trước ĐT Thái Lan ở vòng bảng futsal nữ châu Á 2025. Nene Inoue cũng bày tỏ quyết tâm sẽ thắng ĐT futsal nữ Việt Nam tại tứ kết.
Ở tuổi 13, nhiều đứa trẻ có thể còn đang loay hoay tìm sở thích, định hình cá tính, còn với Cao Phú Quý (học sinh lớp 7Q4 Trường Trung học Cơ sở Lý Thái Tổ Hà Nội), âm nhạc đã là một phần không thể tách rời trong hành trình trưởng thành.
Theo chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 12/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân...
Mở đầu chương trình thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Belarus, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến đặt hoa tại Tượng đài Chiến thắng ở thủ đô Minsk.
Dù bị Hà Nội FC bám đuổi quyết liệt, nhưng Nam Định vẫn đang băng băng về đích trong cuộc đua vô địch V-League 2024/25 sau chiến thắng quan trọng trước Thanh Hóa vào tối 11/5. Trong khi đó, ở nhóm cuối bảng, bàn thắng để đời của thủ môn Bùi Tiến Dũng vào lưới Quy Nhơn Bình Định khiến cuộc đua trụ hạng trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Tính đến ngày 7/5/2025, có 15 địa phương không còn nhà tạm, nhà dột nát, gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Cần Thơ, Khánh Hòa, Tây Ninh, Trà Vinh, Bình Phước, Vĩnh Long, Kiên Giang.
Với điều kiện thời tiết thuận lợi, niên vụ vải thiều 2025 được đánh giá trúng mùa với sản lượng thu hoạch dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.
Tại buổi làm việc với Đảng ủy Chính phủ và các ban, bộ, ngành Trung ương về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân (ngày 23/4/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm giao nhiệm vụ cho Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo việc nghiên cứu xây dựng đề án với lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030 - 2035.
Tuần qua, nhóm nhạc rock Ghost tới từ Thụy Điển đã đạt được No.1 đầu tiên trên Billboard 200 với album "Skeleta" (Bộ xương). Đây cũng là album nhạc hard rock đầu tiên đứng đầu BXH trong hơn 4 năm qua.
Trong phiên giao dịch sáng 12/5, giá vàng tại thị trường châu Á đi xuống sau những tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Tin nóng thể thao sáng 12/5: ĐT futsal nữ Việt Nam khiến Iran dứt mạch chiến thắng tại VCK futsal nữ châu Á; Yamal gửi thông điệp cho Bellingham và Ramos...
Tờ Financial Times ngày 11/5 đưa tin, OpenAI và Microsoft đang trong quá trình đàm phán lại các điều khoản trong thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD.
Hẹn gặp nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung ngay sau Đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, khi anh có ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" được ngân vang nhiều nơi.
Dự báo thời tiết hôm nay 12/5 theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Hà Nội nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 29-31 độ C. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3.
Người hâm mộ Liverpool đã châm chọc Arsenal không thương tiếc khi đội bóng này tiếp tục chuỗi ngày không danh hiệu bằng những hành động xuất hiện tại Anfield hôm Chủ nhật.