'Giáo sư Xoay' Đinh Tiến Dũng: Chẳng có ước mơ nào là miễn phí !

08/05/2022 12:16 GMT+7 | Giải trí

Vở nhạc kịch "Ông lão đánh cá và con cá mập" được thực hiện dành riêng cho em thiếu nhi với nhiều thông điệp ý nghĩa trong cuộc sống sẽ ra mắt lần đầu tiên trong hai đêm diễn 1-2/6 tại Rạp hát Âu Cơ, số 8 Huỳnh Thúc Kháng, Đống Đa, Hà Nội.

Sự kiện tuần này: Lễ hội hang động Quảng Bình và 'lễ hội' nhạc kịch thiếu nhi

Sự kiện tuần này: Lễ hội hang động Quảng Bình và 'lễ hội' nhạc kịch thiếu nhi

Xem nghe thấy đọc tuần này có 2 sự kiện đáng chú ý, đó là 1 tháng diễn ra Lễ hội hang động Quảng Bình (tại Quảng Bình) và 4 đêm nhạc kịch do gần 150 em thiếu nhi biểu diễn tại Hà Nội.

Dựa theo câu chuyện nổi tiếng mà hầu hết lứa tuổi nào cũng từng biết đến: Ông lão đánh cá và con cá vàng, kịch bản Ông lão đánh cá và con cá mập được định dạng nội dung kiểu “Cổ tích tập 2”.

Xuyên suốt trong 45 phút của vở kịch, thế giới thuỷ cung của các loài cá sẽ được tái hiện một cách sống động. Tuy nhiên, nội dung được xây dựng theo hướng "hiện đại", phù hợp với thực tế cuộc sống hiện nay và thậm chí còn có thể đảo chiều theo kiểu “phản cổ tích” để "mổ xẻ" một số nhân vật cũng như khai thác các khía cạnh mới từ mạch nội dung quen thuộc, tạo ra sự mới lạ trong quen thuộc, bất ngờ và thú vị cho người xem.

Với tổng thời lượng khoảng 45 phút, nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập có sự góp mặt của dàn nghệ sĩ có giọng hát đầy nội lực nhưng lần đầu tiên thử sức trong loại hình sân khấu nhạc kịch như: ca sĩ Đông Hùng (cá mập bố), ca sĩ Trung Dũng (ông lão), ca sĩ Thu Hiền VK (bà lão)...

Và điểm bất ngờ nhất trong vở diễn này sẽ là sự quy tụ rất nhiều tài năng nhí hóa thân vào tuyến nhân vật Cá mập con, Cá Hề, Cá Vàng, Cá Bạc, Cá Khuyến Khích, nhóm Phù Du,...

Chú thích ảnh
Dàn nghệ sĩ tham gia trong vở kịch

Từ ý tưởng thực hiện vở kịch Ông lão đánh cá và con cá mập của nhà sản xuất Nguyễn Hồng Nhung đã ấp ủ 4-5 năm nay, vở kịch đã được thực hiện với sự quy tụ của dàn nghệ sĩ đều cùng một lòng yêu trẻ và hướng đến thiếu nhi.

Đó là cố vấn nghệ thuật NSƯT Trần Ly Ly, biên kịch “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng, đạo diễn sân khấu Vũ Đình Thắng, nhạc sĩ Văn Phong - Minh Phương, họa sĩ sân khấu Phùng Nam Thắng, biên đạo Đức Việt - Ngọc Diệp, hoạ sĩ minh họa Tuấn Bat, stylist Huyền Gin, họa sĩ phục trang NSND Vương Tất Lợi.

Tham gia dự án ở góc độ Cố vấn nghệ thuật - Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn - NSƯT Trần Ly Ly chia sẻ, chị đam mê vớ loại hình nhạc kịch và với cả trẻ em. Nên khi tham gia vào dự án này chị rất hào hứng.

“Vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập được thể hiện dưới một góc nhìn và hình thức mới mẻ để tiếp cận các em thiếu nhi đồng thời lồng ghép vào đó những thông điệp nhân văn một cách tinh tế, khéo léo; qua đó giáo dục các em về tình người, về lòng nhân ái, khuyến khích các em nhỏ không ngừng mơ ước và nỗ lực lao động để thực hiện ước mơ của chính mình là những gì chúng tôi hướng đến" - NSƯT Trần Ly Ly cho hay.

Chú thích ảnh
Biên kịch “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng

Trong khi đó, biên kịch “Giáo sư Xoay” Đinh Tiến Dũng tiết lộ: điều anh yên tâm nhất là khi các con thưởng thức vở nhạc kịch này sẽ hoàn toàn thấy gần gũi và thư giãn, với tràng cười hồn nhiên, các con sẽ nhớ các tạo hình và tính cách của nhân vật bởi thấy giống mình và những người xung quanh.

"Vở nhạc kịch này sẽ không có những tuyên ngôn, giáo điều, định kiến phải thế này phải thế kia thì mới là người tốt khi mà cá mập một hình tượng vốn bị mặc định là hung dữ, lại là người luôn bảo vệ và dung hòa tất cả.” - anh nói thêm.

Ông lão đánh cá và con cá mập 

Sau hai đêm diễn tại sân khấu của Thủ đô, vở nhạc kịch Ông lão đánh cá và con cá mập có kế hoạch dài hơi với 10 đêm diễn tiếp theo trong dịp Hè này để đến với khán giả thiếu nhi ở nhiều nơi trong cả nước.

"Cá vàng với khả năng ban điều ước trên trời rơi xuống trong câu chuyện xưa chưa hẳn đã mang lại hạnh phúc đúng nghĩa. Ngược lại, nhân vật cá mập vốn được mặc định là “vai ác” lại gây bất ngờ và khó đoán khi lại là người tốt.

Cổ tích thời nào cũng gieo cho con người những ước mơ và hướng thiện nhưng có những giấc mơ của con trẻ chưa hẳn là đúng khi nhìn vào người lớn và "bắt chước". 

Và điều các em nhỏ cần nhận ra rằng chẳng có ước mơ hay điều ước nào là miễn phí !" - biên kịch Đinh Tiến Dũng nói về thông điệp của vở diễn.

Thanh Tú

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm