CK ngày 19/11: Tâm lý dè dặt khiến VN-Index không thể tăng

19/11/2008 14:02 GMT+7 | Thế giới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 19/11/2008, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 336,89 điểm, giảm 3,8 điểm (tương đương giảm 1,12%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 9.102.660 đơn vị, giảm 9,13% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 236,746 tỷ đồng, giảm 5,44% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 905.000 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 50,10 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 10.007.660 đơn vị (giảm 17,32% so với phiên trước), với tổng giá trị giao dịch đạt 286,840 tỷ đồng (giảm 21,14%).

Sau một phiên giao dịch giảm mạnh trước đó, thị trường chứng khoán Mỹ đã bất ngờ tăng trở lại trong phiên giao dịch rạng sáng nay. Điều này đã đem lại một chút hưng phấn cho các nhà đầu tư chứng khoán trong nước sáng nay. Do đó, xu hướng tăng điểm đã trở lại ngay trong đợt giao dịch xác định giá mở cửa, mặc dù cũng còn những dè dặt trong giao dịch.

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 2,24 điểm, lên 342,93 điểm (tương đương tăng 0,66%). Tuy nhiên, tổng khối lượng khớp lệnh thành công chỉ đạt 1.524.400 đơn vị, với tổng giá trị giao dịch đạt 37,60 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 83 mã tăng giá, 42 mã đứng giá tham chiếu, 40 mã giảm giá và 5 mã không có giao dịch.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường trong những phút đầu tiếp tục không mấy khởi sắc hơn khi giao dịch khá ảm đạm mặc dù VN-Index vẫn giữ được màu xanh trên bảng giao dịch điện tử. Các cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế hơn nhưng hầu hết các mã này đều tăng nhẹ cho thấy sức bật thị trường khá yếu.

Tuy nhiên, những thông tin không mấy khả quan trên thị trường chứng khoán châu Á sáng nay đã khiến thị trường trong nước lại chao đảo sau 20 phút đầu tiên của đợt khớp lệnh liên tục. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 2,28 điểm, xuống 338,41 điểm (tương đương giảm 0,67%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 7.122.980 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 188,29 tỷ đồng.

Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 336,89 điểm, giảm 3,8 điểm (tương đương giảm 1,12%) so với phiên trước đó.

Trong tổng số 170 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 54 mã tăng giá (trong đó có 7 mã tăng trần), 85 mã giảm giá (với 10 mã giảm sàn), 29 mã đứng giá tham chiếu và 2 mã không có giao dịch là SFC, SGH. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 4 mã không còn dư bán là CAN, UIC, BBT, BAS. Trong khi ở phía đối lập, chỉ có 9 mã không còn dư mua là LCG, TCM, KSH, OPC, HLA, VNE, FPC, VTC, PMS.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, chỉ có 1 cổ phiếu tăng giá duy nhất là VIC khi tăng 500 đồng (tương đương 0,64%), đạt 79.000 đồng, trong khi có tới 9 cổ phiếu giảm giá.

Cụ thể, HPG giảm 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,32%), còn 31.600 đồng. PVF giảm 400 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,03%), còn 19.300 đồng. PPC giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,13%), còn 23.000 đồng. VPL giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,52%), còn 95.000 đồng. VNM giảm 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,58%), còn 85.000 đồng. DPM giảm 800 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,01%), còn 39.000 đồng. PVD giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,44%), còn 68.500 đồng. FPT giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,65%), còn 55.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với gần 2 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 21,51% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 22.600 đồng/cổ phiếu sau khi giảm 500 đồng (tương đương 2,16%). Tiếp theo là các mã DPM với 427.010 đơn vị (4,69%), SSI với 405.840 đơn vị (4,46%), FPT với 336.540 đơn vị (3,70%), REE với 301.300 đơn vị (3,31%). Như vậy, tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 37,67% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là CAN với mức tăng 4,96% lên 12.700 đồng (tăng 600 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 86 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, có 2 mã cùng có mức giảm 9,36% là ANV, LCG xuống các mức giá tương ứng là 21.300 đồng/cổ phiếu và 45.600 đồng/cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TMS là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 1.600 đồng lên mức 34.200 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 2 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, SJS là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 3.000 đồng xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, 1 mã giảm giá và 3 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF4 giảm 100 đồng (tương đương 2,04%), chỉ còn 4.800 đồng/chứng chỉ quỹ. Trong khi đó, PRUBF1 và MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ và 4.200 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 8.800 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 42 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 670.300 đơn vị, bằng 7,36% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VSH được họ mua vào nhiều nhất với 123.460 đơn vị, chiếm 18,42% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như ANV (81.800 đơn vị), SBT (74.000 đơn vị), PVD (63.620 đơn vị) và DPM (54.670 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là BTC (99,12%), DHG (85,71%), SZL (81,97%), HRC (65,62%) và SAF (61,16%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Giá
+/-
%
KLGD
STB
22.600
(500)
-2,16%
1.957.890
DPM
39.000
(800)
-2,01%
427.010
SSI
31.500
(500)
-1,56%
405.840
FPT
55.000
(1.500)
-2,65%
336.540
REE
23.100
(800)
-3,35%
301.300
 

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

CAN

12.700

600

4,96%

86.110

SFN

10.600

500

4,95%

70

TMS

34.200

1.600

4,91%

1.810

VSG

13.400

600

4,69%

10

UIC

11.700

500

4,46%

5.510

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

ANV*

21.300

(2.200)

-9,36%

179.890

LCG

45.600

(2.400)

-5,00%

10

VGP

21.000

(1.100)

-4,98%

4.000

PMS

17.400

(900)

-4,92%

1.170

KSH

15.600

(800)

-4,88%

1.000

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm