CK ngày 12/11: Sự hưng phấn cuối phiên giúp VN-Index bớt giảm điểm

12/11/2008 13:02 GMT+7 | Thế giới

Kết thúc phiên giao dịch ngày 12/11/2008, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 342,33 điểm, giảm 9,38 điểm (tương đương giảm 2,67%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 11.823.900 đơn vị, giảm 17,17% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 320,447 tỷ đồng, giảm 16,31% so với phiên trước.


Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 3.083.260 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 173,57 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch đạt 14.907.160 đơn vị (giảm 6,58% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 494,020 tỷ đồng (tăng 3,60%).

Ngay từ khi mở cửa, lệnh bán ngay lập tức đã chiếm ưu thế trên bảng điện tử với hầu hết các mã được dự kiến khớp ở giá sàn. Điều này báo hiệu VN-Index lại có một phiên giảm mạnh trong ngày hôm nay. Tuy nhiên, lệnh mua cũng dần dần được đưa vào khỏa lấp đi ít nhiều phần chênh lệch cung cầu. Tuy nhiên, vẫn chưa đủ để giúp thị trường giảm điểm. Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index giảm 12,7 điểm, xuống 339,01 điểm (tương đương giảm 3,61%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 3.482.840 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 99,29 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 12 mã tăng giá, 16 mã đứng giá tham chiếu, 139 mã giảm giá và 2 mã không có giao dịch là BBT, FPC. Đáng chú ý, trong đó chỉ có 5 mã tăng trần là ALT, DDM, SDN, TCM, VKP và có tới 74 mã giảm sàn.

Bước sang đợt khớp lệnh liên tục, diễn biến thị trường không có nhiều thay đổi, lệnh mua vẫn ở thế yếu so với lượng bán, nhất là ở nửa thời gian đầu của đợt 2. Tuy nhiên, diễn biến thị trường được thay đổi nhanh chóng vào cuối thời gian của đợt khớp lệnh liên tục, khi lệnh mua ở một số mã bulechip đã tăng lên, đặc biệt là ở mã STB. Chính điều này đã giúp VN-Index lấy lại một ít điểm đã mất ở đợt 1. Sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index giảm 10,57 điểm, xuống 341,14 điểm (tương đương giảm 3,01%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 9.910.720 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 271,13 tỷ đồng.

Sang đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa, lệnh mua tiếp tục tăng dần và STB vẫn là mã được chú ý nhiều nhất trong phiên giao dịch hôm nay. Với lệnh mua ATC lớn đã giúp STB đảo chiều ngoạn mục và kết thúc phiên ở mức giá trần, với lượng khớp ở đợt 3 lên tới hơn 443.000 cổ phiếu. Tuy nhiên, sự bật dậy của STB và một số ít bluechip khác không thể giúp VN-Index đảo chiều mà chỉ giúp chỉ số này giảm bớt số điểm đã mất trong những đợt giao dịch trước đó. Kết thúc đợt 3, chỉ số VN-Index dừng lại ở mức 342,33 điểm, giảm 9,38 điểm (tương đương giảm 2,67%) so với phiên trước đó. Tổng khối lượng khớp lệnh báo giá thành công đạt 11.823.900 đơn vị với tổng giá trị giao dịch 320,45 tỷ đồng.

Hôm nay cũng là ngày chào sàn đầu tiên mã KHS của Tổng CTCP Khoáng sản Hà Nam, với tổng số lượng niêm yết 11,69 triệu cổ phiếu, nâng tổng số mã niêm yết và giao dịch tại HOSE lên 169 mã. Hôm nay KHS chào sàn với mức giá tham chiếu 25.000 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên giao dịch, mã này giảm hết biên độ cho phép 20%, đóng cửa ở mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu, với 1.740 cổ phiếu được chuyển nhượng.

Trong tổng số 169 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HoSE, có 40 mã tăng giá, 103 mã giảm giá, 25 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 11 mã tăng trần, 42 mã giảm sàn và 1 mã không có giao dịch là FPC. Đáng chú ý, sau khi kết thúc đợt khớp lệnh đóng cửa, trên bảng điện tử chỉ có 6 mã không còn dư bán là TCM, DDM, DQC, VHC, IMP, RIC. Trong khi ở phía đối lập, có tới 29 mã không còn dư mua trong lúc dư bán tràn ngập trên bảng điện tử.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, chỉ có 1 cổ phiếu tăng giá trần là STB, 8 cổ phiếu giảm giá (5 mã giảm sàn), 1 mã đứng giá là VPL.

Cụ thể, PVF giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,63%), còn 20.600 đồng. PPC giảm 1.200 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,92%), còn 23.200 đồng. HPG giảm 1.400 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,19%), còn 32.000 đồng. DPM giảm 2.100 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,90%), còn 40.800 đồng. VIC giảm 2.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,25%), còn 74.500 đồng. FPT giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,92%), còn 58.000 đồng. VNM giảm 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,51%), còn 82.500 đồng. PVD giảm 3.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,70%), còn 71.000 đồng.

Cổ phiếu có khối lượng giao dịch báo giá dẫn đầu thị trường là STB với hơn 2,5 triệu đơn vị được giao dịch thành công (chiếm 21,38% tổng khối lượng toàn thị trường), đóng cửa ở mức 22.900 đồng/cổ phiếu sau khi tăng 1.000 đồng (tương đương 4,57%). Tiếp theo là các mã SAM với 874.880 đơn vị (7,40%), DPM với 723.550 đơn vị (6,12%), HPG với 679.230 đơn vị (5,74%), MPC với 307.800 đơn vị (2,60%). Như vậy, tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 43,25% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, cổ phiếu tăng giá mạnh nhất là VHC với mức tăng 4,89% lên 19.300 đồng (tăng 900 đồng/cổ phiếu), tổng khối lượng giao dịch hơn 45 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, có 3 mã cùng có mức giảm 5,26% là VSH, TNA, MPC.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì TCT là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 2.000 đồng lên mức 84.500 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch hơn 5 nghìn cổ phiếu. Ngược lại, DHG là cổ phiếu giảm giá mạnh nhất khi giảm 5.000 đồng xuống còn 106.000 đồng/cổ phiếu, với hơn 39 nghìn cổ phiếu được giao dịch.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HoSE, có 1 mã tăng giá, 1 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.300 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giảm 100 đồng (tương đương 2,38%), chỉ còn 4.100 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 tăng 100 đồng (tương đương 2,04%), đóng cửa ở mức 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 9.000 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 38 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 845.090 đơn vị, bằng 7,15% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, VNM được họ mua vào nhiều nhất với 136.850 đơn vị, chiếm 16,19% tổng khối lượng mua vào của khối này. Tiếp theo là các mã như HPG (95.310 đơn vị), DPM (90.560 đơn vị), ANV (87.600 đơn vị) và SBT (74.000 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là PAC (85,29%), SDN (60,47%), SBT (59,06%), HRC (55,79%) và DHG (48,46%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất

Giá

+/-

%

KLGD

STB

22.900

1.000

4,57%

2.528.350

SAM

16.800

(300)

-1,75%

874.880

DPM

40.800

(2.100)

-4,90%

723.550

HPG

32.000

(1.400)

-4,19%

679.230

MPC

11.400

(600)

-5,00%

307.800

5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VHC

19.300

900

4,89%

44.700

DQC

17.300

800

4,85%

67.200

DDM

15.200

700

4,83%

91.900

BTC

24.200

1.100

4,76%

3.780

ALT

24.400

1.100

4,72%

160

 

5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất

Giá

+/-

%

KLGD

VSH

27.000

(1.500)

-5,26%

171.440

MPC

11.400

(600)

-5,00%

307.800

TNA

17.100

(900)

-5,00%

6.210

BMP

34.300

(1.800)

-4,99%

10.220

KDC

30.600

(1.600)

-4,97%

25.810

*KHS: Ngày giao dịch đầu tiên tại HOSE

*VSH: Ngày GDKHQ nhận cổ tức đợt 1/2008 bằng tiền, tỷ lệ 10%
(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm