Không hiểu khi xưa, vào đầu thế kỷ XI ấy, Thái Tổ Lý Công Uẩn đã bằng cách nào mà biết được thế “tựa núi nhìn sông”, biết phong thuỷ đất này để xuống Chiếu dời đô, quyết định đưa đại bản doanh từ Hoa Lư về Đại La thành.
Trong ký ức của Thăng Long – Hà Nội có một cái tên lạ, rất nôm na, dân dã: Cầu Đơ. Có lẽ vì thế mà Cầu Đơ chìm sâu vào ký ức, đến nỗi gõ Google không tìm được bao nhiêu thông tin
Đang đi trên một con phố hiện đại, bỗng thấy như hẫng đi, bỗng như giật mình khi bắt gặp một ngôi chùa, một mái đình hay cái cổng làng cổ kính bên đường.
Thạch Lam đã viết về món bún chả: “Có một ông đồ cuồng chữ ở nhà quê, một hôm khăn gói lên Hà Nội khi ngửi thấy mùi khói chả đã ứng khẩu đọc hai câu thơ: Ngàn năm bửu vật đất Thăng Long /Bún chả là đây có phải không?".
Thành phố Hà Nội đặt tên mới nhiều con phố, nhưng có một con phố làm tôi thổn thức hoài, ấy là phố Lụa, thuộc quận Hà Đông. Lụa được thành phố lấy đặt cho tên một con đường ở làng dệt lụa Vạn Phúc.
“Ngõ nhỏ, phố nhỏ nhà tôi ở đó”. Hà Nội có một phần khá đông dân cư sống cuộc đời ngõ ngách. Đó là dân lao động và công chức nhỏ. Cảnh sống lâu dần quen với chật chội, bí bách nhưng hình như đó là… một phần cuộc sống.
Tôi có cái “may mắn” được làm… thị dân nghèo, nên phải ở thuê hết Cầu Giấy đến Thành Công rồi Thanh Xuân…,càng xa trung tâm Hà Nội càng rẻ. Và cơ may đuợc đi cùng đường, sống cùng nhịp đời cần lao của cư dân lao động.
Bạn tôi từ phương Nam có một nhận xét như vậy khi nói về người Hà Nội. Anh dẫn ra nhiều món ăn ba miền cứ giao thoa rồi dần dần mất gốc, ví dụ bún Huế.
Thành phố nghìn năm không còn gác tía lầu son, đền đài cung điện, không cả những kiến trúc xa xưa. Đó là một điều thiệt thòi của Hà Nội. Nhưng người Hà Nội được an ủi rằng dấu vết thăng trầm sau bao nhiêu biến cố lịch sử vẫn còn đó.