22 năm ngày mất (28/3 Âm lịch) của tác giả Hoàng Luyện, khán giả và giới chuyên môn lại nhớ về ông với những tác phẩm sân khấu từng làm nên hiện tượng ở miền Bắc một thời.
Gia đình nghệ sĩ Hồng Nga cho biết bà đau lòng vì sự ra đi của các đồng nghiệp, lại thêm sự quấy rầy của nhiều Youtuber, Livestreamer nên tình thần càng suy sụp.
Ngày 3/11, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Long An tổ chức họp báo Liên hoan Cải lương toàn quốc - 2021
NSƯT Linh Trung là một tài năng đa dạng của sân khấu miền Nam. Song song việc hát cải lương, diễn hài, ông còn đắt show phim truyền hình, vào các vai diễn trung niên cá tính hoặc hài hước.
Cải lương đã từng một thời hoàng kim với những thế hệ nghệ sĩ tài năng. Nếu tính từ “thế hệ vàng”, thì sau này cải lương đã xuất hiện rất nhiều gương mặt khá xứng đáng. Nhưng sau này cải lương đi vào khó khăn, liệu có thế hệ nào kế thừa xứng đáng hay không?
Vào ngày 27/8, Đoàn Cải lương Đại Việt công diễn vở "Đêm trước ngày hoàng đạo" (kịch bản: Võ Tử Quyên, đạo diễn: NSƯT Hoa Hạ). Vở này sẽ tham dự Liên hoan Sân khấu Thủ đô lần V, diễn ra vào tháng 9/2022 tại Hà Nội.
NSƯT Khánh Hợi đã gửi lại tuổi bách niên (1922-2022) vào mùa Vu lan Nhâm Dần lúc 15h30 ngày 5/8 (8/7 Âm lịch) tại Hà Nội, trong nỗi nhớ tiếc của gia đình, các thế hệ nghệ sĩ sân khấu kịch hát dân tộc.
Năm 2021, sân khấu cải lương đóng cửa hoàn toàn, đến giữa năm nay 2022 này, có vài hoạt động mới mẻ. Nhìn vào các dự án, các vở diễn đang được triển khai, thấy nỗ lực duy trì sức sống của cải lương đang có những động thái mang tính thực tiễn và có tầm nhìn lâu dài hơn.
Cuối tuần qua, Đài Truyền hình TP.HCM đã tổ chức họp báo về cuộc thi Chuông vàng vọng cổ năm 2022. Mỗi năm, Chuông vàng vọng cổ lại đến như một “người bạn” quen thuộc của khán giả và người yêu thích cải lương.
Nghệ sĩ cải lương, trong tình hình hiện tại, không có nhiều dịp thí thố. Cho nên, khi Cuộc thi Tài năng diễn viên sân khấu cải lương Trần Hữu Trang 2022 vừa chuẩn bị khởi động, đã có gần 40 nghệ sĩ đăng ký tham gia, dù đến trung tuần tháng 9 mới bắt đầu diễn ra.
Một thông tin đặc biệt đến từ Nhà hát Cải lương Việt Nam: Trong năm 2023 tới, đơn vị sân khấu sẽ khởi công xây dựng trụ sở mới tại phố Hồng Mai (Hà Nội), bao gồm cả một rạp diễn có sức chứa khoảng 200 người.
Tất nhiên, mảng sân khấu ở đây chủ yếu gắn với nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, cải lương, múa rối - vốn là món ăn “lạ miệng” với du khách quốc tế.
Nhiều lần, ta thấy hai chữ “cải lương” xuất hiện trên miệng người, trên các tác phẩm thơ văn, với ý nghĩa tiêu cực, dè bỉu. Càng buồn hơn, khi người nói, người viết đó lại là những người thuộc thành phần trí thức.
Vài tuần trước, tại sân khấu Sen Việt, buổi diễn tốt nghiệp khoa đạo diễn của Huỳnh Thanh Khang - vở "Ai là thủ phạm" - đã được tổ chức với sự hóa thân của ba nghệ sĩ Điền Trung, Lê Thanh Thảo và Bảo Trí.
Đoàn cải lương Huỳnh Long, sau 2 năm đầy biến cố, dưới sự dẫn dắt của Bình Tinh, hậu duệ cuối cùng còn sót lại, đã có những dấu hiệu tích cực sau nhiều đêm diễn khán giả đầy rạp.