Xoắn tinh hoàn - Bệnh nguy hiểm cần phát hiện và điều trị trong 6 giờ đầu

21/02/2020 14:54 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Ngày 10/2/2020, Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long đã tiếp nhận người bệnh Đ.L.T.H (20 tuổi, ngụ tại Cao Lãnh, Đồng Tháp), nhập viện trong tình trạng đau bìu kéo dài hơn 1 tuần.

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức lớp học Sản Nhi tháng 2

Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tổ chức lớp học Sản Nhi tháng 2

Vào ngày 08/02/2020 vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hoàn Mỹ Cửu Long đã tổ chức chương trình Lớp học Sản Nhi với chủ đề: “Những điều mẹ cần biết trong 03 tháng đầu thai kỳ” và “Các bệnh lý dị ứng ở trẻ em”.

Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, siêu âm… bệnh nhân được chẩn đoán bị xoắn tinh hoàn ngày thứ 7 dẫn đến hoại tử tinh hoàn và được ê-kíp khoa Thận - Tiết niệu của Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long tiến hành phẫu thuật cắt bỏ 1 tinh hoàn. Sau phẫu thuật, bệnh nhân phục hồi sức khỏe tốt và đã xuất viện sau 2 ngày nằm viện.

Chú thích ảnh

Theo Ths-BS Trần Hữu Thiện - BS Chuyên khoa Tiết niệu - Nam học đồng thời là BS tham gia trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, xoắn tinh hoàn là dạng bệnh hiếm gặp, xảy ra khi người bệnh có tinh hoàn lạc chỗ, không ở đúng vị trí trong bìu. Các trường hợp này làm cho cuốn tinh hoàn dài, tinh hoàn không cố định, dễ xảy ra tình trạng xoắn do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc hoàn toàn lượng máu đến tinh hoàn.

Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện như: đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn, bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; phía tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn. Tuy nhiên, nếu để tình trạng xoắn tinh hoàn quá 6 giờ, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Chú thích ảnh

Khi trẻ nhỏ (bé trai) sinh ra có dấu hiệu không sờ chạm tinh hoàn hoặc chỉ có 1 tinh hoàn, cha mẹ nên lưu ý cho trẻ đi khám và điều trị sớm. Tránh các biến chứng nguy hiểm như hoại tử tinh hoàn do xoắn, ung thư tinh hoàn hoặc có thể dẫn đến vô sinh. Cách phát hiện chính xác nhất là siêu âm doopler. Tinh hoàn ẩn có thể điều trị bằng cách hạ tinh hoàn về đúng vị trí trong bìu bằng phương pháp mổ hở hoặc phẫu thuật nội soi.

Cũng theo BS Thiện, việc loại bỏ 1 tinh hoàn do xoắn hoại tử thường không ảnh hưởng đến mức độ tiết nội tiết tố nam (testosterone) của người bệnh nếu anh ta vẫn còn 1 tinh hoàn với chức năng bình thường. Cắt bỏ tinh hoàn do hoại tử không làm mất đi khả năng làm cha của người bệnh vì tinh hoàn còn lại vẫn sản xuất tinh trùng bình thường.

PTTT

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm