(Thethaovanhoa.vn) - Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Quá trình đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích trong kinh thành Huế gắn liền với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước
Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Với một di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam và thế giới.
Thơ văn trên kiến trúc tại Đại Nội với chất liệu pháp lam (men), những bài thơ được trang trí ở các ô học trên mái của điện Thái Hòa theo lối nhất thi nhất họa. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Hiện tại, cố đô Huế đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng. Ngày 11 tháng 12 năm 1993, Quần thể di tích Cố đô được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới.
Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837. Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn. Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17 bức họa tiết và 1 bức họa thư, gồm các chủ đề về vũ trụ, núi sông, chim thú, sản vật, vũ khí...tập hợp thành bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Đại Nội Huế lung linh trong đêm. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Đại Nội Huế lung linh trong đêm nhờ hiệu ứng ánh sáng nghệ thuật. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Về kiến trúc lăng Khải Định được người đời sau thường đặt ra ngoài dòng kiến trúc truyền thống thời Nguyễn bởi sự pha trộn kiến trúc Đông Tây Kim Cổ lạ thường, với các tác phẩm nghệ thuật ghép tranh sành sứ độc đáo. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Đại Nội Huế lung linh trong đêm nhờ hiệu ứng ánh sáng nghệ thuật. Ảnh: Hồ Cầu-TTXVN
Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng toạ lạc trên triền núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế là lăng mộ của vua Khải Định, vị vua thứ 12 của triều Nguyễn. Lăng được xây dựng từ năm 1920 ngay sau khi Khải Định lên ngôi. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Ngọ Môn là khu vực hành chính tối cao của triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau là Tử cấm thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Quang cảnh lễ tế tại đàn Nam Giao, Huế. Ảnh: Anh Tuấn-TTXVN
Điện Thái Hoà là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế. Điện cùng với sân chầu là địa điểm được dùng cho các buổi triều nghi quan trọng của triều đình như: lễ Đăng Quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần chính thức và các buổi đại triều được tổ chức 2 lần vào ngày mồng 1 và 15 âm lịch hàng tháng. Trong chế độ phong kiến cung điện này được coi là trung tâm của đất nước. Điện được xây dựng vào năm 1805 thời vua Gia Long. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Tin nóng thể thao sáng 23/4: HLV Italy dự đoán đúng về tỉ số trận đấu của VTV Bình Điền Long An; thủ môn Top 10 thế giới vắng mặt ở trận đấu của ĐT Việt Nam...
Bản chuyển thể điện ảnh Kiêu hãnh và định kiến (Pride and Prejudice) năm 2005 của đạo diễn Joe Wright, dựa trên tiểu thuyết kinh điển của Jane Austen, đã trở lại các rạp chiếu toàn cầu vào năm 2025, đánh dấu 20 năm kể từ ngày ra mắt và khẳng định vị thế biểu tượng văn hóa.
Đọc lại hồi ký "Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập" (NXB Thông tấn, Alphabooks) của thiếu tướng Hoàng Đan, người đọc không chỉ thấy chân dung một vị tướng tài ba, dạn dày trận mạc với tư duy quân sự sắc sảo.
Theo số liệu mới nhất từ Hiệp hội quốc tế các chuyên gia du thuyền (Clia), năm qua có tới 93.000 người Bỉ lựa chọn đi du lịch bằng tàu biển, tăng đáng kể so với con số 83.000 hành khách của năm trước đó.
Triển lãm ô tô lớn nhất thế giới sẽ khai mạc tại Thượng Hải ngày 23/4, nơi các nhà sản xuất ô tô nước ngoài thể hiện quyết tâm cạnh tranh với các đối thủ Trung Quốc đang thống trị mạnh mẽ phân khúc xe điện mới.
Trong bối cảnh Cristiano Ronaldo được cho nghỉ để dưỡng sức cho đấu trường châu lục, Al Nassr đã có một trận đấu đầy khó khăn nhưng cũng rất hấp dẫn trên sân của Damac tại vòng 29 Saudi Pro League.
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng Bộ Quốc phòng triển khai tổ chức lễ diễu binh, diễu hành quy mô lớn.
Lịch thi đấu bóng chuyền hôm nay ngày 23/4/2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật chi tiết các lịch thi đấu bóng chuyền trong và ngoài nước diễn ra ngày hôm nay.
Những ngày cuối tháng Tư, trên độ cao gần 2.000 mét, hàng ngàn cây chè Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi vào vụ Xuân, cũng là thời điểm người dân Hà Giang bắt đầu thu hái chè Xuân trên đỉnh Tây Côn Lĩnh - dãy núi trải dải trên hai huyện Hoàng Su Phì và Vị Xuyên, cách thành phố Hà Giang khoảng 46 km.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án hình sự và khuyến cáo người dân không sử dụng 12 loại sữa giả; không nên sử dụng 72 sản phẩm sữa đang được tiếp tục điều tra của Công ty cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Lịch thi đấu bóng chuyền AVC Women's Champions League 2025 hôm nay ngày 23/4 - Cập nhật chi tiết lịch giải bóng chuyền giải vô địch các CLB bóng chuyền nữ châu Á 2025.
Thanh Thúy và Như Quỳnh cùng các đồng đội ở VTV Bình Điền Long An giành chiến thắng 3-1 trước đội bóng Iran Saipa Tehran và giành quyền vào tứ kết giải Châu Á nhưng các CĐV vẫn chỉ ra vấn đề lớn.