Ngày 28/6, tại đàn Âm hồn (số 73 Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, thành phố Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức Lễ tế Âm hồn năm 2024 tưởng nhớ đồng bào, chiến sĩ vong mạng trong biến cố thất thủ Kinh đô năm 1885.
Sau gần 5 năm triển khai, dự án Bảo tồn, tu bổ và tôn tạo hệ thống Kinh thành Huế giai đoạn 1 đã tiến hành di dời hơn 5.000 hộ dân và từng bước trả lại không gian, diện mạo vốn có cho Khu di sản Huế.
Theo lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, dự án Phục hồi và tôn tạo điện Kiến Trung trong khu vực Tử Cấm Thành Huế được khởi công vào tháng 2/2019, đang bước vào giai đoạn trang trí hoàn thiện; dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2023.
Chúng ta sắp đón một cột mốc đặc biệt vào ngày 17/6 tới, khi cố đô Huế chính thức tổ chức lễ kỷ niệm tròn 30 năm nhận danh hiệu Di sản Thế giới từ UNESCO. Đáng nói, đây cũng là Di sản Thế giới đầu tiên tại Việt Nam.
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): Trong tháng 4-5/2023, tại Huế sẽ diễn ra nhiều hoạt động rất hấp dẫn, góp phần làm phong phú các sản phẩm văn hóa, du lịch ở vùng đất cố đô.
Ngoài các địa điểm nước ngoài, đáng chú ý, tại Việt Nam, Ninh Bình là điểm đến mà du khách có thể tận hưởng mức giá phòng cạnh tranh nhất trong tháng 4 này!
Với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”, tối 25/6, tại Quảng trường Ngọ Môn (thành phố Huế), UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức Chương trình nghệ thuật đêm khai màn Tuần lễ Festival Huế 2022.
Dù xu hướng thời trang phát triển không ngừng nhưng những thiết kế áo dài Việt luôn giữ được nét tinh hoa của quốc phục xưa. Trên mảnh đất Cố đô Huế, người dân và chính quyền nơi đây vẫn đang nỗ lực không ngừng để hồi sinh, đưa áo dài trở lại trong đời sống thường nhật.
Thừa Thiên - Huế vốn là chiếc nôi sản sinh của áo dài ngũ thân, đồng thời là mảnh đất gìn giữ, nuôi dưỡng và phát triển áo dài Việt Nam trong suốt hàng trăm năm qua.
Đó là chủ đề của Lễ hội khinh khí cầu khai màn vào ngày 25/6 tại sân Hàm Nghi trong khu vực Kinh thành Huế (thành phố Huế). Đây là sự kiện hấp dẫn, thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia trong khuôn khổ Tuần lễ Festival Huế 2022.
Ngày 17/4, tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ tiếp nhận và trưng bày hai cổ vật gồm Mũ quan đại thần và Áo Nhật bình cung tần triều Nguyễn đã qua đấu giá thành công ở nước ngoài do Tập đoàn Sunshine tặng.
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn.
Nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), chiều 21/11, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tổ chức buổi thuyết trình, giới thiệu về một số di sản văn chương thời Nguyễn, đặc biệt là bản Truyện Kiều chép tay của Hoàng gia triều Nguyễn.
Mới đây, buổi sáng ngồi uống cà phê với một người anh quen biết từ thời đi học, tôi được nghe câu hỏi: cậu có đọc tin tức về những chiếc cổng mới được phát hiện ở Thượng thành Huế?
Ngày 10/6, Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức Hội thảo khoa học “Kinh đô Huế thế kỷ XIX”. Hội thảo đã công bố nhiều kết quả nghiên cứu mới về giá trị di sản Cố đô Huế thời cực thịnh trên nhiều mặt về kiến trúc, cảnh quan; chính trị, quân sự; văn hóa, xã hội qua đó góp phần nhận diện toàn cảnh Kinh đô Huế vào thế kỷ XIX.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, từ ngày 23 tháng Chạp đến ngày Mùng 7 Tết nguyên đán Canh Tý, tại khu vực Đại nội (Kinh thành Huế) sẽ diễn ra nhiều chương trình, hoạt động đặc sắc tái hiện Tết cổ truyền Cung đình Huế.
Quá trình đầu tư cho công tác trùng tu, tôn tạo các di tích trong kinh thành Huế gắn liền với quá trình đổi mới, phát triển kinh tế xã hội của đất nước