Thư gửi robot Citizen: Hãy nghĩ cho người khác!

14/01/2022 15:25 GMT+7

(Thethaovanhoa.vn) - Sophia thân mến!

Bãi rác Nam Sơn ngừng tiếp nhận, rác thải ứ đọng nhiều đường phố Hà Nội

Bãi rác Nam Sơn ngừng tiếp nhận, rác thải ứ đọng nhiều đường phố Hà Nội

Theo đại diện Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội cho biết hồ chứa ở bãi rác Nam Sơn gặp sự cố do mực nước vượt mức an toàn, bãi rác ngừng tiếp nhận chất thải.

Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Nhìn lại năm 2021 vừa qua, tôi thấy, rác thải cũng là câu chuyện có tính thời sự. Bởi từ khi có đại dịch Covid-19, loại rác thải y tế có nguy cơ lây nhiễm cao cũng tăng lên theo cấp số nhân khi số ca nhiễm bùng phát, gây ra sức ép rất lớn đối với công tác thu gom, xử lý.

Trong khi đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt vẫn là câu chuyện muôn thuở. Lần gần đây nhất, chuyện ùn ứ rác thải xảy ra tại Hà Nội là vào đầu tháng 11/2021. Thời điểm ấy, bãi rác Nam Sơn ngừng tiếp nhận và xử lý rác khiến cho hàng trăm xe thu gom đầy rác thải sinh hoạt phủ bạt nằm la liệt trên nhiều tuyến phố. Nhưng chắc hẳn không phải chỉ riêng tôi mà có lẽ rất nhiều người cũng ngạc nhiên khi chúng ta biết rằng, hiện tại Hà Nội có đến 17 khu xử lý rác trong quy hoạch, vậy mà cho đến nay chỉ có vài ba điểm đang hoạt động.

Chú thích ảnh
Rác thải ứ đọng nhiều ngày. Nguồn: TTXVN

Tôi xin được cập nhật với Sophia rằng, trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, tại Điều 75 có quy định nguyên tắc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành 3 loại cụ thể là: a/Chất thải rắn có khả năng tái chế, b/ Chất thải thực phẩm và c/ Chất thải rắn sinh hoạt khác. Nhưng việc thực hiện điều này phụ thuộc vào quá nhiều thứ. Đối với người dân là ý thức tự giác, với cơ quan quản lý là việc thanh kiểm tra, rồi trang thiết bị, phương tiện dùng để thu gom.

Có một câu chuyện tôi đọc trên mạng xã hội, kể về một anh thanh niên, vì muốn tìm hiểu nước Đức cho nên đã một mình ᵭến đấy thuê chung cư ở. Anh tìm được một gian phòng rất ấm áp, chủ nhà là một ông lão hòa ái, dễ gần. Ngoài ra, rác thải sinh hoạt cũng không cần ᵭem xuống phía dưới, chỉ ᵭặt ở cửa ra vào sẽ có công nhân vệ sinh ᵭến lấy theo lịch, cả hành lang sạch sẽ ᵭến mức không có một hạt bụi.

Sau khi xem phòng, anh thấy rất hài lòng, liền muốn ký hợp ᵭồng thuê dài hạn với ông chủ. Chủ nhà cười và bảo anh rằng nên ký hợp đồng 5 ngày sống thử trước đã.

Vào cái ngày sắp hết hạn sống thử, anh thanh niên đã làm vỡ một cái ly thủy tinh. Khi ông chủ nhà đến, anh thanh niên đã nhanh tay quét dọn xong những mảnh vỡ và cho vào một cái bao, đặt ở bên ngoài. Không đợi anh mở lời, ông hỏi ngay: “Những mảnh vỡ thủy tinh kia đâu rồi?” Và rồi theo chỉ dẫn của anh, ông lão đến mở bao rác ra xem, sắc mặt không vui. Rồi ông thông báo không cho anh thuê phòng nữa.

Chú thích ảnh
Công nhân môi trường vệ sinh, dọn rác thải vương vãi ra đường tại đường Khúc Thừa Dụ (quận Cầu Giấy). Nguồn: TTXVN

Anh thanh niên ngạc nhiên liền hỏi: “Có phải do tôi làm vỡ cái ly mà ông yêu thích?“. “Không phải! Lý do là vì trong tâm anh không nghĩ cho người khác” - ông lão trả lời.

Rồi tự tay ông đổ rác trong bao ra phân loại lại một lần nữa. Sau khi cho tất cả mảnh vỡ thủy tinh vào một bao, ông lấy bút viết lên: “Bên trong là mảnh thủy tinh, nguy hiểm!”, bao chứa các loại rác khác, ông viết: “An toàn”.

Trong câu chuyện kể trên, việc không phân loại rác của anh thanh niên đã bị “trả giá” bằng việc không được thuê nhà. Còn với chúng ta, thì sao? Theo khoản 2 Điều 77 của Luật Bảo vệ môi trường 2020, các cơ sở thu gom, vận chuyển có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo luật định.

Những ngày Tết cổ truyền của Việt Nam sắp đến rồi, đấy cũng là dịp mọi người dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ dùng, chuẩn bị đón Tết, chắc chắn sẽ thải ra nhiều loại rác khác nhau. Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ "biết nghĩ cho người khác" từ năm mới này.

Tạm biệt Sophia, hẹn gặp thư sau!

Xuân An

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm