02/09/2023 14:46 GMT+7 | Thể thao
Truyền thông Hàn Quốc đánh giá tuyển nữ Việt Nam đang ở "thời hoàng kim" sau chiến thắng trước tuyển Hàn Quốc. Có lẽ không quá lời khi chúng ta nói rằng bóng chuyền nữ Việt Nam đang có "Thế hệ vàng" thứ 2 và họ đang làm tốt hơn "Thế hệ vàng" thứ nhất.
Khi nhắc đến Thế hệ "vàng" của bóng chuyền nữ Việt Nam, ngươi ta thường nhắc đến những Ngọc Hoa, Kim Huệ, Hà Thị Hoa, Nguyễn Thị Xuân, Phạm Thị Yến, Bùi Thị Huệ, Đinh Diệu Châu…
Họ sinh cùng thời, tài năng và cùng nhau giúp bóng chuyền nữ Việt Nam đạt nhiều thành tích cao ở các giải đấu. Sau khi những ngôi sao nói trên lần lượt giải nghệ hoặc qua thời đỉnh cao (Bùi Thị Huệ và Nguyễn Thị Xuân vẫn còn thi đấu cho CLB của họ cho tới thời điểm năm 2023), nhiều người đã lo lắng về khoảng trống thế hệ.
Nhưng bây giờ chúng ta đang có thế hệ "vàng" thứ 2 và dù chưa thi đấu cùng nhau quá lâu, họ đang đưa bóng chuyền nữ Việt Nam tiến xa hơn so với những gì thế hệ "vàng" thứ nhất đã làm được.
Có thể khẳng định Thanh Thúy (25 tuổi), Kiều Trinh (22), Như Quỳnh (21), Tú Linh (24), Nguyễn Thị Trinh (26), Lâm Oanh (25), Kim Thoa (25), Nguyệt Anh (25), Khánh Đang (22), Phạm Thị Hiền (24), Đoàn Thị Xuân (26)… đã và đang tạo nên thế hệ "vàng" thứ 2 cho bóng chuyền nữ Việt Nam.
Chỉ trong khoảng 2 năm qua, dàn VĐV thế hệ mới đã giúp bóng chuyền nữ Việt Nam gặt hái rất nhiều thành tích ấn tượng mà nhiều cột mốc trong đó thế hệ đàn chị nổi tiếng đi trước chưa làm được.
Tháng 8/2022, tuyển Việt Nam với Thanh Thúy, Kiều Trinh, Như Quỳnh, Lâm Oanh, Kim Thoa, Nguyễn Thị Trinh, Nguyệt Anh… đã vào tới bán kết cúp bóng chuyền nữ Châu Á và xếp thứ 4 chung cuộc, sánh ngang với thành tích tốt nhất chúng ta từng đạt được ở giải này trước đó vào năm 2012 với nhiều ngôi sao thuộc thế hệ "vàng" thứ nhất trong đội ngũ.
Tiếp nối thành công, chỉ trong hơn 4 tháng trở lại đây, Thanh Thúy, Kiều Trinh và đồng đội liên tục gặt hái thành công ấn tượng như vô địch cúp các CLB bóng chuyền nữ Châu Á lần đầu tiên trong lịch sử, giành HCB bóng chuyền nữ SEA Games 32 sau trận đấu cân bằng nhất trong lịch sử các cuộc đối đầu với Thái Lan ở chung kết SEA Games, vô địch AVC Challenge Cup lần đầu tiên trong lịch sử, lần đầu tiên tham dự một giải đấu tầm thế giới khi đánh FIVB Challenger Cup 2023 ở Pháp. Bây giờ, chúng ta lại gần như chắc chắn vào bán kết giải vô địch bóng chuyền nữ Châu Á lần đầu tiên trong lịch sử.
Nhiều người tiếc nuối vì bóng chuyền nữ Việt Nam chưa khi nào có được đội hình vừa đạt chất lượng cao, vừa đồng đều ở mọi vị trí nhưng rõ ràng bây giờ là lúc chúng ta đang có được sự cân bằng tốt hơn trong quá khứ.
Với thế hệ "vàng" thứ nhất, Ngọc Hoa, Kim Huệ tạo thành cặp phụ công hàng đầu Đông Nam Á nhưng chúng ta lại thiếu một chủ công tầm cỡ như Thanh Thúy bây giờ và cũng không có một đối chuyền như Kiều Trinh của hiện tại.
Bây giờ chúng ta chưa có phụ công nào đạt tầm của Ngọc Hoa, Kim Huệ ngày trước nhưng Nguyễn Thị Trinh vẫn chơi không tệ và Phạm Thị Hiền là nhân tố mới đầy hứa hẹn. Ngoài ra, nếu Trà Giang chia tay ĐTQG thì chúng ta vẫn còn Lê Thanh Thúy. Họ chắn bóng hay tấn công tuy không đến mức xuất sắc nhưng vẫn khá hiệu quả.
Bù lại, ở mặt trận tấn công, chúng ta có Thanh Thúy, Kiều Trinh, Như Quỳnh và Tú Linh trong đó Thanh Thúy đã ở đẳng cấp Châu Lục và trong chừng mực nào đó, đã vươn tới tầm thế giới. Kiều Trinh, Tú Linh, Như Quỳnh đều có khả năng tấn công rất tốt ở tầm Đông Nam Á. Thậm chí, Kiều Trinh có thể đạt tầm Châu Á.
Về tổng thể, Thế hệ hiện tại tạo nên một đội bóng cân bằng hơn so với Thế hệ "vàng" quá khứ. Đa số họ mới sắp hoặc đang ở độ chin trong sự nghiệp, còn có thể nâng cao trình độ và chơi với hiệu quả cao trong những năm tới đây.
Họ đã giúp bóng chuyền nữ Việt Nam chinh phục những cột mốc thành tích mà thế hệ Ngọc Hoa, Kim Huệ ngày trước không làm được và họ hứa hẹn sẽ còn giúp chúng ta gặt hái những thành công mới trong tương lai.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất