Tết sắp đến, những ngày đầu năm mới ai cũng muốn mọi việc được suôn sẻ, thuận lợi. Tết truyền thống của người Việt vốn có rất nhiều phong tục. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu tập tục kiêng kỵ ngày tết của 3 vùng miền Bắc, Trung, Nam, bởi dù sao người Việt vẫn tuân theo một điều luật đơn giản: Có thờ có thiêng, có kiêng có lành.
Miền Bắc:
* Kiêng quét nhà: Trong 3 ngày tết, kiêng quét nhà vì sợ quét hết vận đỏ đi. Vì thế, ai cũng quét dọn nhà cửa, vườn tược trước lúc giao thừa. Hoặc trong 3 ngày tết thì quét rác vào góc nhà, rồi qua ngày mồng Ba mới hót rác đổ đi.
* Kiêng không treo những tranh xui xẻo như: đánh ghen, kiện tụng… mà phải tìm treo tranh mang ý tài lộc như lợn, gà, cậu bé…
* Kiêng cho lửa ngày tết: Ngày mùng Một tết người ta rất kỵ người khác đến xin lửa nhà mình. Vì quan niệm lửa là đỏ là may mắn. Cho người khác cái đỏ trong ngày mùng Một tết thì cả năm đó trong nhà sẽ gặp nhiều điều không may như làm ăn thua lỗ, trong nhà lủng củng, ra đường hay gặp tai bay vạ gió.
* Kiêng cho nước đầu năm: Vì nước được ví như nguồn tài lộc trong câu chúc tiền vào như nước, nếu cho nước thì coi như mất lộc.
* Rắc vôi bột ở 4 góc vườn: Ở nông thôn, nhà nào cũng rắc vôi bột ở 4 góc vườn rồi vẽ hướng ra phía cổng để xua đuổi ma quỷ. Vì thế, dân gian có câu: “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”. Đầu năm bạn mua muối tặng cho mọi người cũng chính là lời chúc năm mới làm ăn phát đạt, gặp nhiều may mắn.
* Xông nhà: Những người “nặng vía”, không hợp tuổi với gia chủ đừng nên đến xông nhà ngày đầu năm. Người có tang không nên xông đất nhà người khác để tránh xui xẻo.
* Tránh nói giông: Ngày đầu năm, ta phải hết sức tránh những ngôn ngữ, hành động có thể đem lại sự không may, còn gọi là nói giông hoặc nói xui như: chết rồi, tiêu rồi…
* Kiêng làm vỡ bát, đĩa: Bát, đĩa tượng trưng cho gia đình, vì thế, trong ngày này không được đánh vỡ bát đĩa, ấm chén, cãi nhau, chửi nhau, kiêng những điều không vui xảy ra với gia đình.
* Kỵ mai táng: Ngày tết Nguyên đán là ngày vui của toàn dân tộc, ngày mở đầu cho vận hội hanh thông của cả một năm, có ý nghĩa rất thiêng liêng. Gia đình phải tạm gác mối sầu riêng để hòa chung với niềm vui toàn dân tộc. Vì vậy có tục lệ cất khăn tang trong ba ngày tết. Nhà nào có đại tang kiêng đi chúc tết, mừng tuổi bà con, xóm giềng, ngược lại bà con xóm giềng lại cần đến chúc tết và an ủi gia đình bất hạnh.
Miền Trung
* Kiêng ăn một số món: Người dân miền Trung có tục kiêng ăn trứng vịt lộn, thịt vịt trong ngày tết và cả tháng đầu năm. Người ta cho rằng, ăn thịt vịt sẽ gặp xui xẻo. Một số vùng không ăn tôm vì sợ… đi giật lùi như tôm. Nếu ăn trong ngày tết, công việc sang năm sẽ lùi chứ không thể tiến tới.
* Kiêng mua quần áo màu trắng, vải trắng trong suốt tháng Giêng âm lịch.
Miền Nam
* Ở một số vùng quê Nam Bộ còn có tục kiêng không để cối xay gạo trống vào những ngày đầu năm. Điều này tượng trưng cho việc thất bát, mất mùa năm tới. Chính vì vậy, người ta thường đổ một ít lúa vào cối xay, ngụ ý cầu mong năm mới lúa gạo đầy tràn.
* Ngày tết có lệ ai đến nhà, bất kể giờ giấc nào, gia chủ cũng dọn cỗ, mời uống rượu, ăn bánh. Khách không được từ chối bữa ăn, dù no cũng phải nhấm nháp chút ít.
* Đi đâu xa cũng phải về nhà trước giờ giao thừa. Ai không về kịp xem như cả năm sau người ấy phải bôn ba vì công việc làm ăn.
* Sau khi quét dọn phải cất hết chổi. Nếu trong ngày tết để mất chổi nghĩa là năm đó gia đình sẽ bị trộm vét sạch của.
Ca khúc "Việt Nam – Hồ Chí Minh" do nhạc sĩ Đinh Khánh Ly sáng tác và thể hiện cùng ban nhạc Âm dấu đã chính thức được gửi đến khán giả. Đặc biệt, ca khúc này sử dụng Rock như một chất dẫn tuyệt vời để kể câu chuyện về cuộc đời, sự nghiệp vĩ đại của Bác Hồ kính yêu.
Trong chặng đường bôn ba tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân đến Hong Kong (Trung Quốc) để hoạt động cách mạng dưới tên gọi Tống Văn Sơ trong khoảng thời gian đầu những năm 1930.
Thiết thực chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và 114 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025), sáng 16/5, tại Trung tâm Văn hóa Du lịch tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn chủ đề “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của Đảng và Nhân dân Việt Nam”.
Nhà văn, nhà báo, đạo diễn Minh Chuyên, người có nhiều đóng góp xuất sắc cho nền văn học nghệ thuật và điện ảnh Việt Nam đã vinh dự được Chủ tịch nước ký quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động.
Cô ấy mới 22 tuổi, là một trong những tay đập trẻ tài năng trong làng bóng chuyền nữ Việt Nam hiện tại. Nhưng cô ấy còn sở hữu vẻ ngoài nóng bỏng và cũng đang trên hành trình theo đuổi một nghề nghiệp đặc biệt.
Với trái tim luôn hướng về trẻ thơ và văn hóa dân tộc, NTK Yến Ngô đã để lại dấu ấn đẹp tại Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X – năm 2025 bằng hành động thiết thực và đầy cảm xúc
Ngày 10/05/2025 – Trong không gian xanh mát tại khu đô thị Ecopark (Hà Nội), giải đấu HoanTT PickGO 2025 đã chính thức khép lại "Hành trình 50 ngày chuyển đổi" - hành trình gieo mầm cảm hứng sống khỏe và kết nối những con người cùng chung khát khao lan tỏa giá trị sống tích cực đến cộng đồng.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 16/5/2025. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp bóng đá Việt Nam, bóng đá Anh, Tây Ban Nha, La Liga...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Lễ đón Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Thái Lan thăm chính thức Việt Nam.
"Ho, Ho, Ho Chi Minh: Chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng!" là điệp khúc của Bài Ca Hồ Chí Minh phiên bản tiếng Tây Ban Nha mà cậu sinh viên Claudio De Negri vừa hát, vừa giơ cao tay giữa biển người.
Làn sóng Hallyu (Korean Wave) tiếp tục chứng minh sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên toàn thế giới, đặc biệt thông qua các bộ phim truyền hình Hàn Quốc (K-Drama).
Liên đoàn Bóng chuyền Indonesia đã chính thức công bố danh sách các vận động viên (VĐV) tập trung cho đội tuyển nữ quốc gia, chuẩn bị cho hai giải đấu quan trọng sắp tới: AVC Nations Cup và SEA V.League.