Sau đại dịch, đây là "lao động xuất khẩu" đang được giới kinh doanh nước ngoài "bơm tiền", sẵn sàng tăng lương gấp 3 để chiêu mộ nhân tài

09/12/2022 14:44 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Trong khi mức lương ở Nhật Bản đang bị chững lại thì các nhà hàng cao cấp ở nước ngoài lại đưa ra con số hấp dẫn để mời các đầu bếp tới làm việc.

Vì sao nghề đầu bếp sushi được ưa chuộng?

Một trong những "lao động xuất khẩu" được tìm kiếm nhiều nhất của Nhật Bản hiện nay là đầu bếp sushi. Ẩm thực Nhật Bản được toàn thế giới yêu thích, vì vậy, nhu cầu về các đầu bếp được đào tạo tại địa phương đã tăng lên.

Hai năm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, đối tượng thực khách nước ngoài giàu có quan tâm đến món ăn Nhật nhưng không thể sang quốc gia Đông Bắc Á chính là động lực thúc đẩy các nhà hàng tìm kiếm đầu bếp sushi Nhật được đào tạo bài bản. Đặc biệt, đầu bếp biết ngoại ngữ nhận mức lương rất hậu hĩnh.

Nhu cầu tuyển ở Hồng Kông, Singapore, Trung Đông đặc biệt mạnh. Theo nhà phân tích Kaoru Obana thuộc Washoku Agent: "Một khi đại dịch kết thúc và du lịch nước ngoài trở nên dễ dàng hơn, số lượng tuyển dụng sẽ tăng hơn nữa".

Học viện Sushi Tokyo thì ghi nhận số lượng tuyển dụng bắt đầu phục hồi từ năm ngoái, chủ yếu từ châu Âu. Người phát ngôn học việc cho biết: "Các nhà hàng đã hoạt động trở lại bình thường và thực khách quay trở lại, nhưng nhiều đầu bếp quay về Nhật nên nhiều đơn vị phải tuyển dụng cần bổ sung vị trí trống".

Sau đại dịch, đây là "lao động xuất khẩu" đang được giới kinh doanh nước ngoài "bơm tiền", sẵn sàng tăng lương gấp 3 để chiêu mộ nhân tài - Ảnh 2.

Đầu bếp Naoya Kawasaki - Ảnh: Sushi Oribe

"Nhiều quán sushi muốn tuyển đầu bếp Nhật để đáp ứng nhu cầu của thực khách sành ăn muốn đến Nhật nhưng không thể. Phong cách để đầu bếp quyết định món ăn (omakase) đang bùng nổ, thực khách thường hỏi có đầu bếp Nhật hay không", nhà phân tích Obana cho biết.

Đầu bếp bậc thầy Naoya Kawasaki là ví dụ tiêu biểu. Ông là một trong những đầu bếp nổi tiếng nhất ở Malaysia, chỗ ngồi tại quán nơi thực khách có thể trò chuyện với Kawasaki thường được đặt hết trước 1 tháng. Thậm chí, chúng nổi tiếng đến mức ngay cả chủ nhà hàng cũng nói rằng ông không thể đặt chỗ. 

Năm 2021, Bộ nông nghiệp Nhật Bản bổ nhiệm Kawasaki làm đại sứ thiện chí quảng bá ẩm thực Nhật Bản.

Kawasaki đã sống ở Malaysia từ năm 2015 sau khi làm việc 21 năm tại một chuỗi cửa hàng sushi lớn ở Tokyo và những nơi khác để trau dồi kỹ năng của mình. Anh tự học tiếng Anh.

"Thành thật mà nói, tôi vẫn chưa thông thạo ngôn ngữ này. Đầu bếp ở đây được yêu cầu phải thú vị hơn ở Nhật Bản", Kawasaki nói và cho biết anh ấy có thể nói với khách hàng của mình về nguồn gốc của các nguyên liệu và kỹ thuật làm sushi. Khi nói chuyện không hiệu quả, anh ấy chỉ ra hiệu để đưa ra quan điểm của mình.

Sau đại dịch, đây là "lao động xuất khẩu" đang được giới kinh doanh nước ngoài "bơm tiền", sẵn sàng tăng lương gấp 3 để chiêu mộ nhân tài - Ảnh 3.

"Tôi thỉnh thoảng ca hát và nhảy múa trong khi làm sushi. Phong cách của tôi có thể quá bình thường, nhưng tôi cố gắng phục vụ khách hàng mà không quá lố", nam đầu bếp cho biết thêm.

Các nhà tuyển dụng tăng lương để chiêu dụ đầu bếp

Học viện Sushi Tokyo, trường đào tạo các đầu bếp sushi, cũng là nơi điều hành trang web Sushi Job, cho biết các lời mời làm việc bắt đầu phục hồi vào năm ngoái, chủ yếu từ châu Âu. Các nhà hàng đã hoạt động bình thường và khách hàng đã quay trở lại.

Bộ Nông nghiệp Nhật xác định số lượng nhà hàng Nhật ở nước ngoài trong vòng 8 năm qua tăng gấp 3 lần – lên đến 159.000 quán năm 2021. Xu hướng tăng tiếp tục ngay cả trong thời điểm đại dịch.

Các đầu bếp Nhật Bản cũng ngày càng bị cám dỗ bởi mức lương cao hơn được ở nước ngoài. Mức lương hiện tại của Kawasaki cao gấp đôi số tiền anh từng nhận ở Nhật Bản. Khách hàng của Sushi Oribe thường là những người giàu có và họ thường cố gắng lôi kéo anh ta đi làm ở nơi khác.

Thông thường, một đầu bếp sushi được trả từ 3 triệu yên đến 5 triệu yên hàng năm. Nhưng nhiều nhà hàng ở nước ngoài sẽ trả từ 5,5 triệu yên đến 6,5 triệu yên.

Ở Bắc Mỹ, mức lương thậm chí còn cao hơn, với những lời đề nghị nhảy vọt từ 8 triệu yên đến 8,5 triệu yên. 

Sau đại dịch, đây là "lao động xuất khẩu" đang được giới kinh doanh nước ngoài "bơm tiền", sẵn sàng tăng lương gấp 3 để chiêu mộ nhân tài - Ảnh 4.

Đầu bếp sushi được trả lương cao khi làm việc ở nước ngoài - Ảnh: Monny Lam

Tại Washoku Agent, 65% đầu bếp sushi kiếm được hơn 6 triệu yên vì nhiều người đã chuyển ra nước ngoài làm việc.

Giám đốc Connect Yuichiro Hama cho biết: "Khi các nhà hàng hoạt động bình thường trở lại, họ đang cạnh tranh để thuê đầu bếp sushi. Ngoài ra, đồng yên yếu cho phép các nhà hàng đưa ra mức lương cao hơn bằng đồng yên".

Ở những quốc gia cho tiền boa, các đầu bếp thậm chí có thể kiếm được nhiều tiền hơn, tiền thưởng ngang với tiền lương của họ trong mùa cao điểm.

Nhìn chung, dù làm việc ở nước ngoài không phải là màu hồng vì thuế và chi phí sinh hoạt cao hơn, nhưng thu nhập khả dụng tăng lên nhờ trợ cấp tiền thuê nhà và các hình thức hỗ trợ khác từ các chủ nhà hàng.

Điều kiện làm việc tốt hơn cũng rất thu hút. Học viện Sushi Tokyo cho biết trong khi đầu bếp làm việc tại Nhật luôn bận rộn, người làm việc ở nước ngoài có nhiều ngày nghỉ hơn và có ngày nghỉ vẫn được nhận lương.

Bưu điện Nhật Bản sử dụng máy bay không người lái để giao hàng từ tháng 4/2023

Nguyễn Phượng

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm