Phần 2: Ngắm những bộ trang phục cổ Việt Nam

01/07/2013 18:14 GMT+7 | Văn hoá

(Thethaovanhoa.vn) - Thông qua rất nhiều bức vẽ cổ và tư liệu nghiên cứu của một số quốc gia châu Á, cũng như những tư liệu ít ỏi tại Việt Nam còn sót lại, trang phục của người Việt trong các giai đoạn Lý, Trần, Lê, Nguyễn... đã bước đầu được hệ thống và phục dựng.

Phần 1: Những bộ trang phục cổ Việt Nam

Quan văn, quan võ An Nam trong một tác phẩm của sứ thần Triều Tiên

Quan lại An Nam mặc thường phục năm 1751, qua 3 dị bản khác nhau của bức tranh Hoàng Thanh chức cống đồ

Trang phục của chúa Trịnh Sâm với chiếc mũ Tam Sơn, được phục dựng từ bức tượng đặt tại chùa Kim Liên, Hà Nội

Sự khác nhau giữa trang phục của người Đàng Ngoài (bên trái) và Đàng Trong (bên phải). Tranh của một tác giả nước ngoài

Áo giao lĩnh được sử dụng trong thời Lê Trung Hưng. Bên phải là một số chiếc áo được khai quật tại vườn đào Nhật Tân trước đây. (Ảnh do GS Nguyễn Lân Cường cung cấp)

Tranh vẽ chúa Nguyễn Phúc Thuần (thế kỉ 17) được lưu lại trong nhà thờ Quốc Uy Công tại Huế

Chân dung tham tụng Nguyễn Quý Đức, tranh vẽ thời Lê Trung Hưng


Trang phục Cổn Miện của vua Khải Định.Tuy nhiên, thay vì thắt Tắt tế ở phía trước, ông lại thắt Đại Thụ (vốn là một phục sức để che phía sau) như tranh phục dựng bên phải. Phải chăng đây là một trong những kiểu ăn vận "không hợp thời" của Khải Định, mà các tư liệu cũ đã ghi lại khá nhiều lời công kích?

Cúc Đường

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm