Ngày 9/7: Lực cầu giảm mạnh, VN-Index đuối sức

09/07/2009 14:18 GMT+7 | Thế giới

Thị trường chứng khoán Việt Nam có phiên giảm thứ ba liên tiếp, mặc dù mức giảm là không đáng kể. Có thể thấy, nhà đầu tư đang chờ đợi các công ty công bố kết quả kinh doanh quý II để ra quyết định mua bán cổ phiếu của mình khiến tính thanh khoản sụt giảm và là nguyên nhân làm cho thị trường không thể đủ sức duy trì vị thế tăng điểm.
 

Kết thúc đợt 1, chỉ số VN-Index tăng 3,33 điểm, lên 450,12 điểm (tương đương tăng 0,75%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2.726.010 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 90,39 tỷ đồng. Kết thúc đợt khớp lệnh mở cửa, có 57 mã tăng giá, 50 mã đứng giá tham chiếu, 55 mã giảm giá và 4 mã không có giao dịch là BBT, DCL, ST8, TMS. Đáng chú ý, trong đó có 7 mã tăng trần là DCC, DMC, LGC, VNE, VNM, VPL, BVH và 1 mã giảm sàn là MAFPF1.

Sang đợt khớp lệnh liên tục, chỉ số vẫn duy trì đà tăng nhẹ với khối lượng giao dịch tăng rất chậm. Đến 9h30, toàn thị trường chỉ có hơn 11 triệu đơn vị được giao dịch với giá trị gần 400 tỷ đồng. Chỉ số VN-Index lại bất ngờ lao dốc khá mạnh và có lúc giảm xuống dưới mức đóng cửa phiên trước. Tuy nhiên, sau 75 phút khớp lệnh liên tục, chỉ số VN-Index vẫn giữ được mức tăng 0,19 điểm, lên 446,98 điểm (tương đương tăng 0,04%). Tổng khối lượng khớp lệnh thành công đạt 21.878.540 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt 755,07 tỷ đồng.

Kết thúc phiên giao dịch ngày 09/07/2009, chỉ số VN-Index đóng cửa ở 446,4 điểm, giảm 0,39 điểm (tương đương giảm 0,09%). Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt 26.835.160 đơn vị, giảm 15,68% so với phiên trước. Tổng giá trị giao dịch khớp lệnh đạt 930,008 tỷ đồng, giảm 19,98% so với phiên trước.

Tổng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu và trái phiếu thành công đạt 528.730 đơn vị với tổng giá trị giao dịch đạt hơn 16,64 tỷ đồng. Như vậy, tổng khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 27.363.890 đơn vị (giảm 16,45% so với phiên trước) và tổng giá trị giao dịch đạt 946,644 tỷ đồng (giảm 22,40%).

Trong tổng số 166 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE, có 60 mã tăng giá, 81 mã giảm giá, 25 mã đứng giá tham chiếu. Trong đó, có 13 mã tăng trần, 6 mã giảm sàn là ALT, COM, IFS, TAC, TS4, PTC.

Trong 10 cổ phiếu có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường, có 4 cổ phiếu tăng giá, 5 cổ phiếu giảm giá, 1 mã đứng giá.

Cụ thể, VNM tăng trần 4.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,08%), đạt 102.000 đồng sau khi công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm khả quan. Mã HAG tăng 3.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 4,29%), đạt 73.000 đồng. HPG tăng 500 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,88%), đạt 57.000 đồng. DPM tăng 100 đồng/cổ phiếu (tương đương 0,23%), đạt 43.300 đồng.

Mã duy nhất giữ giá tham chiếu là BVH đóng cửa ở mức 46.400 đồng/cổ phiếu.

Trong khi đó, FPT giảm 1.000 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,39%), còn 71.000 đồng. PVD giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,95%), còn 75.500 đồng. PVF giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 3,70%), còn 39.000 đồng. VCB giảm 1.500 đồng/cổ phiếu (tương đương 2,70%), còn 54.000 đồng.

Mã STB cũng giảm 600 đồng/cổ phiếu (tương đương 1,70%) xuống 34.700 đồng, dẫn đầu thị trường về khối lượng giao dịch báo giá với hơn 3,5 triệu đơn vị (chiếm 13,18% tổng khối lượng toàn thị trường).

Tổng khối lượng của 5 mã có giao dịch lớn nhất thị trường chiếm 34,38% so với tổng khối lượng khớp lệnh trong phiên sáng nay.

Trong phiên giao dịch sáng nay, có 2 mã cùng tăng hết biên độ cho phép 5% là HCM, VIS lên các mức giá tương ứng là 63.000 đồng/cổ phiếu và 31.500 đồng/cổ phiếu. Đáng chú ý, đây là phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp của HCM sau khi công bố kết quả kinh doanh tốt trong 6 tháng đầu năm. Ngược lại, với mức giảm giá mạnh nhất 5%, mã COM đóng cửa chỉ còn 47.500 đồng/cổ phiếu (giảm 2.500 đồng), tổng khối lượng giao dịch hơn 2 nghìn cổ phiếu.

Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì VNM là cổ phiếu tăng giá mạnh nhất khi tăng 4.000 đồng lên mức 102.000 đồng/cổ phiếu, với tổng khối lượng giao dịch gần 72 nghìn cổ phiếu. Ngoài ra, xét về mức tuyệt đối thì SGH, TDH là 2 cổ phiếu cùng giảm giá mạnh nhất khi mất đi 3.000 đồng/cổ phiếu xuống còn mức giá tương ứng là 67.000 đồng và 70.000 đồng.

Trong 4 chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên HOSE, có 2 mã giảm giá và 2 mã đứng giá. Cụ thể, VFMVF1 giảm 100 đồng (tương đương 0,85%), chỉ còn 11.600 đồng/chứng chỉ quỹ. VFMVF4 giảm 200 đồng (tương đương 2,38%), chỉ còn 8.200 đồng/chứng chỉ quỹ. PRUBF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 5.000 đồng/chứng chỉ quỹ. MAFPF1 giữ nguyên mức giá tham chiếu là 4.600 đồng/chứng chỉ quỹ.

Nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua vào 70 mã cổ phiếu với tổng khối lượng mua vào là 2.713.690 đơn vị, bằng 10,11% tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường. Trong đó, HPG được họ mua vào nhiều nhất với 291.030 đơn vị, chiếm 52,58% tổng khối lượng giao dịch của mã này. Tiếp theo là các mã như DPM (225.630 đơn vị), HAG (202.000 đơn vị), SJS (152.850 đơn vị) và PPC (145.310 đơn vị). Đáng chú ý, các mã có được nhà đầu tư nước ngoài mua vào chiếm tỷ trọng lớn trên tổng khối lượng giao dịch là VNM (86,76%), HT2 (81,46%), DHG (81,34%), DPM (79,85%) và KDC (79,44%).

5 cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất
Giá
+/-
%
KLGD
STB
34.700
(600)
-1,70%
3.535.570
VIS
31.500
1.500
5,00%
1.847.940
SBT
13.100
600
4,80%
1.563.670
SSI
64.000
(1.000)
-1,54%
1.295.600
VCB
54.000
(1.500)
-2,70%
982.430
 
 
 
 
 
5 cổ phiếu tăng giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
HCM
63.000
3.000
5,00%
399.850
VIS
31.500
1.500
5,00%
1.847.940
UIC
25.700
1.200
4,90%
205.090
KSH
21.400
1.000
4,90%
10.840
LGC
25.900
1.200
4,86%
136.990
 
 
 
 
 
5 cổ phiếu giảm giá mạnh nhất
Giá
+/-
%
KLGD
COM
47.500
(2.500)
-5,00%
2.480
PTC
11.700
(600)
-4,88%
88.790
TAC
37.100
(1.900)
-4,87%
179.090
TS4
26.400
(1.300)
-4,69%
90.260
ALT
22.800
(1.100)
-4,60%
13.700

(Theo ĐTCK)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm