Nhìn từ Premier League: Tài trợ áo đấu, công cụ quảng cáo hiệu quả?

09/03/2009 20:24 GMT+7 | Bóng đá Anh

(TT&VH Online) - Tại sao các công ty tranh nhau tài trợ áo đấu cho các đội bóng, có phải chỉ đơn giản biến các đội bóng thành công cụ để quảng bá thương hiệu, hay chỉ vì cổ đông chính có cổ phần trong đội bóng đó?. Trên tờ Times, cây bút Gabriele Marcotti đã đưa ra quan điểm của mình.

Tất cả lời giải thích có vẻ sẽ là không đủ. Có đến 19 đội bóng trên tổng số 20 CLB tại giải ngoại hạng đều có nhà tài trợ riêng (duy nhất Westbrom là không có, và họ thật là may mắn)

Hãy điểm qua các nhà tài trợ cho các đội bóng mùa giải này:

Stoke City (Britannia Building Society), Manchester United (AIG) và Newcastle (Northern Rock) đều được đỡ đầu bởi các tập đoàn tài chính. Northern Rock đã tuyên bố phá sản, trong khi AIG xác nhận cổ phiếu mất giá đến 99, 2% trong năm vừa qua (và đã phải xin được hỗ trợ từ chính phủ Mỹ 60 tỉ đô la), còn Britannia, có lẽ giỏi nhất là cầm cự trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện này mà thôi.
 
 
Tại sao các công ty tranh nhau tài trợ áo đấu cho các đội bóng?

Liverpool (Carlsberg), Chelsea (Samsung), Fulham (LG), Bolton (Reebok) and Manchester City (Thomas Cook) đều được tài trợ bởi những thương hiệu quốc tế. Nhưng tôi cũng không chắc sẽ mua những thứ mà họ bán.

Trong khi Middlesbrough được tài trợ bởi Garmin – hãng sản xuất thiết bị GPS , còn hãng sơn Crown Paints cộng tác với Blackburn. Cũng chẳng thể xác định được rằng liệu tôi có cần 1 cái GPS không, còn để trang trí mọi thứ trong nhà, chưa hẳn tôi đã chọn Crown.

Nhà tài trợ của Portsmouth- Oki chuyên làm các thiết bị bán dẫn, máy ATM, máy fax và máy in. Tôi chẳng có nhu cầu mua thiết bị bán dẫn làm gì cả hay cả máy rút tiền nữa (liệu có ai cần mua máy rút tiền trừ khi bạn làm việc cho ngân hàng). Máy Fax ư? Tôi có vẻ quá lạc hậu để sử dụng thứ máy móc văn minh này. Có lẽ tôi sẽ mua máy in từ họ vậy..

Nhà tài trợ của Arsenal có vẻ có máu mặt hơn cả, "họ có thể đưa đến bất cứ nơi nào từ các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Tôi chẳng mấy khi có dịp đến đất nước giàu có này cả, kể cả khi có dịp tôi cũng chỉ chọn hãng hàng không nào phù hợp vào túi tiền mình nhất mà thôi. Tôi mạo muội đoán rằng hơn 60 triệu người trên đất nước này cũng sẽ có cùng suy nghĩ như tôi..

Trường hợp của Wigan thì có lẽ không cần phải bàn cãi, JJB Sports cũng do chính ông chủ đội bóng này làm chủ. Đến sân vận động của Wigan cũng mang cái tên dễ nhớ JJB.
 
Bia Chang có tên trên áo thi đấu của cầu thủ Everton (trái)

Evertons có nhà tài trợ Bia Chang, bán mặt hàng mà tôi có thể sẽ mua, mặc dù những đại lí bán bia quanh chỗ tôi ở không bán loại bia này, được rồi tôi sẽ mua nó trên internet vậy .

Hai đội bóng West Ham (SboBet) và Sunderland (Boylesports) được tài trợ bởi những hãng cá cược. Thú thực về mặt nổi tiếng của họ tôi cũng chưa từng nghe thấy hai cái tên này cho đến khi nhìn thấy SboBet và Boylesports được viết trên những chiếc áo đấu.

Tương tự với nhà tài trợ Mansion của Tottenhams. Họ là công ty chuyên kinh doanh đánh bạc trên mạng. Tôi cũng không chơi Poker trên mạng làm gì, hiển nhiên họ cũng không coi tôi là khách hàng tiềm năng..

Karoo và Acorns là tên 2 nhà tài trợ của Hull và Aston Villa. Trong khi Karoo là nhà cung cấp dịch vụ Internet, khá có tiếng ở Hull, thì tôi chẳng mặn mà gì để thay đổi dịch vụ internet hiện tại cả, đơn giản khu tôi đang ở ( London) họ chẳng phủ sóng. Acorn là tổ chức từ thiện cho trẻ em, Aston villa đồng ý để tên tổ chức trên mặt áo mà không nhận được bất kì một đồng lời nào. Hi vọng, sẽ có nhiều đội bóng học theo tấm gương mà Villa đang làm.

Tất cả là như thế đó! Có bao nhiêu trong số chúng ta sử dụng hay mua sản phẩm của 19 hãng trên? Và có thực sự bạn để mắt đến những cái tên đó hơn trước kia không?

Tôi không chắc!

Tùng Lâm (lược dịch, theo Timesonline)

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm