Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: "Nó ngon mà!"

02/04/2023 09:09 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247

Ẩm thực Việt Nam đa dạng phong phú, và luôn bao gồm cả những món ăn không phải ai cũng dám thử, đặc biệt là với những du khách nước ngoài. Có thể kể tới như mắm tôm, đuông dừa sống, trứng vịt lộn,...

Tuy nhiên, dù đa phần du khách nước ngoài đều tỏ ra nghi ngại và "sợ" những món ăn này thì Max McFarlin - một du khách, blogger đến từ Mỹ đã dành thời gian dài ở Việt Nam, lại hoàn toàn khác. Anh không ngại thử, ngại trải nghiệm tất cả những món ăn của ẩm thực Việt, kể cả những món khó nhằn nhất. 

Những món từ mắm tôm, cho đến những món ăn với nội tạng động vật - thứ mà người phương Tây không ăn được, Max đều đã ăn và vô cùng yêu thích chúng. 

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 1.

Kênh Youtube sở hữu hơn 500.000 người theo dõi của Max, thường chia sẻ những video về ẩm thực Việt Nam cũng như trên khắp thế giới. (Ảnh chụp màn hình)

Mới đây, chàng trai đã chia sẻ thêm một món ăn nữa mình được thử ở Quảng Ngãi, cũng nằm trong danh sách những món ăn không phải ai cũng dám thử, kể cả chính người Việt Nam. Đó chính là tiết canh vịt. Sau khi ăn tiết canh, không những không ghê sợ, mà Max còn đăng video với dòng trạng thái: "Món ăn này rất ngon mà!."

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 2.

Max chưa bao giờ ngần ngại thử bất cứ món ăn Việt nào.

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 3.

Và với tiết canh cũng vậy, anh còn nhận xét rằng món ăn này ngon trên trang cá nhân của mình. (Ảnh chụp màn hình)

Tiết canh là gì?

Tiết canh là món ăn tươi sống, sử dụng nguyên liệu chính là máu động vật tươi. Sau đó, máu sẽ được pha với nước muối nhạt hoặc nước mắm để hãm cho đông, trước khi trộn với vụn các loại thịt hay sụn băm nhỏ. 

Trên thế giới, ở nhiều quốc gia cũng có nhiều những món ăn làm từ máu tươi hay từ tiết. Tuy nhiên, cách chế biến để máu đông lại như tiết canh thì chỉ có duy nhất ở Việt Nam có. 

Bởi nguyên liệu làm nên món ăn cũng như cách chế biến đặc biệt nên không phải ai cũng dám ăn tiết canh, kể cả người Việt Nam. Còn đối với các du khách nước ngoài, hầu như họ rất sợ khi lần đầu nhìn thấy tiết canh. Michael Vong, một doanh nhân người Malaysia từng chia sẻ: "Ăn thìa tiết canh đầu tiên trong đời, tôi có cảm giác như liếm phải máu trên mặt mình sau khi bị đấm vậy". Tuy nhiên sau vài lần thử, chính du khách này lại bị "mê hoặc" bởi hương vị tiết canh khi ăn kèm cùng rau thơm và lạc giã nhỏ. 

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 4.

Tiết canh là món ăn không phải ai cũng dám ăn, kể cả người Việt. (Ảnh minh họa)

Ở Việt Nam, người ta phổ biến dùng máu vịt, máu dê, máu lợn hay máu bò, tương đương với những món là tiết canh vịt (như loại của Max ăn), tiết canh dê, tiết canh lợn và tiết canh bò. Ở Lăng Cô, Huế, còn có món đặc sản mang tên tiết cành sò huyết. Món ăn thường được ăn kèm với rau thơm xắt ghém và bánh tráng mè nướng giòn. Khi ăn, lấy thìa múc thịt sò cùng huyết và lạc rang rồi đưa lên miệng. Vị cay nồng của mù tạt xông lên mũi, hòa cùng vị ngọt béo của huyết sò tươi sống sẽ trở thành trải nghiệm vô cùng thú vị đối với thực khách. 

Những món ăn từ máu trên thế giới

Như đã nói ở trên, trên thế giới cũng có rất nhiều món ăn của nhiều quốc gia có nguyên liệu làm từ huyết. Cùng điểm qua một vài cái tên nổi bật ở châu mỸ, châu Âu hay ngay nước láng giềng Việt Nam, ở Đông Nam Á. 

1. Kem chocolate máu lợn ở Mỹ

Ở nước Mỹ xa xôi, vài năm trở lại đây người ta bắt đầu sáng tạo ra một món kem với sự kết hợp giữa socola và máu lợn. Nghe có vẻ như tên một món tráng miệng chỉ có thể xuất hiện trong phim, nhưng nó hoàn toàn có ngoài đời thực tại xứ cờ hoa. 

Được biết, món kem này bắt đầu được ra mắt vào dịp Halloween ở một số cửa hàng của các thương hiệu kem nổi tiếng. Loại kem được sử dụng làm từ socola và máu lợn. Máu sẽ được dùng thay cho trứng, làm cho kem đặc hơn. Chính sự kết hợp này đã làm mất đi vị sắt của máu và thậm chí nhiều người sau khi ăn xong còn không nhận ra có "huyết" ở trong kem.

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 5.

Ảnh: Shutterstock.

Những người đã từng ăn kem socola máu lợn nhận xét, nó cũng có vị hơi ngọt, là sự giao thoa giữa hương vị anh đào và socola rất tinh tế. 

2. Bánh kếp máu ở châu Âu

Bánh kếp là một món bánh nổi tiếng ở châu Âu. Tuy nhiên, có một loại bánh kếp vô cùng đặc biệt khác, mang tên bánh kếp máu - Blodplattar. Nó phổ biến ở Phần Lan, Na Uy và Thụy Điển và thường được dùng cho một bữa sáng đầy dinh dưỡng. 

Thành phần của bánh kếp máu bao gồm bột, đường, nước hoặc sữa, và không thể thiếu máu bò. Máu bò sẽ đảm nhiệm thay vai trò của trứng, trong công đoạn tạo độ béo và kết dính cho bánh. Người ta sẽ lọc bỏ cặn thừa của máu, sau đó cho vào khuấy cùng bột để tạo thành hỗn hợp sánh đặc.

Mùi tanh từ máu cũng sẽ được gia giảm bớt bởi các nguyên liệu khác như lúa mạch đen hay hành tây. Chính vì vậy, thành quả một chiếc bánh kếp máu sẽ có vị mằn mặn, beo béo và nhiều người sẽ không hề nhận ra nó được làm từ máu bò. 

Máu sẽ được hòa trộn với bột làm bánh...

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 7.

Và làm thành những chiếc bánh kếp thế này.

3. Pudding đen ở Anh

Pudding đen hay pudding máu là món ăn tráng miệng khá phổ biến tại Anh cũng như nhiều đất nước châu Âu. Đúng như tên gọi, thành phần chính của món ăn này là máu của gia súc, thường là tiết heo hoặc tiết dê, bò. Người ta sẽ trộn tiết với yến mạch, mỡ và một số loại gia vị khác, đổ vào khuôn rồi cho vào lò nướng. 

Ở Anh và quốc gia, khu vực lân cận, pudding đen còn thường được dùng vào bữa sáng cùng trứng ốp la, bánh sandwich hay thậm chí còn là kẹp vào, làm nhân bánh burger.

Các đầu bếp chia sẻ, không chỉ có mùi vị hấp dẫn, pudding đen đem lại nhiều protein, kẽm, sắt, canxi và kali. Vì vậy, món ăn này được coi là "siêu thực phẩm", vô cùng tốt cho sức khỏe. 

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 8.

Pudding đen ở Anh có thể được làm từ máu, tiết.

4. Xúc xích Blutwurst ở Đức

Ở Đức có một loại xúc xích mang tên Blutwurst, trong đó, "blut" chính mang ý nghĩa là máu. Món xúc xích này được làm từ huyết lợn hoặc bò, kết hợp với thịt, mỡ, bánh mì hoặc yến mạch. 

Một điều đặc biệt nữa ở món xúc xích máu này ở Đức đó là người ta thường không ăn nó khi nóng hổi. Không cần quay bằng lò vi sóng hay chiên, nướng như thông thường, người Đức sẽ cắt mỏng rồi ăn nguội với bánh mì. 

Ngoài dùng huyết để làm thành xúc xích, người Đức cũng sử dụng trong những món ăn khác như súp. Những món ăn này được cho là nguồn cung cấp sắt thiết yếu cho cơ thể con người, đồng thời máu còn là một chất làm đặc, chất tạo màu tối lý tưởng cho các món ăn.

5. Gà sốt vang chứa máu ở Pháp

Khác với những món ăn trên, ở món ăn truyền thống của người Pháp, máu cũng được sử dụng nhưng chỉ là một lượng nhỏ máu gà và hòa vào nước sốt. Đó là món ăn gà sốt vàng - một trong những món ăn đặc trưng của đất nước châu Âu này. 

Máu gà sẽ làm nước sốt đặc hơn, đậm vị hơn và có màu sắc bắt mắt hơn. 

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 9.

Gà sốt vang có thể chứa lượng ít màu gà trong nước sốt.

6. "Kem tiết" ở Đài Loan (Trung Quốc)

Không phải món ăn mặn, món ăn làm từ máu ở Đài Loan (Trung Quốc) là món ăn vặt, món tráng miệng được tìm thấy ở nhiều cửa hàng, gian đồ ăn trên đường phố. Nó có tên gọi là kem tiết. 

Các đầu bếp đã khéo léo hấp và chế biến những thanh tiết xốp mềm, nhúng vào sốt đậu nành. Chính vì vậy, hình dáng của chúng như những que kem vậy.

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 10.

Kem tiết được bán trên đường phố Đài Loan.

7. Mì với nước tiết ở Thái Lan

Ở quốc gia "hàng xóm" với Việt Nam, cùng trong Đông Nam Á, đó là Thái Lan, người ta cũng tận dụng máu để làm thành nước dùng cho một món mì. Máu được thêm vào sẽ giúp nước dùng đặc hơn, có vị đậm hơn, đồng thời tạo cho bát mì có màu sắc bắt mắt. Thứ máu được sử dụng có thể là máu vịt hoặc máu con ngỗng.

Nếu bạn đi du lịch Thái Lan, gọi một tô mỳ hoặc một tô phở mà thấy nước dùng có màu tối và đặc, thì khả năng cao là có máu ở trong đó. 

Khách Tây thưởng thức món ăn không phải ai cũng dám thử của Việt Nam rồi nhận xét: Nó ngon mà! - Ảnh 11.

Bát mì với phần nước dùng có sự hòa trộn của máu, tiết, từ đó đậm màu và đặc hơn.

Tùy từng món ăn mà những người đầu bếp trên khắp thế giới sẽ sử dụng máu tươi ăn trực tiếp, hoặc hòa máu vào với một loại nguyên liệu nào đó để tạo thành món ăn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các món ăn có sự "góp mặt" của máu luôn đòi hỏi sự tuyệt đối đảm bảo về vệ sinh, nhằm an toàn với sức khoẻ người ăn. 

Thu Phương

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm