Sau một ngày làm việc tích cực, Hội thảo quốc tế “Chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - khía cạnh lịch sử và pháp lý” đã thành công tốt đẹp.
Đảo Đá Lớn thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam - Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN
Trong các phiên thảo luận, các đại biểu đã tập trung thảo luận làm rõ các chứng cứ lịch sử, pháp lý khẳng định Nhà nước Việt Nam từ lâu đời đã thực hiện chủ quyền liên tục và hòa bình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với thực tiễn và luật pháp quốc tế. Các ý kiến tại hội thảo có ý nghĩa khoa học và mang tính thực tế cao.
Các đại biểu nhấn mạnh, Việt Nam có những văn bản pháp lý khẳng định các Nhà nước Việt Nam đã xác lập thực thi chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ít nhất từ thế kỷ thứ 17. Đáng chú ý, ông Jonathan D.London trong tham luận của mình đã chỉ ra rằng Trung Quốc không có chứng cứ lịch sử về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; các bản đồ và tài liệu lịch sử chính thức của Trung Quốc thời nhà Minh và nhà Thanh cho thấy lãnh thổ của Trung Quốc kết thúc tại đảo Hải Nam.
Tại Hội thảo, nhiều học giả đã lên tiếng phê phán việc Trung Quốc thành lập cái gọi là thành phố “Tam Sa” vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; phê phán yêu sách phi lý “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, cho rằng yêu sách “đường lưỡi bò” không được công nhận bởi bất cứ luật pháp quốc tế nào và do đó hoàn toàn bất hợp pháp.
Sáng 28/4, các đại biểu tham dự Hội thảo đã ra thăm huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi và chứng kiến Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa - lễ hội tri ân những binh lính đã hy sinh hàng trăm năm trước, khi vâng lệnh triều đình ra các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Nhân dịp này, các học giả đã tham quan các di tích lịch sử gắn liền với các hoạt động của đội Hoàng Sa trên đảo như Nhà trưng bày lưu niệm đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải... và được nghe chính những người dân giới thiệu về các chứng tích, câu chuyện lịch sử gắn liền với những di tích này đồng thời, qua cuộc trò chuyện với ngư dân Lý Sơn, các học giả có cơ hội tìm hiểu về cuộc sống cũng như các khó khăn, bất trắc trong cuộc bám biển mưu sinh của những người dân kiên cường nơi đây.
Việc tận mắt chứng kiến các hoạt động Lễ hội, chứng kiến cuộc sống của người dân và tham quan các di tích lịch sử trên đảo Lý Sơn giúp các học giả hiểu rõ hơn về truyền thống yêu nước của người dân Việt Nam và có cái nhìn khách quan, xác thực về chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Phim 3D mapping "Sử đá lưu danh" - điểm nhấn độc đáo trong tour đêm khám phá tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho thấy công nghệ hiện đại góp phần làm sống lại giá trị di sản theo cách sáng tạo, gần gũi với thế hệ trẻ.
Đầu năm là thời điểm của mùa đông lạnh giá. Đây cũng là khoảng thời gian diễn ra nhiều Lễ hội băng tuyết đáng nhớ nhất trong năm. Cáp Nhĩ Tân, Sapporo, Geilo và Quebec là bốn địa điểm tổ chức Lễ hội băng tuyết nổi tiếng nhất thế giới.
Những mầm hoa mọc trên khe đá, đóa sen trắng dưới nắng chiều cuối hạ, hay "Cánh phượng hoàng" rực rỡ bình an… những bức tranh phấn màu đặc sắc của họa sĩ Nguyên Pastel để lại ấn tượng sâu sắc cho người xem
Tết của phụ nữ hiện đại ngày nay đã không còn nặng nề với những mâm cao cỗ đầy hay những công việc chuẩn bị Tết khiến họ mệt mỏi. Thay vì chạy đua với việc nấu nướng và sắm sửa, nhiều người đã chuyển sang "tận hưởng Tết" thay vì chỉ "ăn Tết".
Những ngày cận Tết, hàng trăm hộ dân làm đặc sản cá kho Vũ Đại (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) lại tất bật kho thâu đêm, phục vụ thực khách trong cả nước.
Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến 2030, tầm nhìn đến 2045 (gọi tắt là Chiến lược) là một bước tiến mới, đánh dấu sự chuyển đổi mạnh mẽ trong cách tiếp cận và phát triển thể thao nước nhà. Cục trưởng Cục TDTT Đặng Hà Việt đã chia sẻ với Thể thao và Văn hóa về kế hoạch để hiện thực hóa các nội dung chiến lược, biến khát vọng và tầm nhìn thành hiện thực.
Các công ty kinh doanh chuyên về gà rán Hàn Quốc, đang chứng kiến sự bùng nổ mạnh mẽ trong hoạt động mở rộng ra thị trường quốc tế, khi hàng loạt chuỗi thương hiệu lớn liên tục mở các cửa hàng mới, với tốc độ chưa từng có.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa, trong đó có 10 trận địa (tại 9 điểm) bắn pháo hoa tầm cao kết hợp pháo hoa tầm thấp và 21 trận địa (tại 21 điểm) bắn pháo hoa tầm thấp.
Núi đá Chữ Thập, một khối đá tự nhiên giữa cánh đồng bằng phẳng trải rộng ở xã Phú Điền là thắng cảnh nổi tiếng ở huyện Tân Phú thuộc phía Nam tỉnh Đồng Nai.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều loại trái cây đặc sản được thu hoạch, sẵn sàng đưa ra chợ để phục vụ thị trường Tết như dưa hấu, dưa lưới, bưởi…
Theo số liệu mới nhất của Tập đoàn Lưới điện nhà nước Trung Quốc, lượng điện được sạc cho xe điện trên các tuyến đường cao tốc của nước này dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán.
Phóng viên TTXVN tại Pretoria đưa tin, giới chức Công viên Quốc gia Nam Phi (SANParks) ngày 26/1 cho biết, một du khách vừa tử vong do bị voi tấn công tại Công viên quốc gia Kruger.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến các tỉnh Trung Trung Bộ; vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 8, giật cấp 9-10.
Cuộc thi Âm nhạc Quốc tế ZhongSin lần thứ 19 (The 19th ZhongSin International Music Competition) được tổ chức tại Singapore trong những ngày cận kề Tết Nguyên đán 2025.