(TT&VH) - Chiều 12/11, các đại biểu Quốc hội làm việc tại tổ, thảo luận về Dự án Luật thuế nhà, đất. Dự thảo Luật thuế nhà, đất gồm 4 Chương, 13 điều, quy định về đối tượng chịu thuế, đối tượng không thuộc diện chịu thuế, đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế, miễn giảm thuế và điều khoản thi hành thuế nhà, đất.
Đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM) nêu ý kiến: So với Pháp lệnh hiện hành, Dự luật mở rộng đối tượng chịu thuế nhà. Đây là lần đầu tiên pháp luật quy định về đánh thuế về nhà, vì thế cần soạn thảo các quy định trong luật phải tính đến các đối tượng người dân có nhà nhưng thu nhập không cao, ví dụ như những người về hưu, công chức. Trong thực tế cuộc sống hiện nay tồn tại hiện tượng có một tầng lớp giàu có, sở hữu một khối lượng lớn bất động sản (BĐS), nhà, đất, nhưng trên tổng thể toàn xã hội vẫn cần xem xét liệu đã đến lúc đánh thuế tài sản là BĐS hay chưa và nếu đánh thuế thì phương thức thực hiện như thế nào cho công bằng. Dự thảo luật xây dựng nhằm mục tiêu chống đầu cơ nhà, đất và góp phần điều tiết nhu cầu nhà, đất của xã hội, nhưng dự luật lại được thực hiện theo hướng tư duy không kinh tế thị trường. Dự thảo đưa ra đề án đánh thuế theo định mức diện tích đất là không hợp lý, bởi cùng diện tích đất nhưng ở các vị trí khác nhau sẽ có giá trị rất khác nhau. Việc đánh thuế nhà căn cứ trên số lượng nhà mà không tính đến giá trị nhà cũng cần phải được xem lại. Đại biểu cho rằng Dự thảo Luật như hiện nay không thể đạt được mục tiêu góp phần chống đầu cơ nhà, đất. Trước mắt, cần xem xét kỹ, nếu thấy chưa cần thiết thu thuế nhà ở thì chỉ đánh thuế đất, trên cơ sở giá trị đất. Còn nếu thu thuế nhà ở, đại biểu Trần Du Lịch đề nghị, nên chỉ thu thuế nhà ở đối với các đối tượng có từ 2 nhà trở nên và áp mức thuế lũy tiến cao hơn nữa so với Dự thảo Luật đã đưa ra.
Đại biểu Dao Nhiễu Linh, Trương Thị Ánh (TP.HCM) cho rằng Hiến pháp quy định quyền cơ bản của con người là có nhà ở. Vì thế, không nên đánh thuế nhà ở đối với người có một căn nhà để phù hợp với Hiến pháp và vì không phải nhà lúc nào cũng sinh lợi để đóng thuế. Cũng về vấn đề này, đại biểu Vũ Quý Tỵ (Bình Dương), Nguyễn Văn Nọ ( Long An) cùng có ý kiến chưa nên đặt vấn đề thu thuế nhà ở, vì hoạt động này rất phức tạp, khó thực hiện một cách công bằng trong bối cảnh xã hội hiện nay. Nếu tính thuế đất, cần áp dụng trên cơ sở diện tích giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Nhà nước cấp, không lấy căn cứ trên diện tích thực tế, để tránh trường hợp việc nộp thuế đất trở thành hợp pháp hóa diện tích đất chiếm dụng, sử dụng trái phép. Đại biểu Dương Hồng Sơn (Hà Nội) cùng có chung quan điểm trên khi cho rằng chưa nên thu thuế nhà ở, vì vấn đề này chưa nhận được sự đồng thuận cao từ các đại biểu Quốc hội cũng như dư luận xã hội
Đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TP.HCM) nêu rõ, Luật thuế nhà, đất khi đưa vào áp dụng sẽ có tác động rất lớn đối với xã hội nên cần được xây dựng một cách kỹ càng và chính xác. Hai yếu tố cơ bản của Luật là "nhà" và "đất" được tiếp cận theo hai hướng không đồng bộ, không phù hợp (mà nhà được tính theo số lượng, đất tính theo định mức mét vuông). Đại biểu Hòa đồng ý với nhận định trong Báo cáo thẩm tra của Thường vụ Quốc hội cho rằng tính khả thi của Dự luật không cao vì hiện vẫn chưa có cơ quan nào kiểm soát được số lượng nhà, đất mà người dân sở hữu. Mức thuế lũy tiến đối với đất còn quá thấp nên sẽ không tác động nhiều đến các đối tượng đầu cơ đất. Bên cạnh đó, Dự thảo Luật đưa ra thời hạn ổn định của thuế là 5 năm là mâu thuẫn với với Luật đất đai quy định giá đất do Hội đồng Nhân dân quyết định mỗi năm/một lần.
Đại biểu Trần Thị Loan (Hà Nội) cho rằng Dự luật chỉ mới nói đến nhà ở, chưa tính đến trường hợp nhà cho thuê; nhà vừa ở vừa cho thuê hoặc nhà chỉ để cho thuê. Còn rất nhiều vấn đề cần làm rõ như nhà cho thuê văn phòng, cửa hàng cửa hiệu có phải đóng thuế không, hay vì sao nhà ở phải đóng thuế mà nhà xây cho mục đích khác lại không được điều chỉnh trong luật này, hoặc nghĩa vụ nộp thuế đất là người sử dụng hay người sở hữu; chủ sở hữu có đất cho thuê thì người sử dụng trả hay người là chủ sở hữu trả tiền thuế đất vì hai chủ thể này trên thực tế có thể khác nhau.
Với chiến thắng 2-1 trước CAHN trong trận đá bù vòng 11, Thể Công đã vươn lên ngôi đầu bảng xếp hạng và trở thành nhà vô địch lượt đi V-League 2024-25.
Jude Bellingham đã bị cấm thi đấu hai trận sau khi Ủy ban kỷ luật của LĐBĐ Tây Ban Nha giữ nguyên quyết định truất quyền thi đấu trong trận hòa 1-1 giữa Real Madrid và Osasuna hôm thứ Bảy.
Tay cơ Dương Quốc Hoàng sẽ là đại diện thứ 2 của Việt Nam tham dự giải Premier League Pool. Trước đó, Bùi Trường An được xác định sẽ tham dự giải đấu nói trên.
XSBTH 20/2: Phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Bình Thuận quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSAG 20/2: Xổ số An Giang phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết An Giang quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSTN 20/2: Xổ số Tây Ninh được phát hành bởi công ty xổ số kiến thiết Tây Ninh quay thưởng vào lúc 16h10 ngày thứ Năm hàng tuần. Trực tiếp kết quả XSMN cập nhật nhanh nhất trên Thethaovanhoa.vn.
XSMN 20/2: Xổ số miền Nam ngày 20/2/2025 gồm các tỉnh Tây Ninh, An Giang và Bình Thuận. Theo dõi kết quả XSMN hôm nay thứ Năm ngày 20/2 trên Thethaovanhoa.vn.
Sinner sẽ bỏ lỡ 4 giải ATP Masters 1.000 và mất 2.100 điểm, nhưng quan trọng nhất là anh không bị loại khỏi bất kỳ Grand Slam nào. Từ "tiện lợi" đã được sử dụng nhiều trong phản ứng của giới quần vợt. Và có nhiều từ ngữ gay gắt hơn thế.
XSMB 19/2: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 19/2/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Đang ở Nam Định dự lễ khởi công đúc tượng đài đại thi hào Nguyễn Du, tôi nhận hung tin từ nhà thơ Nguyễn Thị Mai: "Thầy giáo Trịnh Công Lộc của Bích Hồng vừa mất chiều nay...".