Những bài viết về việc sử dụng từ ngữ trong dân gian, trong đời sống hàng ngày, trên các phương tiện truyền thông sao cho đúng, qua đó góp phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, đồng thời mang đến những thông tin lành mạnh, tích cực, nhân văn cho công chúng và xã hội.
"Ngoài núi còn có núi". Câu nói ngắn gọn, tưởng chỉ mô tả một sự tình đơn giản, nhưng ngẫm kỹ, ta thấy không đơn giản chút nào. Đó là một châm ngôn đầy tính triết lý về sự học, về tri thức, về sự khiêm tốn và xa hơn, về những người thầy ta cần trân trọng trong cuộc sống.
"Đun sôi để nguội", một tổ hợp ngôn ngữ bình thường và quen thuộc. Nó bình thường đến nỗi không có gì đáng lưu ý, có chăng, chỉ là một ngữ dùng để phân biệt thực trạng một loại nước khác với nước lã thông thường.
Dư luận, đặc biệt là mạng xã hội gần đây sử dụng (và sau đó bàn tán sôi nổi) về một từ (không chỉ "hot" mà "rất hot"): phông bạt. Từ này thậm chí còn vào đề kiểm tra của một trường phổ thông.
"Chào" là một hành vi bình thường trong nghi thức giao tiếp của con người với nhau. Đó là việc "tỏ thái độ kính trọng, hoặc quan tâm đối với ai bằng lời nói hay cử chỉ, khi gặp nhau hoặc khi từ biệt". (Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, NXB Đà Nẵng, 2020).
"Lại mặt to hơn lễ cưới", "Lại mặt hơn lễ cưới", "Lại mặt (to) hơn ăn cưới", "Lại mặt to hơn đám cưới"… là những biến thể khác nhau của một thành ngữ đang được dùng khá phổ biến trong giao tiếp tiếng Việt hiện nay.
"Xin lỗi, đấy có phải là số máy của chú X. không ạ? Chào chú! Cháu đang gọi cho chú từ trường quay "Ai là triệu phú" của VTV3. Người chơi hiện nay là bạn Y. - cháu của chú. Bạn Y. đang gặp một câu hỏi cần người trợ giúp. Chú sẵn sàng trợ giúp chứ ạ?".
"Thâm Đông thì mưa, thâm dưa thì khú, thâm nhũ thì chửa", đó là nguyên văn câu tục ngữ đã được Vũ Ngọc Phan sưu tầm, thống kê trong cuốn "Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam" (NXB Khoa học xã hội, 1978), trang 222.
Để bắt đầu vấn đề ngôn ngữ cần bàn dưới đây, tôi xin dẫn một đoạn thơ trong bài thơ "Tiểu đội xe không kính" của nhà thơ Phạm Tiến Duật: "Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng/ Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim/ Thấy sao trời và đột ngột cánh chim/ Như sa, như ùa vào buồng lái".
"Nu na nu nống/ Cái bống nằm trong/ Con ong nằm ngoài/ Củ khoai chấm mật/ Bụt ngồi Bụt khóc/ Con cóc nhảy ra/ Con gà ú ụ/ Nhà mụ thổi xôi/ Nhà tôi nấu chè/ Tay xòe chân rụt".
Trong giờ học văn, có một học sinh hỏi cô giáo, đề nghị cô phân tích cấu trúc câu và giải thích cho em hiểu rõ một câu thơ em đọc trong "Truyện Kiều": "Đoạn trường lúc ấy nghĩ mà buồn tênh".