Xe Porsche sử dụng vật liệu tái chế: Khi nhà giàu cũng phải xài đồ 'Second Hand'

18/09/2019 15:24 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Ra mắt chính thức tại IAA-Triển lãm ô tô quốc tế Frankfurt (Đức), một trong những triển lãm xe hơi quan trọng hàng đầu thế giới (12-22/9), Porsche Taycan không chỉ là chiếc xe điện đầu tiên của thương hiệu xe thể thao đường phố danh tiếng, mà có thể còn là chiếc xe hạng sang đầu tiên trên thế giới sử dụng vật liệu tái chế.

Ferrari giới thiệu mẫu ô tô mới F8 Spider và 812 GTS

Ferrari giới thiệu mẫu ô tô mới F8 Spider và 812 GTS

Ngày 9/9, hãng sản xuất ô tô thể thao hạng sang hàng đầu thế giới của Italy Ferrari giới thiệu hai mẫu ô tô thể thao mới, trong bối cảnh hãng đang cố gắng sản xuất nhiều mẫu ô tô thể thao cao cấp mới nhằm gia tăng doanh thu và đẩy giá cổ phiếu lên.

Nhà máy sản xuất dòng xe Taycan chính thức đi vào hoạt động trước sự chứng kiến của 320 quan khách bao gồm các chính trị gia, doanh nhân và báo chí. Ông Oliver Blume, Chủ tịch Hội đồng quản trị của tập đoàn xe hơi hạng sang Porsche, nhấn mạnh: “Chúng tôi đề cao trách nhiệm với môi trường và xã hội. Việc sản xuất dòng xe Taycan không tạo ra khí thải CO2. Dòng xe Taycan không khí thải là biểu tượng mới của Porsche”.

Chú thích ảnh
Vài hình ảnh của chiếc Porsche Taycan sử dụng động cơ điện và chất liệu tái chế

Chú thích ảnh

Thực tế thì không phải chỉ Porsche mà toàn bộ ngành công nghiệp xe hơi Đức cũng là khu vực sản xuất dòng xe cao cấp phổ thông hàng đầu thế giới đang nỗ lực chuyển đổi từ các dòng xe sử dụng động cơ đốt trong truyền thống, sang sử dụng động cơ giảm thiểu khí thải với môi trường (hybrid và điện). Cụ thể, ba ông lớn của ngành công nghiệp ô tô Đức, Mercedes, BMW và Volkswagen cam kết trong 10 năm tới, một nửa xe sản xuất của họ sẽ hoàn toàn không khí thải -đồng nghĩa với 50% các sản phẩm của 3 tập đoàn này sẽ là xe điện. 

Đức và nhiều quốc gia châu Âu khác đang trong lộ trình cắt giảm ô tô động cơ đốt trong, tới năm 2030, nhiều thành phố châu Âu sẽ “cấm cửa” hoàn toàn xe chạy xăng và diesel. Các hãng xe Đức cũng đang chịu sức ép lớn từ các nhà hoạt động môi trường cho việc tăng tốc chuyển đổi công nghệ sản xuất. Ngay tại Triển lãm ô tô Frankfurt đang diễn ra tại thành phố công nghiệp hàng đầu nước Đức, có hàng ngàn người dân tập trung giương cao khẩu hiệu tẩy chay những chiếc xe hơi truyền thống.

Trước đó, gần 40 chiếc xe hơi hạng sang của Đức bị những người quá khích đập nát để phản đối tình trạng gây ô nhiễm và tai nạn của ngành công nghiệp ô tô, khiến an ninh tại IAA bị siết chặt. Chuyển từ xăng sang pin (điện) được xem là chương mới cho ngành công nghiệp ô tô thế giới. 44 tỷ đô la là khoản chi phí trong 3 năm tới mà 3 tập đoàn Mercedes, BMW và Volkswagen dự kiến chi ra cho cuộc chuyển đổi quan trọng này.

Ngoài chuyển đổi động cơ, việc sử dụng vật liệu tái chế trong ngành công nghiệp xe hơi cũng là một câu chuyện thời sự. "Với Taycan, lần đầu tiên Porsche cung cấp nội thất hoàn toàn không da. Nội thất được làm từ vật liệu tái chế", cụ thể là từ lưới đánh cá và sợi carbon đã qua sử dụng - thông cáo của Porsche cho biết. Chiếc SUV điện sang trọng có giá gần 190.000 euro tại châu Ấu này (nhân 3 khi về Việt Nam) đã trở thành chiếc xe sang đầu tiên xài đồ “second-hand” ! Đã tới lúc ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu thế giới không thể ngoảnh mặt làm ngơ trước biến đổi khí hậu và môi trường. 

Phan Ka

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm