Trẻ bỏ được 2 thói quen này khi ngủ lớn lên sẽ có IQ cao vượt trội, bố mẹ nên chú ý

04/11/2022 15:38 GMT+7 | Đời sống - Phong cách sống

Nếp ngủ của trẻ nhỏ không chỉ tác động trực tiếp tới sự vất vả của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong quá trình lớn lên của bé.

Cách dạy con ít người làm được của 'Vua pha lê': Có gian khổ mới có hạnh phúc, so sánh không phải là cách giáo dục

Cách dạy con ít người làm được của 'Vua pha lê': Có gian khổ mới có hạnh phúc, so sánh không phải là cách giáo dục

Chấp nhận từ thiện 12 tỷ NDT, Tào Đức Vượng bắt con trai phải làm những công việc chân tay nặng nhọc nhất trước khi có được vị trí giám đốc của công ty.

Giấc ngủ là hiện tượng sinh lý không thể thiếu đối với mỗi người. Trong suốt cuộc đời của chúng ta, ngủ chiếm gần 1/3 thời gian. Quá trình ngủ không chỉ để nghỉ ngơi mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất và những giai đoạn quan trọng của quá trình tăng trưởng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ đã từng thực hiện một cuộc khảo sát liên quan và kết quả cho thấy khi trẻ đang chìm trong giấc ngủ sâu, không chỉ tốc độ phát triển của não bộ cao gấp đôi so với trạng thái thức, mà hormone tăng trưởng trong cơ thể cũng nhiều hơn gấp ba lần tỷ lệ thông thường.

Giấc ngủ có ảnh hưởng trực tiếp tới tinh thần, sự phát triển não bộ của trẻ. Vì vậy, bố mẹ nên xây dựng thói quen ngủ lành mạnh trong suốt thời thơ ấu để trẻ có thể phát triển một cách khỏe mạnh và thông minh hơn. Dưới đây là 2 thói quen khi ngủ không chỉ ảnh hưởng đến IQ của trẻ mà còn có nhiều tác động khác khi trẻ lớn lên, bố mẹ cần lưu ý:

1. Trẻ ngủ gối quá sớm

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người. Việc kê gối ngủ cho trẻ sơ sinh sẽ khiến trẻ không thoải mái, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và quá trình tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, không tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ.

Chú thích ảnh
Chất lượng giấc ngủ có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển trí tuệ của con người. Ảnh: Internet

Ngược lại, nếu những đứa trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhanh hơn, từ đó mức độ thông minh của chúng sẽ phát triển nhanh hơn nên sẽ có IQ cao hơn.

Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh được kê gối ngủ sớm thì khả năng cổ của bé bị vẹo sẽ cao hơn những trẻ ngủ không kê gối. Ngoài ra, việc nằm gối ngủ từ sớm cũng sẽ có ảnh hưởng đến hình dạng xương sống của trẻ. Xương sống của trẻ sơ sinh là đường thẳng, tức là đầu và lưng phải thẳng với nhau nên khi gối đầu, cổ sẽ bị vẹo, xương sống bị thay đổi hình dạng, ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của trẻ và nguy cơ dị tật xương sống ở trẻ là rất cao.

Hơn nữa, trẻ sơ sinh được cha mẹ kê gối khi ngủ sẽ thường bị bẹp đầu, đầu không được tròn xinh như những trẻ không ngủ kê gối. Nguyên nhân là vì trẻ sơ sinh tăng trưởng vòng đầu khá nhanh. Chỉ trong 1 năm sau sinh, kích thước vòng đầu của trẻ có thể tăng thêm 12cm. Vì vậy, việc để trẻ nằm gối có thể khiến đầu của bé có thể không giữ được cân bằng, đối xứng do hộp sọ to ra.

2. Trẻ đi ngủ muộn

Qua quan sát tình hình giấc ngủ của trẻ, giai đoạn từ 21 giờ đến 24 giờ đêm là thời điểm trẻ bước vào giấc ngủ sâu, đồng thời cũng là giai đoạn tiết hormone tăng trưởng quan trọng. Trẻ ngủ ngon giấc trong giai đoạn này có thể thúc đẩy sự phát triển của cơ thể về mọi mặt. Hormone tăng trưởng do trẻ tiết ra khi ngủ sâu chiếm khoảng 70%.

Nếu trẻ ngủ không ngon giấc, thậm chí thức khuya thì lượng hormone tăng trưởng tiết ra trong cơ thể không đủ, ảnh hưởng đến não bộ và chiều cao của trẻ. Một nghiên cứu của Anh cũng khẳng định rằng việc trẻ ngủ muộn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, làm giảm khả năng phản xạ, đọc hiểu và số học.

Chú thích ảnh
Việc trẻ ngủ muộn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ảnh: Internet

Theo đó, Viện nghiên cứu Stanford đã tiến hành một thí nghiệm tương tự trên 8.000 trẻ em và phát hiện ra rằng thói quen sinh hoạt không điều độ như thức khuya có thể dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ, ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng học hỏi thông tin mới.

Không chỉ thế, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ ngủ muộn không thích chơi với những đứa trẻ khác, tương đối sống nội tâm và cô đơn. Trái lại trẻ ngủ sớm thường có tính cách năng động, vui vẻ và hòa đồng hơn.

Đối với người lớn, thiếu ngủ có thể khiến chúng ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu đuối và nóng nảy. Trẻ nhỏ cũng chịu tác động không kém khi không ngủ đủ giấc trong một thời gian dài. Trẻ thiếu ngủ thường có phản ứng căng thẳng quá mức, đặc biệt là dưới 3 tuổi. Trẻ sẽ cảm thấy mệt mỏi, quấy khóc vì thiếu ngủ. Tình trạng thay đổi tâm trạng quá mức sẽ làm tăng huyết áp, tăng tốc nhịp tim và nhịp thở, tạo thành nguy cơ mắc bệnh về tim mạch nếu diễn ra thường xuyên.

Vì vậy, bố mẹ muốn con trẻ lớn lên khỏe mạnh thì cần phải đảm bảo con ngủ đủ giấc vào ban đêm. 

Ánh Lê 

 

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm