(TT&VH) - Sự bùng nổ của internet và các thiết bị công nghệ cao như máy tính và điện thoại đã khiến Trung Quốc phải đối diện với một vấn nạn: ngày càng nhiều thanh thiếu niên ở quốc gia đông dân nhất thế giới quên mất cách cầm bút và viết một chữ cái hoàn chỉnh.
“Mù chữ” thời công nghệ cao
Giống như nhiều người Trung Quốc khác, từ khi bắt đầu cắp sách tới trường, Li Hanwei đã được dạy hàng chục ngàn chữ tượng hình phức tạp, đã tạo nên hệ thống chữ viết độc đáo của Trung Quốc. Tuy nhiên, giờ đây khi đã 21 tuổi và là sinh viên của một trường đại học ở Hong Kong, Li đột ngột nhận ra rằng mỗi khi cầm bút để viết một từ đơn giản như “bối rối”, cô cũng không biết phải viết từ đó ra sao. “Tôi có thể nhận ra hình dáng của chữ nhưng tôi không thể nhớ nổi việc phải viết chữ đó bằng những nét nào” - Li thổ lộ với phóng viên hãng tin AFP.
Luyện viết bằng bút được xem là biện pháp hiệu quả nhất để nghi nhớ chữ Hán
Zeng Ming, 22 tuổi, một thanh niên sống ở tỉnh Quảng Đông, cũng mắc bệnh giống Li. “Tôi nghĩ rằng đây là vấn đề giới trẻ hay gặp phải” - Zheng tâm sự. Anh dẫn ví dụ về một từ rất hay bị quên là “Thao Thiết”, tên riêng của một quái vật nổi tiếng tham lam, tới mức nó tự ăn chính mình. Từ này hiện vẫn được dùng như thành ngữ để chỉ thói háu ăn, giống như nhiều từ khác được lấy từ các điển tích, các câu truyện cổ ở Trung Quốc. “Việc quên cách viết các chữ như thế giống việc bạn đã quên mất một phần văn hóa vậy” - Zheng nói.
Các cuộc thăm dò mới đây cho thấy hiện tượng được đặt cho biệt danh “quên chữ viết” này đang lan rộng tại Trung Quốc. Một cuộc thăm dò do tờ Thanh niên Nhật báo tổ chức hồi tháng 4 cho thấy 83% trong số 2.072 người tham gia thăm dò thừa nhận họ gặp khó khăn khi viết chữ Hán, dù là dưới dạng giản lược. Hiện tượng này phổ biến đến nỗi người ta đã đặt một cái tên riêng cho nó là tibiwangz, có nghĩa là “cầm bút nhưng quên mặt chữ”.
Đi tìm nguồn cơn
Nguyên nhân do giới trẻ Trung Quốc thường sử dụng máy tính và điện thoại di động, với hệ thống nhập liệu sử dụng ký tự Latinh, thay vì các chữ tượng hình.
Để viết chữ Hán lên màn hình máy tính, người Trung Quốc sử dụng hệ thống nhập ký tự dựa trên “bính âm”, một phương pháp sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc. Người dùng sẽ nhập vào máy tính hoặc điện thoại phiên bản bính âm của một chữ tượng hình và thiết bị sẽ hiện lên một danh mục các chữ phù hợp. Người dùng phải nhận được mặt chữ và lựa chọn chữ thích hợp. Nhưng họ không cần phải viết chữ đó ra. Dần dần người ta đã quên đi cách viết một chữ tượng hình và phải lệ thuộc vào các thiết bị cá nhân như điện thoại.
“Khi không thể nhớ chữ nào đó, tôi sẽ rút điện thoại ra tìm kiếm rồi chép lại chữ đó” - Li kể.
Theo Siok Wai Ting, trợ lý giáo sư ngôn ngữ tại Đại học Hong Kong, hội chứng quên chữ xảy ra do hoạt động ghi nhớ, vốn rất quan trọng với việc học chữ tượng hình, đã được máy móc làm hộ. “Thông qua việc viết, chúng ta mới ghi nhớ mặt chữ. Trong tiếng Trung Quốc, viết và đọc gắn liền với nhau”- bà nói và nhấn mạnh rằng việc quên mất cách để viết về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới khả năng đọc chữ.
Nghiên cứu của Siok còn phát hiện ra rằng việc đọc chữ Hán sẽ sử dụng một phần não bộ khác hẳn so với việc đọc các ký tự Latinh. Cụ thể, khi người ta bắt đầu viết chữ tượng hình, não bộ sẽ huy động khu vực gần với trung tâm điều khiển vận động. Thêm vào đó, chữ Trung Quốc cũng rất phức tạp, khó nhớ, tới mức lãnh tụ Mao Trạch Đông phải yêu cầu giản lược bớt nhiều chữ để phổ biến cho đại chúng. Vì lẽ đó, nếu không chịu khó luyện viết để ghi nhớ, người ta sẽ không thể nào nhớ nổi mặt chữ Hán.
Phát động cuộc thi viết chữ đẹp
Nhằm cải thiện tình hình, năm ngoái, Chính phủ Trung Quốc đã phát động cuộc thi viết chữ đẹp với 10 triệu người tham gia. Các nhà giáo dục cũng tổ chức hội thảo toàn quốc đầu tiên về vấn đề viết chữ. Một trong các giải pháp được thảo luận là yêu cầu sinh viên đại học làm bài tập bằng cách viết tay để vừa nhớ mặt chữ vừa hạn chế tình trạng sao chép thông tin từ internet.
Chính phủ cũng giới thiệu hệ thống nhập liệu Wubi, hiện mới chỉ xuất hiện trên một số máy tính hạn chế, trong đó cho phép việc viết chữ tượng hình bằng các nét, giống như dùng bút viết. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ bản thân hệ thống này lại rất khó học, khó điều khiển nên cũng có có thể phổ biến đại chúng.
Theo Victor Mair, việc quên mặt chữ của giới trẻ Trung Quốc là kết quả hết sức bình thường của hoạt động “tiến hóa tự nhiên”, do những đặc điểm tự thân của chữ tượng hình. “Lý do vì sao các ký tự (Trung Quốc) bẩm sinh đã khó đi vào máy tính và điện thoại di có gốc rễ từ chính hệ thống chữ viết dựa trên chữ tượng hình” - Mair nhận xét - “ Hoàn toàn không có phép thần nào giúp việc viết những chữ đó trở nên dễ dàng hơn”.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp đã tổ chức các cuộc họp báo tại thủ đô Athens và thành phố Thessaloniki với sự tham dự của phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí hàng đầu của Hy Lạp.
Các hiện tượng thời tiết bất thường như nắng nóng kỷ lục và hạn hán nghiêm trọng đang xuất hiện ngày càng dày đặc trên khắp các châu lục, phản ánh rõ tình trạng ấm lên toàn cầu và những tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu đối với các hệ sinh thái và đời sống con người.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội quy định rõ: Các cơ sở giáo dục cần lập kế hoạch ôn tập văn hóa, bồi dưỡng kiến thức cho những học sinh yếu, kém; tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 21/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng; chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku; điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Ngày 21/5, thông tin từ Bệnh viện Thanh Nhàn (Sở Y tế Hà Nội), trong 2 tuần đầu tháng 5, bệnh viện ghi nhận sự gia tăng ca mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng và COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Israel dẫn kết quả nghiên cứu đăng trên báo Jerusalem Post cho biết đi bộ trên 7.000 bước/ngày có thể giảm nguy cơ mắc ung thư tới 16%.
Nằm trong sáng kiến DANAFF's Talent tại Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng lần Ba (DANAFF III), "Vườn ươm dự án" đã chọn được danh sách 14 dự án phim triển vọng để tranh giải Dự án xuất sắc nhất.
Đồng chí Trần Đức Lương, sinh ngày 5/5/1937, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại Nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
Chiều 21/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công Dự án khu phức hợp đô thị, du lịch sinh thái, sân golf Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (Trump International Hung Yen).