Đừng để SEA Games ảnh hưởng tới Olympic

18/01/2019 11:03 GMT+7 | Thể thao

(Thethaovanhoa.vn) - Trong một năm lẻ không có nhiều nhiệm vụ quốc tế đặc biệt và trọng tâm của Thể thao Việt Nam (TTVN) trong năm 2019 là bảo vệ mục tiêu vào tốp tại SEA Games 30 tại Philippines. Dù vậy, đây lại là một năm bản lề hết sức quan trọng trong công tác chuẩn bị cho Olympic 2020 tại Nhật Bản và ngành thể thao cần có sự điều tiết hợp lý trong công tác đầu tư, chuẩn bị lực lượng để không vì SEA Games mà ảnh hưởng lớn tới Olympic.

SEA Games 30: Vào tốp đầu hay bảo vệ Top 3?

Bài toán này đã được đặt ra ngay trong hội nghị triển khai công tác năm 2019 của ngành thể thao từ những ngày cuối năm 2018. Đây là một bài toán hóc búa chứ không phải dễ dàng mà có được câu trả lời trong bối cảnh TTVN đang ngày một có vị thế vững chắc, có điểm nhấn thành tích ở đấu trường ASIAD và Olympic trong 3-4 năm trở lại đây. Bởi nếu như lọt vào tốp dẫn đầu (có thể là Top 4 hay Top 5) tại SEA Games 30 tại Philippines nó là một nhiệm vụ không quá khó khăn với những thế mạnh hiện có của TTVN. Dù vậy, nếu để có một vị trí trong Top 3 thì đây lại là vấn đề không dễ để giải quyết, nếu như không muốn nói nó là một thách thức thật sự với ngành thể thao trong việc thực hiện.

Chương trình thi đấu tại SEA Games 30 đã được chốt lại chính thức với 56 môn thể thao và đi vào lịch sử trong các lần tổ chức của đại hội thể thao khu vực với tư cách là kỳ SEA Games có chương trình thi đấu với nhiều môn thể thao nhất. Con số 56 cũng chỉ là đầu môn theo danh sách, còn chia cụ thể, sẽ là 63 phân môn và 523 nội dung. Với chương trình thi đấu với số môn rất đa dạng, lại quá nhiều nội dung thi đấu, bao gồm nhóm 1 với 2 môn cơ bản (điền kinh và thể thao dưới nước), nhóm 2 với 42 môn (hệ thống Olympic và ASIAD) và nhóm 3 với 12 môn (của khu vực và nước chủ nhà), nếu như muốn lọt vào Top 3, đoàn TTVN trước tiên cần xây dựng một lực lượng VĐV hùng hậu và thậm chí phải có cả lực lượng ở những môn mới ở nhóm 3.

Vấn đề đặt ra lúc này là kinh phí chuẩn bị cho SEA Games 30 cho đoàn TTVN với quy mô lớn về số lượng, đa dạng về các môn khó có thể được đáp ứng. Theo tính toán của ngành thể thao, đoàn TTVN dự SEA Games 30 cũng sẽ chỉ ở mức vừa phải, tương đối (có thể ngang bằng với lực lượng dự các kỳ đại hội gần đây) và tối đa đoàn TTVN chỉ tham dự 36 trong tổng số 63 phân môn. “Chúng ta vẫn đặt ra mục tiêu vào Top 3 để phấn đấu nhưng điều này không có nghĩa sẽ bằng mọi giá để lọt vào Top 3. Trong bối cảnh chỉ tham dự trên một nửa số môn ở SEA Games 30, một số nội dung thế mạnh bị cắt giảm kể cả ở điền kinh, giành đủ số huy chương để lọt vào tốp 3 là cực kỳ khó khăn”, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT Trần Đức Phấn chia sẻ.

Đừng quên Olympic 2020

Trong bối cảnh bài toán SEA Games 30 đang được đặt ra nhưng chưa có lời giải, ngành thể thao còn “đau đầu” với bài toán mang tên Olympic 2020. Năm 2019 sẽ là năm bản lề, với cả trăm cuộc thi đấu tuyển chọn, xác định suất chính thức dự Thế vận hội và đương nhiên, ngành thể thao sẽ phải chuẩn bị song song 2 nhiệm vụ này. Nếu như quá tập trung cho SEA Games, chắc chắn kinh phí và sự chuẩn bị chuyên môn cho Olympic sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều. Đương nhiên, đây là điều không dễ để chấp nhận nếu như TTVN thực sự muốn tiếp tục duy trì hi vọng có huy chương ở Thế vận hội vào năm 2020, sau cú vượt ngưỡng với 1 HCV, 1 HCB tại Brazil năm 2016.

Trong các năm gần đây, một nhiệm vụ liên thông đã được thực hiện với nhóm khoảng 60 VĐV trọng điểm, lấy SEA Games làm bàn đạp nhằm tấn công vào ASIAD và Olympic. Trước tiên, thành tích ở SEA Games làm căn cứ để sàng lọc và tuyển chọn, sau đó, mục tiêu ASIAD và Olympic sẽ được đặt ra với từng VĐV cụ thể ở từng môn, từng nội dung cụ thể để đầu tư cho tập huấn nâng cao thành tích. Như vậy có thể thấy, TTVN sẽ tiếp tục mang tới SEA Games 30 toàn bộ lực lượng này và số VĐV này cũng sẽ được lồng ghép làm nhiệm vụ tại các giải đấu tuyển chọn của Olympic 2020. Sự tập trung về nguồn lực tài chính của ngành thể thao cũng sẽ được đặt ở nhóm VĐV trọng điểm và để SEA Games không làm ảnh hưởng tới quá trình này, chắc chắn kinh phí chuẩn bị cho SEA Games 30 sẽ được tính toán một cách kỹ lưỡng.

Thể thao Việt Nam hậu ASIAD 2018: Hai nửa buồn vui!

Thể thao Việt Nam hậu ASIAD 2018: Hai nửa buồn vui!

Thể thao Việt Nam đã hoàn tất phần thi đấu tại ASIAD 18, giành được 4 HCV, 16 HCB và 18 HCĐ vượt chỉ tiêu giành tối thiểu 3 HCV đề ra trước ngày lên đường. Dưới góc độ chuyên môn, các tuyển thủ thể thao Việt Nam đã tạo nên những cột mốc lịch sử ở một số cuộc thi đấu để đem lại sự hứng khởi và tự hào cho đông đảo người hâm mộ nước nhà.

Vào năm 2016, TTVN từng có được 23 tấm vé ở 10 môn tại Olympic Brazil và con số này đang được coi như mục tiêu tối thiểu mà TTVN phải đạt được tại Olympic 2020. Trong bối cảnh nền thể thao châu lục và thế giới đang ngày một phát triển, để hoàn thành mục tiêu này là cực kỳ khó khăn, đòi hỏi sự đầu tư rất quyết liệt trong công tác tập huấn, thi đấu quốc tế để nâng cao trình độ. Vì lý do này, cân nhắc và lựa chọn giữa việc giành suất Olympic hay thi đấu lấy huy chương ở SEA Games cũng đòi hỏi cần có sự tính toán kỹ lưỡng của những người làm chuyên môn khi thực tế nguồn lực tài chính của TTVN chưa cơ bản đáp ứng được.

Vậy nên, “vui” SEA Games nhưng đừng quên Olympic là vì thế!

Vì sao chương trình thi đấu SEA Games co giãn không biên độ?

Trong lịch sử 29 lần tổ chức SEA Games từ năm 1959 tới nay, người hâm mộ được chứng kiến rất nhiều đại hội với quy mô khác nhau hoàn toàn về chương trình thi đấu. Trong 2 thập kỷ gần nhất, SEA Games 20 tại Brunei (năm 1999) chỉ có 21 môn, rồi có kỳ SEA Games 21 tại Malaysia (năm 2001) lại lên 32 môn, SEA Games 24 tại Thái Lan (2007) có 43 môn, song lại tụt xuống còn 29 môn khi diễn ra tại Lào vào năm 2009 và giờ lại tăng lên 56 môn khi được tổ chức tại Philippines. Trên thực tế, điều này không hề phạm luật, mà nó được thông qua những phiên họp của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á (SEAGF) mà các quốc gia thành viên đều được biểu quyết. Quy tắc để xây dựng chương trình thi đấu SEA Games dựa trên 3 nhóm môn: nhóm 1 (điền kinh và thể thao dưới nước), nhóm 2 (môn Olympic, ASIAD) và nhóm 3 (môn khu vực và truyền thống của nước chủ nhà). Từng môn, từng nội dung thi đấu đưa vào chương trình thi đấu đều được các thành viên biểu quyết để thông qua trong các phiên họp đại hội đồng của SEAGF.

Tuy nhiên, một căn cứ quan trọng khác để một môn thể thao được tổ chức tại SEA Games là cần có tối thiểu 4 quốc gia đăng ký tham dự và 3 quốc gia tham gia thi đấu chính thức. Nếu không đảm bảo điều kiện này, môn thể thao đó sẽ không được tổ chức và người hâm mộ từng được chứng kiến nhiều cảnh dở khóc dở cười của chính các tuyển thủ Việt Nam khi tới SEA Games nhưng không được vào thi do đối thủ đăng ký nhưng bỏ cuộc.

Điều này hiện vẫn chưa được SEAGF giải quyết một cách hiệu quả do đặc thù của các nền thể thao khác nhau trong khu vực và chuyện chương trình thi đấu của SEA Games nay nhiều mai ít, có nội dung này hay bỏ nội dung kia là câu chuyện mà mỗi quốc gia đều phải chấp nhận trong bối cảnh SEA Games được tổ chức luân phiên như hiện nay. SEA Games cũng không có “tội” với chương trình thi đấu đầy biến động như hiện nay, mà quan trọng nhất vẫn là quan niệm và cách chinh phục SEA Games của từng nền thể thao. Chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là phải xây dựng nhiều môn để chạy theo thành tích ở SEA Gam

Vũ Lê

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm