Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran (IRGC) ngày 9/2 cho ra mắt một tên lửa đạn đạo tầm ngắn mà lực lượng này thông báo là có thể hoạt động bằng các động cơ "thế hệ mới" được thiết kế để đưa vệ tinh lên quỹ đạo.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 12/12, Bộ Quốc phòng Mỹ đã thử một tên lửa đạn đạo thông thường phóng từ mặt đất, động thái trước đây bị cấm theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/11 thông báo đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Topol từ bãi thử Kapustin Yar thuộc vùng Astrakhan, đầu đạn đã đánh trúng mục tiêu giả định tại Kazakhstan.
Bộ Quốc phòng Nga ngày 30/10 cho biết tàu ngầm hạt nhân chiến lược Hoàng tử Vladimir, lớp Borei A của Nga đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo Bulava.
Ngày 10/10, Triều Tiên đã chỉ trích các nước châu Âu là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) về tuyên bố chung của nhóm này về vụ thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm của Bình Nhưỡng.
Sáng 3/10, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết Viện Khoa học Quốc phòng của nước này đã thành công trong vụ phóng tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm (SLBM) mới.
Trang mạng 38 North dẫn một số ảnh chụp từ vệ tinh thương mại gần đây cho biết, Triều Tiên đang tiếp tục chế tạo một tàu ngầm tên lửa đạn đạo mới tại xưởng đóng tàu Sinpo.
Ngày 24/8, chính phủ Nhật Bản cho biết Triều Tiên có vẻ như đã phóng tên lửa đạn đạo. Thông báo cho biết lực lượng bảo vệ bờ biển nước này đã phát hiện thấy các tên lửa phóng đi từ Triều Tiên, đồng thời ra cảnh báo các tàu thuyền tránh những mảnh vỡ trên biển.
Triều Tiên ngày 6/8 khẳng định nước này vẫn cam kết giải quyết các vấn đề thông qua đối thoại, song cảnh báo Bình Nhưỡng "sẽ buộc phải tìm một con đường mới", nếu Hàn Quốc và Mỹ tiếp tục các động thái quân sự mang tính thù địch.
Chính phủ Hàn Quốc ngày 2/8 cho biết các vật thể bay mà Triều Tiên vừa phóng sáng cùng ngày là các tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới (SRBM). Theo Tham mưu trưởng liên quân (JCS) tại Seoul, các tên lửa đã bay 220km và đạt đến độ cao 25km.
Quân đội Hàn Quốc ngày 2/8 cho biết, Triều Tiên vừa bắn các vật thể tầm ngắn chưa xác định vào vùng biển phía Đông nước này (biển Nhật Bản), đây là vụ phóng lần thứ 3 trong tuần này.
Truyền thông Ấn Độ đưa tin ngày 10/12, Ấn Độ đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân Agni-V do nước này tự chế tạo.
Theo hãng thông tấn Yonhap, Nhà Trắng từ chối bình luận về thông tin cho rằng Triều Tiên tiếp tục phát triển các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã có cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 6 vừa qua, trong đó hai bên nhất trí hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 30/7, các quan chức thân cận với cơ quan tình báo Mỹ cho biết các cơ quan này phát hiện những dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đang tiến hành phát triển các tên lửa mới tại một nhà máy từng sản xuất tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên của nước này có khả năng vươn tới lãnh thổ Mỹ.
Ngày 27/7, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi Mỹ dừng tất cả các bước củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa trong không gian vũ trụ vì cho rằng hành động này phá hoại sự ổn định chiến lược toàn cầu.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera và người đồng cấp Mỹ James Mattis ngày 29/5 đã nhất trí duy trì sức ép và các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên, nhằm buộc Bình Nhưỡng từ bỏ các chương trình phát triển hạt nhân và tên lửa.
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video ghi lại cảnh tàu ngầm hạt nhân lớp Borei lần đầu tiên phóng thử loạt 4 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Bulava. Theo kênh truyền hình RT, vụ phóng thử nghiệm được triển khai vào ngày 22/5 trên Bạch Hải, miền Tây nước Nga.
Tình báo Mỹ hiện râm ran về loại vũ khí siêu thanh đáng gờm của Nga đến năm 2020 có thể sẵn sàng ra trận. Theo đó, mọi hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ đều bất lực trước loại vũ khí siêu thanh này.