26/12/2008 10:24 GMT+7 | Đọc - Xem
(TT&VH) - Đặng Thân, người được biết đến nhiều hơn như một netizen (công dân mạng) đã ra mắt cuốn sách đầu tay: Ma net (NXB Văn học, 2008). Cuốn sách “lưu lạc giang hồ” với nhiều truyện ngắn ấn tượng từ nhan đề (Ma net, Ma nhòa, Yêu, Hiếp…) là thành quả lao động nghiêm túc của một nhà văn với những suy nghĩ riêng về văn chương. Sự kết hợp “Ma” và “net”, hai thế giới còn hư hư thực thực, ảo ảo có thể là một món thú vị trong đời sống văn học hôm nay. Dưới đây là cuộc trao đổi với tác giả.
|
- Chính tôi cũng không hiểu tác phẩm của mình được đánh giá ra sao trước khi tác phẩm được ra đời. Tuy nhiên, quả thật trong buổi ra mắt sách, qua ý kiến của nhà thơ Đỗ Quyên từ Canada về sau 20 năm xa tổ quốc tôi mới biết ở hải ngoại nhiều người rất ngạc nhiên, không thể ngờ tác phẩm của tôi in được. Nhưng tôi nghĩ đó là quan điểm… rất hải ngoại. Mặc dù những ý kiến đó (nhất là những ý kiến tại buổi ra mắt sách) cũng như các đồng nghiệp hải ngoại khác có ý nghĩa rất lớn đối với tôi và văn học nước nhà nói chung, nhưng tôi nghĩ có lẽ họ đã nhìn tác phẩm của tôi dưới góc độ mà chưa chắc đã trùng hoàn toàn với quan điểm của tôi với các sáng tác của tôi. Điều đó cũng thật là dễ hiểu. Cụ thể hơn, chắc là do đồng bào hải ngoại thấy cách viết và nội dung các tác phẩm của tôi khá xa lạ với văn chương trong nước, nên họ đã lo lắng cho tôi. Họ lại ở xa nên không biết thực tế xuất bản trong nước diễn biến như thế nào. Thực tế có thể là văn giới hải ngoại đã không thấy được sự khác nhau giữa các tập sách gặp trục trặc với tập truyện của tôi. Còn tôi vẫn giữ quan điểm từ đầu là tác phẩm của tôi thuần túy văn chương.
* Có rất nhiều phản hồi tích cực từ báo chí và nhất là các nhà phê bình ở Việt Nam với cuốn sách. Anh có chủ đích cách tân văn xuôi không, như các nhà phê bình đã nói về anh?
* Anh có hướng đến tầm vóc tư tưởng nào đó không? Bản thân anh hay nhắc đến cụm từ giá trị, vậy đâu là tiêu chí của anh về một tác phẩm có giá trị?
- Tư tưởng tự nó sinh ra chứ tôi không cố tình làm tư tưởng được đâu. Nếu cố tình thì dễ thành nhà giáo huấn. Tư tưởng của tôi có hay không nó nằm trong tác phẩm và độc lập với tôi. Tất nhiên, điều này khác nhau tùy theo cá nhân và nhận thức mỗi người. Tôi không đặt ra cái đích phải tới cho tư tưởng. Tôi thấy những người đặt ra đích hình như sẽ không viết hay được đâu. Một tác phẩm có giá trị là như thế nào có lẽ là câu để hỏi các nhà mô phạm hay hàn lâm chăng. Với tôi thì tiêu chí đầu tiên hết sức nôm na là đọc thấy “sướng”. Trong cái “sướng” ấy chắc là có đủ hình thức ngôn ngữ, nội dung tư tưởng, cái lạ, cái không trông đợi, cái “nhạt” nhưng lại độc đáo hoặc đúng lúc, cái hay đến buốt óc, cái dở đến không ngờ, cái hẫng hụt, cái bâng khuâng, tất cả những gì có thể làm từng tế bào trong cơ thể tôi bung nở hay từng mạch máu tôi chạy rần rật.
* Liên quan đến sự nổi tiếng trong văn chương, anh có nghĩ trong nhiều trường hợp, “quyền lực” của truyền thông có thể biến người viết nhiều khi thành một “game” không? Anh nghĩ gì về vấn đề này?
- Không, tôi nghĩ về mặt động cơ đâu có vấn đề gì. Họ viết ra, họ muốn được nhiều người biết đến. Chả phải riêng trong chuyện làm văn, ai thì cũng muốn có nhiều người biết và tôn trọng mình. Vậy khi một nhà văn in sách ra, mỗi lần 1.000 bản thôi thì tức là cũng có ít nhất 1.000 người biết anh ta, anh ta đã thành con người của 1.000 người… Họ muốn nổi tiếng thì có lỗi gì đâu. Câu chuyện chỉ trở nên lố bịch khi họ không biết thực lực của họ ở đâu mà thôi. Nhất là độc giả của chúng ta khá mông lung và bị ảnh hưởng bởi báo lá cải. Nên cũng nhiều người làm việc với công chúng - cụ thể là nhà văn - cũng lợi dụng tâm trạng mông lung của độc giả để câu kéo sự ủng hộ nào đó. Bản chất thì không có gì xấu, nhưng ai cũng phải biết giá trị của mình đến đâu. Còn khi mình đem giá trị của mình thả vào những dòng báo lá cải hàng ngày thì tôi cũng không nghĩ đó là những người có tâm thế sáng tác văn chương đích thực, họ thuộc về dòng “vẽ vời hươu vượn” vậy thôi.
* Có thể không gian đăng tải cũng ảnh hưởng đến sáng tác. Anh là một netizen (công dân mạng), liệu văn chương của anh có gì khác nếu anh không xuất bản sách mà chỉ đăng tải trên mạng?
- Thực ra đây là vấn đề có tính điều kiện thôi. Tôi hàm ơn thời đại tôi đang sống có nhiều con đường để đến văn chương. Nếu thế kỉ này không có internet thì sẽ có con đường khác. Những người sáng tác họ vẫn sáng tác. Sáng tác đó phù hợp với lối đi nào nó sẽ có lối đi của nó. Vấn đề là người viết có viết được gì hay không. Đã “viết được” thì tác phẩm đó sẽ đến được với bạn đọc.
Thế giới luôn có nhiều con đường, quan trọng là có “người viết” hay không.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất