27/06/2008 10:57 GMT+7 | Đọc - Xem
![]() Nhà văn Sơn Vương |
“Một điều tôi có thể hãnh diện và tự an ủi lấy tôi là hai lần bị bắt về tội cướp, người ta tra tấn tôi đủ thứ cực hình để sát hạch tôi: Ăn cướp lấy tiền để làm gì và trao cho những ai? Thì trước sau tôi vẫn một mực khai rằng: chơi đĩ và thua cờ bạc mà hết; chớ không hề khai một lời nào có thể can danh phạm nghĩa đến các bậc đàn anh, vì hành động mạo hiểm đó đều do tôi tự động, chớ không ai xúi bảo; nghĩa là các nhà cách mạng đàn anh không hề hay biết những món tiền tôi đưa ra là tiền ăn cướp”.
“Nhà chức trách Pháp hồi ấy không tin, họ khảo tôi là tôi cứ ráng chịu đòn. Vì tôi tự xét: các anh ấy mà được tự do hay còn sống là xã hội được nhờ. Trái lại tôi bất quá là một kẻ vô danh tiểu tốt, có chết đi cũng không liên quan gì đến việc đời hay việc nước.
“Vậy tôi đi ăn cướp lấy tiền là để chơi đĩ và thua cờ bạc; mặc dù tôi không bao giờ bước đến ngưỡng cửa lầu xanh, cũng như không cầm được bộ bài Cào hay bộ bài Tứ sắc mà chia cho các tay con để chung tiền hay hốt bạc”.
![]() Tác phẩm của Sơn Vương |
- Lần I: cướp tiền, do bạn phản bội mà bị bắt, bị kết án 5 năm
- Lần II: 10 năm do 3 vụ:
Cộng chung bị kết án 10 năm tù giam ở Phú Quốc, Hà Tiên rồi vượt ngục sang đào tị ở Thái Lan. Sau bị Pháp bắt lại, đày ra Côn Đảo, đến năm 1945 đắc cử chủ tịch uỷ ban Nhân dân Quần đảo An Ninh (Côn Đảo).
- Lần III : chung thân 32 năm (bị vu cáo giết người: Già Quít ở Côn Đảo năm 1946)
- Lần IV : chung thân 32 năm (giết người thực thụ; giết Nguyễn Thành Út - tay sai của Pháp - năm 1953 ở Côn Đảo)
Hai lần đầu bị bắt lúc đang còn tự do. Hai lần sau là khi đang ở trong tù, án chồng lên án nên cộng chung là 5 + 10 + 32 + 32 = 79 năm. Đến năm 1968 các nhóm tranh đấu ở Sài Gòn (Ủy ban cải thiện chế độ lao tù) lên án chế độ lao tù, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu mới hủy bản án 79 năm của ông chỉ còn lại 35 năm tù giam, nên được trả tự do vào ngày 18 tháng 11 năm 1968.
Sau nhiều năm bị cầm tù, sau khi được chính quyền Mỹ- Ngụy trả tự do về sống tại nơi chôn rau cắt rốn Gò Công, ông ngụ tại số 137/52 đường Nguyễn Cư Trinh Sài Gòn (nay là số 137/52 đường Nguyễn Cư Trinh, phường Nguyễn Cư Trinh, QI, TP.HCM) tức xóm Trễ ngày xưa nơi ông viết văn... Tại đây ông viết hồi kí Máu hòa nước mắt (2 tập) và hoàn thành trước ngày trở lại cố hương trong những năm 1980. Trước khi về quê ông đã kí tặng chính quyền cách mạng một tập bản thảo đánh máy dày khoảng 600 trang. Tập hồi kí (bản rút gọn) này hiện đặt tại Bảo tàng Côn Đảo, một tập ông lưu giữ tại nhà.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất