(TT&VH Cuối tuần) - Nói như nhà thơ Vũ Đình Liên, họ là “những người muôn năm cũ”. Bởi họ làm cái công việc lưu giữ những giá trị xưa cũ thông qua một thú đam mê: chơi sách. Và trái với hình dung của nhiều người, hầu hết họ đều còn trẻ...
Từ điển Việt-Bồ-La cũng có!
Nếu theo cách diễn đạt trong Tam Quốc diễn nghĩa thì trên bầu trời của thế giới chơi sách xưa, ở thời điểm hiện tại, “xem thiên văn, thấy sao sáng hầu hết tụ ở phương Nam!”.
Thật ra, các tay chơi sách sừng sỏ tập trung nhiều ở phía Nam cũng có lý do của nó. Họ có “thiên thời”, nguồn sách xưa phong phú, dẫu bị thất tán đi nhiều qua năm tháng nhưng cũng còn giàu có hơn nhiều so với phía Bắc; có “địa lợi”, vì khí hậu khô nóng ở phương Nam thuận lợi cho việc bảo quản sách, không ẩm thấp như phương Bắc, chưa kể các đô thị lớn ở miền Bắc thời chiến tranh đều bị ném bom, cứ mỗi lần gia chủ đi sơ tán là một lần sách vở hao hụt; có “nhân hòa”, vì các tay chơi sách chịu khó trao đổi sách, lại có thêm những người bán sách chuyên nghiệp làm cầu nối, tạo nên một “thị trường” sách xưa…
Một trong những tay chơi sách sừng sỏ bậc nhất hiện nay là H.M, ở TP. HCM, làm việc bên ngành hàng không. H.M còn trẻ nhưng đã có thâm niên chơi sách khá lâu và được anh em trong giới chơi sách xưa thật sự ngưỡng mộ bởi không chỉ có một bộ sưu tập cực kỳ hoành tráng, mà còn bởi những kiến thức vô song của anh về thế giới sách xưa mà anh lúc nào cũng sẵn lòng chia sẻ với bạn chơi.
H.M sưu tập nhiều mảng, nhưng ấn tượng nhất là mảng sách xưa và từ điển. Trong mảng sách xưa, anh có những ấn phẩm cực kỳ quý hiếm của thời kỳ đầu chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Có thể kể ra các tác phẩm của Trương Vĩnh Ký như Sơ học vấn tân quốc ngữ diễn ca (xuất bản năm 1884), Minh tâm bửu giám (1893), Tứ thư (1889); Chuyện giải buồn (1886) của Huỳnh Tịnh Của; các tác phẩm của Thế Tải Trương Minh Ký (học trò Trương Vĩnh Ký) như Ca từ diễn nghĩa (1896), Trị gia cách ngôn (1895), Tập dạy học tiếng Phansa và tiếng Annam (1892), Ấu học khải mông (1893), Chư quấc thại hội (1896, thuật lại cuộc đi Pháp dự đấu xảo năm 1889), Tuồng Kim Vân Kiều (1914)...
Những học giả có công lớn trong việc truyền bá chữ quốc ngữ vào Việt Nam như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh cũng có tác phẩm nằm trong bộ sưu tập của H.M. Phạm Quỳnh có Khảo về tiểu thuyết (1929), Ba tháng ở Paris (1927), Phật giáo đại quan (1925)... Nguyễn Văn Vĩnh có các tác phẩm dịch Ngụ ngôn La Fontaine, với nhiều minh họa của họa sĩ Mạnh Quỳnh, Trẻ con hát, trẻ con chơi (1943), Truyện trẻ con của Perrault (1943), Những kẻ khốn nạn (1925-1928), Kim Vân Kiều, 2 tập, dịch sang tiếng Pháp (1942-1943)...
Từ điển Việt-Bồ -La mà một tay chơi sách đang sở hữu
Nếu như mảng sách xưa trong bộ sưu tập của H.M có thể làm người ta ngưỡng mộ bởi tính độc đáo thì mảng sưu tập từ điển của anh có thể khiến những người ham mê sách xưa bị “choáng” bởi độ “khủng” của chúng! Trong số này phải kể đến bộ Từ điển Annam-Latin và Latin-Annam (Nam Việt Dương Hiệp tự vị) của giáo sĩ Taberd xuất bản năm 1838 tại Serampore, Ấn Độ. Đây là lần đầu tiên chữ quốc ngữ đối chiếu với chữ Nôm được in trong một cuốn từ điển. Năm 1912, viện Hàn lâm khoa học Pháp đã chính thức xác nhận, chữ quốc ngữ hiện dùng ở Đông Dương thuộc Pháp, trải từ thời Alexandre de Rhodes, đã được cải tiến chủ yếu nhờ công của Pigneaux de Béhaine (Bá Đa Lộc) mà phần lớn công trình cải cách này đã lưu dấu trong từ điển của Taberd. Bộ từ điển 2 tập này thoạt tiên thuộc sở hữu của một bạn cũng chơi sách cổ ngoài Hà Nội, từng đoạt giải Nhất thể loại Bộ sách trong cuộc thi Những cuốn sách vàng lần thứ Nhất tại TP.HCM năm 2002. Sau anh bạn kia chuyển sang “môn” khác nên bộ từ điển đã về tay H.M. Âu cũng là “châu về hợp phố”!
Nếu nói đến từ điển thì hẳn là tay chơi nào cũng đều biết đến một cuốn từ điển cực hiếm, có tuổi đã mấy trăm năm: Từ điển Việt-Bồ-La do giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1591-1660) soạn và in tại Rome năm 1651. Đây chính là cuốn từ điển đặt nền móng cho sự ra đời của chữ quốc ngữ và không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới cũng vô cùng hiếm. Vậy mà một tay chơi sách ở Sài thành cũng có (ngoài một bản lưu tại Thư viện tổng hợp TP.HCM). Theo lời đồn (trong giới chơi sách luôn có vô số các tin đồn!) thì tay chơi sách này đã mua cuốn từ điển quý giá của một người ở Đà Lạt, nhưng do những lý do tế nhị nên không (hoặc chưa) muốn lộ danh tính của mình cho mọi người biết!
Thủ bút, chữ ký, bản đặc biệt..., đủ cả!
Một tay chơi khác ở Sài thành, tuổi còn trẻ nhưng cũng đã có danh là V.H.T, làm nghề kiến trúc. V.H.T có ưu thế là thừa hưởng được một tủ sách của gia đình, nhưng bản thân anh cũng là người chơi sách có gout và biết bổ sung vào kho sách của mình thêm dày dặn! Điểm khiến giới chơi sách “kinh hãi” nhất là trong bộ sưu tập của V.H.T có nhiều cuốn sách cổ mà vẫn mới tinh như đi thẳng từ nhà in về tủ sách nhà anh! Điểm đặc biệt thứ hai là V.H.T sở hữu nhiều cuốn sách thuộc ấn bản đặc biệt (có lẽ nhiều nhất ở Việt Nam?), nhiều ấn bản kèm theo thủ bút và chữ ký của tác giả!
Sách có chữ ký Nguyễn Tuân
Có thể thấy ở đây Tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc, Vĩnh Hưng Long Thư Quán - Hà Nội xuất bản lần thứ nhất vào năm 1928; Chương Dân thi thoại của Phan Khôi, Đắc Lập - Huế xuất bản lần đầu năm 1936; Nét mực tình của Dương Bá Trạc, nhà Éditions DONGTAY - Hà Nội xuất bản năm 1937; Hồng Kiều của Phan Mạnh Danh, Phan Phong Linh xuất bản năm 1943 tại Nam Định; Việt Nam cổ văn học sử của Nguyễn Đổng Chi, Hàn Thuyên Xuất bản cục in và xuất bản năm 1942, Trần Văn Giáp đề tựa, Huỳnh Thúc Kháng đề lời bạt, họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung trình bày bìa; Kim Vân Kiều truyện do Trương Vĩnh Ký dịch sang chữ quốc ngữ, bản in lần thứ ba năm 1911 tại Sài Gòn, do Imprimerie F.H.Schneider xuất bản...
Về chữ ký cùng thủ bút thì góp mặt trong bộ sưu tập của V.H.T có những tên tuổi tài danh như Vũ Hoàng Chương, Lê Mạnh Liêu, René Crayssac (người dịch Kim Vân Kiều sang tiếng Pháp), Bùi Giáng, Nguyễn Hữu Hiệu, Tương Phố, Lãng Nhân, Diên Hương, Quách Tấn, Trần Văn Khê... Quả thật là để có một bộ sưu tập như thế, cộng với duyên may, phải hơn một đời người may ra mới có được.
Một tay chơi sách có danh khác cũng ở TP.HCM là P.G.Đ, làm việc cho một công ty kinh doanh dây cáp. Đ. tính tình điềm đạm, chơi sách khá kỹ. Đ. đặc biệt chăm chú chơi những cuốn từ điển có giá trị, như Giản Yếu Hán Việt Từ Điển của Vệ Thạch, Đào Duy Anh, in lần đầu năm 1932 ở Tiếng Dân (Huế) và Lê Văn Tân (Hà Nội), từ điển của Lê Ngọc Trụ, Diên Hương, sách triết của Phạm Công Thiện, thơ, dịch, triết của Bùi Giáng...
Nói các tay chơi sách sừng sỏ tập trung ở phương Nam (chưa kể Nha Trang, Đà Nẵng cũng có một vài cao thủ) không có nghĩa là phía Bắc không có cao thủ! Một số tay chơi sách như P. ở Hà Nội làm trong ngành du lịch, B. làm ngành in, C. ở Bắc Ninh làm trong lĩnh vực xây dựng…, cũng có lượng sách xưa khá phong phú. Ngoài lượng sách xưa đổ ra từ nguồn phía Nam (do đó cũng góp phần đẩy giá sách xưa trên thị trường lên với tốc độ... rocket!), các tay chơi sách phía Bắc còn có những mảng sách mà các tay chơi sách xưa phía Nam ít có (do chưa quan tâm hoặc cũng không có điều kiện sưu tập), đó là mảng sách của các NXB phía Bắc phát hành quãng sau năm 1954 đến đầu những năm 1970. Mảng sách này phản ánh đời sống văn hóa xã hội miền Bắc trong một thời kỳ đầy biến động, rất đáng để các nhà sưu tầm sách cũng như nghiên cứu sau này quan tâm.
Mưa nguồn của Bùi Giáng xuất bản năm 1962 (trái) và Sách của Trương Vĩnh Ký xuất bản năm 1884
Tuy nhiên, cũng như đặc điểm chung của giới chơi sách xưa thường ngại ngùng (do khiêm tốn?) không muốn lộ danh tính nên nhiều khi, danh tiếng của các tay chơi sách xưa phía Bắc thường chỉ luẩn quẩn trong giới chơi sách mà thôi. Phần việc còn lại thuộc về hệ thống các... tin đồn!
Những người chơi sách xưa - những người muôn năm cũ - vẫn còn đây, để bảo tồn những giá trị và Cái Đẹp trường tồn của sách!
Phạm Thị Hiền, phụ công tài năng của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam, vừa khiến người hâm mộ trầm trồ khi chia sẻ bộ ảnh đầy cuốn hút trên đường phố Thượng Hải, Trung Quốc.
XSMB 16/7: Kết quả Xổ số miền Bắc hôm nay thứ Tư ngày 16/7/2025 quay thưởng lúc 18h10 được trực tiếp cập nhật nhanh nhất, chính xác nhất trên Thethaovanhoa.vn.
Lynk & Co, thương hiệu "anh em" với Volvo, vừa giới thiệu phiên bản 06 Core Plus với giá 679 triệu đồng, giảm 50-70 triệu so với bản Hyper Pro (729 triệu) ra mắt năm ngoái.
Chỉ một ngày sau khi Hà Nội công bố kế hoạch cấm xe máy sử dung nhiên liệu hoá thạch trong khu vực Vành đai 1 từ tháng 7/2026, Honda Việt Nam đã bàn giao những chiếc xe máy điện CUV-e đầu tiên tới khách hàng tại Hà Nội.
Từng gây chú ý khi ra mắt cùng cặp đôi Công Vinh - Thủy Tiên vào năm 2017, Audi A5 Sportback nay trở lại với bản facelift 2025, đối đầu trực tiếp Mercedes C-Class, BMW 3-Series và Lexus IS trong phân khúc sedan hạng sang cỡ trung
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thị trường ô tô Việt Nam ghi nhận tín hiệu phục hồi rõ rệt với 163.021 xe bán ra từ các thành viên VAMA, tăng 21% so với cùng kỳ 2024.
Ngày 16/7, thông tin từ Công an tỉnh Nghệ An cho biết, đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, tạm giữ hình sự để phục vụ công tác điều tra đối với Trần Hữu Ba (sinh năm 1988, trú tại xã Vạn An, Nghệ An) - người điều khiển xe ôtô gây tai nạn.
Không chỉ là xu hướng, công nghệ thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR) và thực tế mở rộng (XR) đang trở thành lực đẩy quan trọng trong quá trình chuyển đổi số ngành du lịch.
Alexander Isak, ngôi sao sáng giá của Newcastle United, đang trở thành tâm điểm chú ý khi có thông tin cho rằng Liverpool đã tiếp cận để hỏi mua anh. Với phong độ bùng nổ, khả năng săn bàn thượng hạng và hợp đồng còn thời hạn đến năm 2028, câu hỏi đặt ra là: Isak thực sự đáng giá bao nhiêu trên thị trường chuyển nhượng?
Nhận lời mời của BTC giải, Công ty Thiên Long Sport, với sự chấp thuận của Liên đoàn bóng đá Hàn Quốc, AFC và VFF, đội tuyển sinh viên Hàn Quốc trở lại Việt Nam để thách đấu những CLB và các ngôi sao hàng đầu làng túc cầu nội, trong đó có Hoàng Đức, Văn Lâm và dàn sao của tân binh V-League Ninh Bình.
Thethaovanhoa.vn cập nhật thông tin chi tiết về giải thể thao điện tử Esports World Cup 2025, giải đấu có sự tham gia của đạn diện đến từ Việt Nam là GAM Esports.
ĐT Nhật Bản thắng Hàn Quốc ở chung kết Cúp Đông Á 2025 với tỉ số 1-0 trong bối cảnh đội bóng xứ mặt trời mọc khắc chế hoàn toàn lối chơi bóng bổng của đối thủ.
Thethaovanhoa.vn cập nhật link xem trực tiếp bóng chuyền SEA V.League 2025 chặng 2 (giải vô địch bóng chuyền Đông Nam Á 2025) của ĐT bóng chuyền nam Việt Nam ngày 16/7.
Link xem trực tiếp bóng đá U23 Đông Nam Á 2025 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất các link xem trực tiếp U23 Đông Nam Á 2025 ngày 16/7.
Giải FIFA Club World Cup đã trở thành đối trọng với Champions League và cả Premier League trong tương lai. Đây là điều mà các quan chức bóng đá của UEFA và Premier League không thể ngó lơ.