28/12/2022 10:25 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Tiền bạc là điều quan trọng giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong thời gian nghỉ hưu. Tuy nhiên trong cuộc khảo sát 15.000 người đã về hưu, đa số mọi người gặp một thách thức khác lớn hơn. Thực tế điều này ít ai tiết lộ với bạn trước đó.
Bài viết dưới đây là chia sẻ của George Jerjian, tác giả của của cuốn sách "Dare to Discover Your Purpose: Retire, Refire, Rewire". Là nhà sản xuất từng đoạt giải Emmy và xuất bản 10 cuốn sách, ông có bằng kinh doanh tại ĐH Bradford (Anh) và bằng thạc sĩ Báo chí tại ĐH New York.
George Jerjian. Ảnh: Bmmagazine
Năm 2007, ở tuổi 52, tôi buộc phải nghỉ hưu sớm hơn kế hoạch. Bởi khi đó tôi phát hiện mình có một khối u bằng quả cà tím nằm trên xương chậu. Bác sĩ khẳng định khối u này là ung thư thứ phát. Anh chẩn đoán tôi chỉ còn khoảng 6 tháng để sống.
Tuy nhiên sau đó tôi đã trải qua 2 lần phẫu thuật thành công. Tôi đã phải mất vài tháng để hồi phục trên đôi nạng và học cách đi lại. Sau khi ở ranh giới của sự sống và cái chết tôi đã nghỉ hưu 10 năm.
Thực tế, đó là những tháng ngày buồn chán, bồn chồn và bế tắc. Sự nhiệt tình và năng lượng trong con người tôi giảm đi. Sức khỏe tinh thần của tôi cũng bị ảnh hưởng. Khi chia sẻ điều này với nhiều người tôi nhận được những câu trả lời tương tự. Họ thừa nhận rằng đôi khi cũng cảm thấy như vậy. Đó là lúc tôi nghĩ rằng nên kết thúc thời gian nghỉ hưu ở đây và thành lập công ty về huấn luyện tư duy giúp mọi người đạt được một kỳ nghỉ hưu viên mãn hơn.
Nghỉ hưu có ý nghĩa khác nhau với nhiều người. Tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát sâu với 15.000 người về hưu trên 60 tuổi với câu hỏi: "Thách thức lớn nhất của bạn khi nghỉ hưu là gì?”. Dưới đây là một số câu trả lời tôi nhận được nhiều nhất: "Tôi nhớ về công việc mình từng yêu thích"; "Tôi không nghĩ nghỉ hưu là dành cho mình. Tôi muốn quay lại dạy học"; "Tôi không biết phải làm gì với thời gian rảnh của mình. Tôi cảm thấy lạc lõng"; "Tôi không còn được mọi người chú ý đến"; "Cảm giác bị từ chối luôn thường trực trong tôi"...
Đây là những câu trả lời cho chúng ta thấy thách thức lớn nhất khi nghỉ hưu mà không ai nói đến đó là tìm ra mục đích sống.
Chắc chắn tiền bạc là một mối quan tâm. "Tôi sợ nghèo đói và mất phẩm giá", một người nói. Một người khác viết: "Tiền chỉ có đi ra chứ không có đi vào ở những năm tháng nghỉ hưu". Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên là những lo lắng về tài chính không nằm số những lời than phiền nhiều nhất.
Hiện mọi người thường nhầm lẫn giữa tiết kiệm hưu trí và lập kế hoạch hưu trí. Tuy nhiên đây là hai khái niệm khác nhau. Nếu tìm kiếm từ khóa "lập kế hoạch hưu trí" trên Google bạn sẽ nhận được kết quả nội dung liên quan đến tiết kiệm và lương hưu. Đương nhiên bạn không tìm kiếm được gì về kế hoạch nghỉ hưu thực tế mà tôi tin rằng nó liên quan nhiều hơn đến cuộc sống và ít ràng buộc bởi tiền bạc. Có nguồn tài chính ổn định để duy trì thời gian nghỉ hưu đóng vai trò quan trọng. Song điều quan trọng hơn là lập kế hoạch cuộc sống.
Nói cách khác bạn cần biết mình cần làm gì sau khi rời khỏi công việc "9 to 5"? Bạn có thể từ giã sự nghiệp của mình nhưng không thể bỏ lại cuộc sống.
Cũng trong cuộc khảo sát trên, tôi đã hỏi mọi người nghĩ họ có thể giải quyết thách thức của mình như thế nào. Toàn bộ 35% số người được hỏi đều trả lời rằng tìm lại mục đích sống thông qua một kỹ năng hoặc sở thích mới.
Trên thực tế, một nghiên cứu năm 2021 với sự tham gia của 12.825 người lớn ở độ tuổi hơn 51 đã liên kết mục đích sống mạnh mẽ với các hành vi lối sống lành mạnh hơn và tỷ lệ tiến triển của các bệnh mãn tính chậm hơn. Tìm kiếm mục đích cũng có thể giúp những người nghỉ hưu tìm thấy những cơ hội mới bên cạnh mang lại thu nhập, giúp giảm bớt những lo lắng về tài chính.
Để xác định được những hoạt động nào mang lại mục đích, tôi đã tham khảo khái niệm "ikigai" của người Nhật (tạm dịch: lý do tồn tại của bạn).
Khái niệm này dựa trên ý tưởng rằng có 4 thành phần mà một người cần phải hoàn thành để đạt được ikigai. Theo đó, mỗi khái niệm được thể hiện bằng một câu hỏi. Khi bạn tích cực theo đuổi những gì bạn thích làm để phục vụ bản thân, gia đình và cộng đồng của mình, hãy nghĩ xem liệu hoạt động đó có cho phép bạn trả lời "có" cho bốn câu hỏi này:
1. Bạn đang làm một hoạt động mà bạn yêu thích?
2. Bạn có giỏi về nó không?
3. Xã hội có cần những gì bạn làm không?
4. Bạn có thể được trả tiền khi làm việc đó không?
Ở mức độ cao hơn, ikigai đề cập đến những cảm xúc mà theo đó các cá nhân cảm thấy rằng cuộc sống của họ có giá trị khi hướng tới mục tiêu của mình.
Đối với tôi, mục đích bây giờ là giúp những người về hưu "giải sầu" và tạo dựng được cuộc sống mới cho chính họ. Tuỳ thuộc vào thời điểm bạn dự định nghỉ hưu, có thể là năm 30, 40, 50 tuổi hoặc lâu hơn nữa song đừng để quãng thời gian đó trôi đi không có mục đích gì.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất