Doanh nhân và bóng đá

13/10/2021 14:51 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Hôm nay, ngày Doanh nhân Việt Nam 13/10, chúng ta không quên những đóng góp của các doanh nhân đã, đang và sẽ gắn bó với bóng đá Việt Nam.

Bầu Đức chỉ trích ‘vỗ mặt’ PCT VFF Lê Văn Thành là đúng hay sai?

Bầu Đức chỉ trích ‘vỗ mặt’ PCT VFF Lê Văn Thành là đúng hay sai?

Cùng là dân kinh doanh, cũng từng làm “quan” ở VFF và VPF nhưng bầu Đức phát biểu không kiêng dè khi nhắc tới Phó Chủ tịch VFF Lê Văn Thành.

Lật giở lại thời điểm này 20 năm trước, bóng đá Việt Nam khi ấy bắt đầu chuyển mình từ bao cấp sang cơ chế chuyên nghiệp. Bầu Đức (ông Đoàn Nguyên Đức) và bầu Thắng (Võ Quốc Thắng) là những người đi tiên phong trong công cuộc bắt tay giữa doanh nghiệp và bóng đá địa phương.

Nói thẳng, nếu các ông bầu vì lý do gì mà rủ nhau hết thảy bỏ cuộc chơi với trái bóng tròn, nền bóng đá và các giải đấu dễ trở lại thời kỳ “đồ đá” như chơi.

Trong ngày khai trương Học viện bóng đá HAGL - Arsenal - JMG năm 2007, bầu Đức khẳng định rằng, doanh thu của Hoàng Anh tăng hàng chục lần và luôn có lũy tiến mỗi năm, so với trước khi bắt tay với bóng đá. Và sau 20 năm, HAGL Group đã chi đến 2.000 tỷ đồng, theo chia sẻ của ông, nó cũng có nghĩa rằng, bóng đá phải mang lại lợi nhuận gấp bội cho các hạng mục đầu tư của Tập đoàn này.

Sau GĐT.LA và HAGL, đến lượt Hàng không Việt Nam (tiếp quản Đường sắt), LG.HN.ACB (Công an Hà Nội), Thép miền Nam - Cảng Sài Gòn, Ngân hàng Đông Á - Thép Pomina (nhận Công an TP.HCM), Becamex IDC (nhận tài trợ cho Bình Dương), Mikado, Sông Đà với Đạm Phú Mỹ (gắn với Nam Định), Hoa Lâm rồi Pisico Bình Định, Tài chính Dầu khí SLNA, SHB Đà Nẵng... Thêm bầu Trường Vissai Ninh Bình, bầu Thụy Xuân Thành, bầu Hiển T&T... Tất cả đã tạo nên một giải đấu hấp dẫn, đầy tính cạnh tranh cho V-League.

Có thể thấy, doanh nhân và doanh nghiệp kết hợp với bóng đá, chính là mô hình kiểu mẫu bắt buộc, mà ngay trong hướng dẫn của AFC, cũng ghi rõ điều này. Trong đó có việc, CLB chuyên nghiệp phải do Công ty CP bóng đá chuyên nghiệp quản lý, chứ không phải Nhà nước. Nó sẽ tạo nên một cơ chế tài chính minh bạch tương đối. Mọi sự can thiệp bên ngoài lên bóng đá, đều sẽ bị FIFA bị tuýt còi.

Chú thích ảnh
Bầu Thắng và HLV Calisto đã để lại rất nhiều giai thoại đẹp mang tên bóng đá. Ảnh: SGGP

Sau 20 năm, có nhiều doanh nhân và doanh nghiệp đã rút lui khỏi bóng đá, vì không đạt được các dự án, hạng mục đầu tư, thông qua bóng đá. Song cũng có nhiều tên tuổi phất lên nhờ bóng đá, nhờ sự linh hoạt và nhanh nhạy trong chuyển hướng kinh doanh, bao gồm cả kinh doanh bóng đá. Đó là các cuộc chạy tiếp sức có đào thải.

Khi nguồn tiền được đổ vào ngày một lớn, thì đối tượng được hưởng lợi lớn nhất, chính là những người hoạt động trong địa hạt này: HLV và cầu thủ, và những dịch vụ kinh doanh bóng đá đi kèm và cao hơn nữa là nền bóng đá, với hệ thống các giải đấu quốc gia, lẫn quốc tế...

Bạn, tôi và chúng ta đều đã từng sống những ngày tháng phía sau hàng rào, thậm chí quanh quẩn trong 4 bức tường vì dịch bệnh. Lo lắng, hồi hộp, chờ đợi và chán ngắt. Nhưng, chúng ta đã không lùi bước, không cho phép mình đầu hàng. Tại sao phải cúi đầu khi đã nỗ lực? Nếu cá thể chúng ta gặp khó một, thì các doanh nghiệp, các doanh nhân và các ông bầu bóng đá khó gấp bội. Chẳng vì khó mà từ bỏ, mà lùi bước.

Các doanh nhân - doanh nghiệp, đã, đang và sẽ tác hợp với làng túc cầu nội, dù ở giai đoạn nào và hạn mức nào, từng thất vọng và thất bại như nào, rồi vươn lên trong nghịch cảnh để gồng gánh ra làm sao, cũng cần được ghi nhận và trân trọng. "Yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu", mới nên.

Chúc mừng ngày Doanh nhân Việt Nam, xin cảm ơn các ông bầu bóng đá!

CCKM

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm