(TT&VH) - Nhà nghiên cứu Hán - Nôm Vũ Văn Kính sinh năm 1919 ở thôn Thanh Sầm, xã Đồng Thanh, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên, đã vĩnh viễn giã từ chúng ta hồi 7h30 ngày 27/8/2009, hưởng thọ 90 tuổi. Trước khi ra đi, cụ đã để lại cho chúng ta một gia tài Hán - Nôm khá đồ sộ, ngoài cụ ra ít có ai làm nổi. Để hiểu hơn về một học giả quan trọng và kín tiếng này, TT&VH xin trân trọng giới thiệu bài viết của nhà nghiên cứu, dịch giả Khổng Đức - người đã có rất nhiều năm trao đổi học thuật và cả làm việc chung với cụ Vũ Văn Kính.
Người đầu tiên tìm nguyên tác Truyện Kiều
Cụ Vũ Văn Kính
Người có khả năng khai thác kho tàng Hán - Nôm không nhiều, chưa kể là mỗi ngày mỗi hiếm, dù biết đây là kho báu của dân tộc; chính UNESCO cũng từng đề cao và khuyến khích chúng ta khai thác. Nhưng chữ Nôm là thứ chữ khó học, phải thông Hán học thì mới có thể giỏi chữ Nôm, bởi nó được sáng chế từ chữ Hán.
Thế mà từ thập niên 1960, lũ chúng tôi dù đã lớn, mang cả một gánh nặng vợ con gia đình, vẫn vừa làm kiếm cơm, vừa chịu khó cắp sách vở đến ĐH Văn khoa Sài Gòn học; trong số đó cụ Kính là người lớn tuổi hơn cả. Do đó chúng tôi rất thân nhau vì cùng cảnh ngộ nên biết rõ; cũng từ đó cụ Kính đã tìm hiểu chữ Nôm vì trong chương trình Việt - Hán ở Văn khoa có môn chữ Nôm. Đến năm 1965, cụ khoe với chúng tôi là đã hoàn thành được hai bộ sách quan trọng là Tự vị Nôm và Tự điển chữ Nôm; quyển Tự vị Nôm thì được in bằng roneo năm 1970. Rồi đến năm 1971 thì quyển Tự điển chữ Nôm xuất bản. Bộ tự điển này lần đầu xuất bản có đứng tên chung với Nguyễn Quang Xỹ (ông này cũng mất lâu rồi), nhưng toàn bộ công trình đều là công lao của cụ Kính. Lúc bấy giờ vì hoàn cảnh gia đình, cụ Kính đã bán bộ sách cho Nguyễn Quang Xỹ với giá rẻ mạt.
Một bản Truyện Kiều cổ
Vũ Văn Kính cũng là người đầu tiên “Trên đường đi tìm nguyên tác truyện Kiều”, đối chiếu so sánh với bốn tác phẩm Kiều bằng chữ Nôm, được khắc in khác nhau, cũng là đề tài cao học mà cụ trình tại ĐH Văn khoa Sài Gòn năm 1974. Đề tài có một nội dung vô cùng phong phú, được in roneo, vì điều kiện ấn loát khó khăn nên chỉ có phần quốc ngữ chứ không có chữ Nôm mà đã dày 215 trang khổ 26x20cm. Năm 1953, Bảo tàng Lịch sử cho tái bản, có thêm phần chữ Nôm, trên 400 trang khổ 19x13cm; năm 1998 Trung tâm Nghiên cứu Quốc học tại TP.HCM lại tái bản, nhưng bỏ phần chữ Nôm, gồm có 358 trang.
Nhìn chung đây là một công trình biên khảo khá tốt, khá chuyên sâu, xứng danh là luận án cao học thuộc hạng tối ưu lúc bấy giờ. Nhưng nếu xét về giá trị khả dụng và hàm lượng tri thức, thì phải kể như là một luận án tiến sĩ. Phần quan trọng của Trên đường đi tìm nguyên tác truyện Kiều mô tả bốn bản Kiều Nôm: bản Nôm của Quán Văn Đường, bản Nôm của Kiều Oánh Mậu, bản Nôm của Duy Minh Thị và bản Nôm của Ưng Gia. Phần mô tả này khá chu đáo, gồm trên 30 trang khổ 26x20cm; những lần tái bản sau này, đã cắt bỏ đi hay chỉ nói giản lược. Đây là một công trình mà theo tôi biết, cụ Kính phải bỏ ra bốn năm làm việc liên tục.
Ngoài ra, cụ còn soạn các bảng tra chữ Nôm thế kỷ 17, và bảng tra chữ Nôm miền Nam. Năm 2000, cụ cho ra đời quyển Đại tự điển chữ Nôm với hơn 37.000 chữ Nôm và trên 7.000 âm, gần 1.600 trang, sách khổ 24x16cm.
Công trình lớn nhưng ít người biết
Cụ Vũ Văn Kính đã phiên âm và dịch toàn bộ kho tàng chữ Nôm trong kinh điển Ki-tô giáo của Maiorica, gồm 8.000 trang - không phải trên giấy trắng mực đen mà là trên “phích” microfilm rất khó đọc, có khi phải dùng máy phóng đại (projecteur) mới nhìn ra chữ.
Một số tác phẩm của cụ Võ Văn Kính
Chính tôi là người được cụ rủ rê cộng tác làm bộ kinh điển nặng nề này, nhưng sau khi xem mấy tấm fiche microfilm, tôi thú thật không đọc nổi và xin rút lui. Thế mà cụ vẫn cặm cụi làm suốt 4-5 năm, kết quả là những năm cuối đời mắt cụ yếu hẳn đi, không còn đọc được chữ nữa, “tiền thù lao” cũng chỉ là công quả của một con chiên hết lòng với Chúa.
Cụ còn là người đóng góp quan trọng trong việc khai thác địa bạ triều Nguyễn; nhưng kết quả cũng chẳng khác nào làm bộ Tự điển chữ Nôm trước kia. Cụ cũng là người hoàn thành bộ Quốc âm thi tập và Gia huấn ca của Nguyễn Trãi; soạn quyển Tự học chữ Nôm giúp cho các bạn trẻ chìa khóa và bí quyết mở cửa kho tàng chữ Nôm; dịch Gương hiếu cho NXB Trẻ. Cụ Kính vốn sinh ra trong gia đình Đông y, phụ thân là một lương y, nên cụ đã soạn và sưu tầm hai bộ sách Đông y: 500 bài thuốc gia truyền và 400 bài thuốc gia truyền diễn ca. Cụ cũng là người dịch khá nhiều sách thuốc cho các vị lương y đời nay, nhưng vì dịch sách Hán- Nôm được coi như là nghề nghiệp mưu sinh nên ít ai biết chỉ trừ những bạn bè thân.
Sự ra đi của cụ mãi là niềm thương tiếc, bởi cho đến bây giờ vẫn chưa có ai đủ sức kế thừa sự nghiệp nghiên cứu chuyên sâu của cụ; những đồng nghiệp khác, vốn ít ỏi, cũng đã ở tuổi gần đất xa trời.
Việc sửa chữa, bàn giao ngôi nhà mới cho các cựu chiến binh là biểu tượng của lòng biết ơn của tập thể cán bộ, nhân viên, cựu chiến binh TTXVN với những thế hệ đã đóng góp vì độc lập tự do.
Câu chuyện của VĐV Nguyễn Thị Oanh không chỉ là niềm tự hào cho thể thao Việt Nam mà còn là nguồn động lực mạnh mẽ cho bất kỳ ai muốn vượt qua nghịch cảnh để chạm đến thành công.
Ngày 22/11/2024, lễ khai mạc của dự án "Dòng Dòng Mạch Mạch" chính thức được diễn ra. Dự án được thực hiện bởi nhóm sinh viên ngành Quản trị Truyền thông Đa phương tiện, trường Đại học FPT Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trung tâm thương mại Parc Mall Quận 8 tổ chức Triển lãm "Dòng Dòng Mạch Mạch".
Đưa Dân ca Ví, Giặm vào hoạt động du lịch, tiến tới trở thành một sản phẩm mang đặc trưng riêng nhằm lan tỏa giá trị di sản, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội là một trong những chủ trương tỉnh Nghệ An triển khai nhiều năm qua.
"Biệt đội siêu sao" là chương trình truyền hình thực tế kết hợp giữa yếu tố giải trí, quảng bá danh lam thắng cảnh, văn hóa, ẩm thực vùng miền và mô hình kinh doanh hiện đại với hoạt động livestream bán hàng.
Hiếm có thành phố nào trên thế giới, người dân vẫn còn sống trong hang động. Tuy nhiên, tại Matera, miền Nam Italy, những ngôi nhà được đục đẽo trong những hang động và vách núi có tuổi đời ước tính 9.000 năm tuổi luôn là điểm hấp dẫn, thu hút hàng triệu du khách khám phá mỗi năm.
Xem VTV5 VTV6 trực tiếp bóng đá hôm nay ngày 23/11/2024. Thethaovanhoa.vn cập nhật link trực tiếp các trận đấu thuộc giải Ngoại hạng Anh, VĐQG Đức, Ý và Tây Ban Nha
Tin nóng bóng đá Việt 23/11: ĐT Việt Nam nhận tin vui đặc biệt từ FIFA; AFF Cup 2024 chứng kiến thay đổi lịch sử; Truyền thông Indonesia đặc biệt chú ý đến một ngôi sao Việt Nam...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/11, rạng sáng 24/11 - Thethaovanhoa.vn cập nhật nhanh và chính xác nhất lịch thi đấu và trực tiếp bóng đá: Ngoại hạng Anh, Serie A, La Liga, Bundesliga, Ligue 1,...
HLV mới của MU, Ruben Amorim, đã lên tiếng bảo vệ Marcus Rashford và Casemiro sau khi cả hai bị chỉ trích vì chuyến đi đến Mỹ trong kỳ nghỉ quốc tế, đồng thời yêu cầu thay đổi chuẩn mực tại câu lạc bộ.
Vào tối 23/11/2024, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, TP Vinh, tỉnh Nghệ An diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Tiếp nối thành công của Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI) do Hàn Quốc và Anh đồng tổ chức tại Seoul vào tháng 5 vừa qua, Hội nghị Mạng lưới quốc tế các viện an toàn trí tuệ nhân tạo (AI) vừa khép lại tại “trung tâm đầu não của AI”.
Buổi lễ trao giải Ballon d'Or 2024 tại Paris chứng kiến Rodri trở thành người chiến thắng. Tuy nhiên, sự kiện đã không có sự hiện diện của Real Madrid, bao gồm cả Vinicius Jr, khi toàn bộ đội bóng quyết định tẩy chay sau khi biết rằng ngôi sao người Brazil không giành được danh hiệu này.
"Sự kiên cường và sức mạnh của người dân Việt Nam là nguồn cảm hứng lớn lao" – đó là lời khẳng định của bà Manuela V. Ferro, Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, trong cuộc phỏng vấn độc quyền với phóng viên TTXVN nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.