28/02/2023 14:29 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Phụ huynh thường hình dung việc bắt nạt là những cuộc xung đột trực diện, chẳng hạn như chế nhạo, xô đẩy, va chạm với nhau… Nhưng cũng có một hình thức bắt nạt khác không hề tác động vật lý, nhưng gây hại không kém cho trẻ. Đó chính là cô lập.
Đối phó với kiểu bắt nạt này có thể là một thách thức lớn đối với trẻ em, đặc biệt là khi chúng phải chịu đựng trong im lặng. Tuy nhiên, có nhiều cách cha mẹ có thể giúp những đứa trẻ đang bị tẩy chay ở trường. Theo Tiến sĩ Siggie Cohen, một chuyên gia tư vấn và phát triển trẻ em với hơn 35 năm kinh nghiệm, cách cha mẹ phản ứng và chăm sóc con cái vào những thời điểm này có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn.
Tiến sĩ Cohen nói: Mặc dù bạn không thể ngăn con mình bị tẩy chay, nhưng có thể thực hiện những cách sau đây để giúp đỡ và đồng hành với con, nếu điều đó xảy ra.
Tiến sĩ Cohen lưu ý: “Khi con bạn cởi mở về những trải nghiệm của mình, hãy đảm bảo rằng chúng cảm thấy an toàn khi chia sẻ với bạn. Lắng nghe là chìa khóa để con bạn cảm nhận sự đồng cảm. Nên nhớ rằng, trẻ em rất dễ cảm thấy đơn độc trong chính những vấn đề của mình.”
Trong quá trình đó, hãy cố gắng hết sức để không vô tình khiến con bạn xấu hổ vì bị tẩy chay. Tránh nói bất cứ điều gì khiến con nghĩ rằng, mình đang bị đổ lỗi. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc lắng nghe và đồng cảm với cảm giác của con, Tiến sĩ Brimhall khuyến nghị.
Cha mẹ nên nhấn mạnh rằng, con không kiểm soát được những gì người khác nói hoặc làm, nhưng có thể kiểm soát chính cảm xúc và phản ứng của bản thân. Tiến sĩ Brimhall nói, nên dẫn đường suy nghĩ của trẻ với những tình huống có thể xảy ra và cách vượt qua nỗi đau khi bị cô lập. Thông qua đó, trẻ sẽ chủ động tiếp nhận sự việc, chứ không hình thành cảm giác bất lực, hoang mang.
Tiến sĩ Brimhall gợi ý, trong đại đa số các trường hợp, trẻ mới là người cần xử lý tình huống. Nếu phụ huynh “nhảy vào” để tiếp quản, muốn sửa chữa thay, con trẻ sẽ chỉ là đối tượng bị động tiếp nhận mọi thứ. Do đó, cha mẹ có thể là người đưa ra lời khuyên khi trẻ cần, nhưng hãy lắng nghe những gì con bạn nghĩ trước. Hãy cho họ cơ hội để tự mình đối mặt khó khăn.
Cho con bạn thấy rằng bạn tin tưởng quyết định của chúng. Đây là một chìa khóa quan trọng để xây dựng lại lòng tự trọng cho con, đồng thời giúp trẻ thêm quyết đoán, tự chủ và kiên cường hơn.
Tiến sĩ Brimhall nói: “Quan trọng nhất, hãy cố gắng có mặt ở đó để hỗ trợ nếu trẻ cần. Hướng dẫn trẻ cách vượt qua tình huống, nhưng hãy để trẻ làm chủ. Hãy cho trẻ biết bạn luôn ủng hộ trẻ, cũng như tin tưởng vào khả năng xử lý tình huống của trẻ nếu điều đó phù hợp.
Tiến sĩ Cohen khuyên, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể và độ tuổi, tính khí cũng như bất kỳ vấn đề xã hội của trẻ, cha mẹ đôi khi cũng cần phải can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp.
Tiến sĩ Cohen lý giải những điều này dựa trên việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của việc bắt nạt, con bạn đã được học cách đối phó hay chưa, hoặc những người lớn có liên quan (chẳng hạn như giáo viên hoặc các bậc cha mẹ khác) có thể làm gì để giúp đỡ…
Bất kỳ sự thay đổi mạnh mẽ nào trong hành vi của trẻ em đều cần được theo dõi chặt chẽ và cần có sự can thiệp. Nếu xuất hiện tình trạng trẻ không muốn đến trường, tự nhốt mình trong phòng, chán ăn, thay đổi ngoại hình đột ngột, không muốn giao tiếp, mất hứng thú với các hoạt động ngoại khóa, thời gian dành cho gia đình, sở thích trước kia hoặc điểm số tụt dốc nhanh chóng… đây có thể là những dấu hiệu cảnh báo mức độ khó khăn mà trẻ đang đối mặt đã vượt tầm kiểm soát.
Dù vậy, cha mẹ cần đảm bảo chỉ tham gia ở mức độ phù hợp.
Cách tốt nhất để giúp con đối mặt với việc bị tẩy chay, cô lập là có thêm những tình bạn thực sự. Đôi khi, chỉ cần ít nhất một người bạn tốt sẽ mang lại cho trẻ cảm giác thân thuộc và cảm xúc tích cực. Điều này có thể giúp giảm thiểu tác động xấu từ việc bị những đứa trẻ khác từ chối. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy tình bạn thời thơ ấu có thể có tác động bảo vệ lâu dài đối với sức khỏe tâm thần, kéo dài tới cả khi trưởng thành.
Do đó, cha mẹ nên khuyến khích trẻ kết bạn ở trường, ở trong khu vực sinh sống, trong các đội thể thao hoặc thông qua các hoạt động khác mà trẻ tham gia. Điều này giúp trẻ không còn tập trung vào những người đã xa lánh, cô lập mình.
Khi con bạn tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, cho dù đó là thể thao, tham quan du lịch, nhóm sở thích hay câu lạc bộ đọc sách, trẻ đều sẽ có cơ hội kết bạn mới và xây dựng sự tự tin. Các hoạt động ngoài trời cũng mang đến cho trẻ cơ hội giải tỏa căng thẳng, phát triển khả năng sáng tạo và xả hơi. Đừng đánh giá thấp tầm quan trọng của việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động bên ngoài trường học.
Bạn có thể giúp trẻ trau dồi các kỹ năng xã hội, phát triển các đặc điểm cần thiết để đối phó với bắt nạt, chẳng hạn như yếu tố sức khỏe, vóc dáng, phong thái tự tin… Bằng cách đó, con trẻ cũng sẽ thấm nhuần những thói quen và đặc điểm hữu ích để mở rộng các mối quan hệ lành mạnh xung quanh.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất