26/04/2019 13:50 GMT+7 | Video Thế giới
(Thethaovanhoa.vn) - Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena ngày 26/4 cho biết một phần tử cực đoan Hồi giáo, được cho là đóng vai trò chủ chốt trong loạt vụ tấn công dịp lễ Phục sinh tại nước này, đã chết trong vụ đánh bom liều chết tại khách sạn ở thủ đô Colombo.
Phát biểu với báo giới, ông Sirisena dẫn lời các cơ quan tình báo cho biết Zahran Hashim (Gia-han Ha-sim) đã tử vong trong vụ tấn công ở khách sạn Shangri-La, một trong 8 vụ tấn công hôm 21/4 làm khoảng 250 người thiệt mạng và 500 người bị thương.
Hashim là thủ lĩnh nhóm cực đoan National Thowheeth Jama'ath (NTJ), đã xuất hiện trong một cuốn băng hình do tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng công bố khi thừa nhận tiến hành loạt vụ tấn công trên.
Tổng thống Sirisena không nói rõ vai trò của Hashim trong vụ tấn công ở khách sạn Shangri-La. Trước đó, các lực lượng an ninh đã truy lùng Hashim vì tin rằng đây là nghi can chính.
Hashim vốn không nổi tiếng trước loạt vụ tấn công trên, dù các thủ lĩnh Hồi giáo địa phương cho biết họ đã thông báo nhiều lần với chính quyền về quan điểm và hành động cực đoan của đối tượng này.
Sau loạt vụ tấn công trên, cảnh sát đang truy nã 140 đối tượng do dính líu tới IS tự xưng, trong đó hơn 70 người đã bị bắt giữ.
Cảnh báo nguy cơ tiếp tục xảy ra các vụ tấn công
Các đường phố ở thủ đô Colombo của Sri Lanka đang được tăng cường an ninh trong bối cảnh có nhiều cảnh báo nguy cơ tiếp tục xảy ra các vụ tấn công sau loạt vụ đánh bom ngày lễ Phục Sinh 21/4 vừa qua.
Tại nhà thờ St. Anthony, một trong các địa điểm bị đánh bom hôm 21/4, các binh sĩ được tăng cường triển khai trong ngày 26/4. Các cửa hiệu gần đó vẫn đóng cửa.
Nhà chức trách khuyến cáo người Hồi giáo nên cầu nguyện ở nhà hơn là đến các điểm cầu nguyện chung trong lễ cầu nguyện ngày Thứ Sáu - lễ cầu nguyện quan trọng nhất trong tuần của người Hồi giáo.
Trong khi đó, Đại sứ quán Mỹ tại Colombo ngày 25/4 đã khuyến cáo công dân nước này tránh những địa điểm cầu nguyện ở Sri Lanka vào cuối tuần, sau khi Sri Lanka công bố báo cáo cho rằng có thể xảy ra các cuộc tấn công vào thời điểm này.
Đại sứ quán Mỹ tại Colombo khuyến cáo "cần duy trì cảnh giác và tránh các đám đông". Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết có ít nhất 4 công dân nước này đã thiệt mạng và nhiều người bị thương rất nặng trong loạt vụ đánh bom khủng bố trong ngày lễ Phục sinh vừa qua tại Sri Lanka. Theo tờ Washington Post, Mỹ đã cam kết cử các nhân viên Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tới hỗ trợ cảnh sát Sri Lanka điều tra vụ việc.
Cũng trong ngày 25/4, Bộ Ngoại giao Anh cũng khuyến cáo công dân nước này không nên đến Sri Lanka trừ trường hợp cần thiết. Bộ trên nêu rõ khuyến cáo được đưa ra căn cứ những diễn biến an ninh sau loạt vụ tấn công ngày 21/4, theo đó "nhiều khả năng" các phần tử khủng bố sẽ tiến hành thêm các vụ tấn công, đặc biệt nhằm vào những địa điểm có nhiều người nước ngoài. Giới chức Anh trước đó xác nhận có 8 công dân nước này thiệt mạng trong loạt vụ đánh bom vừa qua ở Sri Lanka.
Australia cùng ngày cũng cảnh báo "có thể" xảy ra thêm các vụ tấn công khủng bố ở Sri Lanka và khuyến cáo công dân nước này "cân nhắc có cần đến Sri Lanka hay không". Trước đó, nhà chức trách Ausralia cho biết có 2 công dân nước này là 2 mẹ con thiệt mạng trong vụ tấn công vừa qua tại Sri Lanka. Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết cảnh sát chống khủng bố của Australia sẽ hỗ trợ Sri Lanka điều tra vụ việc.
Liên quan vụ tấn công trên, truyền thông Australia ngày 26/4 đưa tin Abdul Lathief Jameel Mohamed, một trong 9 kẻ đánh bom liều chết trong loạt vụ tấn công đẫm máu ở Sri Lanka từng bị nhà chức trách Australia điều tra năm 2014.
Theo phóng viên TTXVN tại Australia, Mohamed đã hoàn thành khóa học sau đại học về công nghệ tại trường Đại học Swinburne, thành phố Melbourne, bang Victoria của Australia từ năm 2009-2013. Đối tượng này từng bị cơ quan an ninh Australia điều tra sau khi có tin tình báo cho thấy mối liên hệ với một phần tử cấp cao của IS và hiện đang bị giam giữ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên cuộc điều tra trên không tìm thấy bằng chứng Mohamed đe dọa an ninh ở Australia. Trước khi đến Australia, Mohamed từng theo học ngành hàng không ở Anh nên không loại trừ khả năng tên này tham gia chế tạo bom cho nhóm đánh bom liều chết.
Giới chức Sri Lanka nghi ngờ Mohamed là một trong những kẻ cầm đầu các vụ tấn công hôm 21/4. Mohamed đã kích nổ bom gần khách sạn New Tropical Inn ở quận Dehiwala (Đê-hi-oa-la), phía Nam trung tâm thủ đô Colombo, khiến 2 người thiệt mạng. Đây là cuộc tấn công thứ 7 trong ngày.
Các cuộc điều tra của cảnh sát đã xác định có 9 kẻ đánh bom liều chết tham gia 8 vụ tấn công trong ngày 21/4. Tính đến thời điểm hiện tại, nhà chức trách Sri Lanka đã bắt giữ hơn 75 nghi can.
Loạt vụ tấn công xảy ra ngày 21/4 nhằm vào các nhà thờ và khách sạn hạng sang ở Sri Lanka là vụ bạo lực nghiêm trọng nhất kể từ khi cuộc nội chiến ở quốc gia Nam Á này kết thúc một thập kỷ trước đây. Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận gây ra vụ tấn công này, nhưng không đưa ra bằng chứng. Tuy nhiên, nhà chức trách Sri Lanka cáo buộc 2 nhóm Hồi giáo trong nước là NTJ và Jammiyathul Millathu Ibrahim liên quan đến vụ tấn công.
Bộ Y tế Sri Lanka ngày 25/4 thông báo cập nhật số thương vong trong loạt vụ tấn công trên, theo đó số nạn nhân thiệt mạng là khoảng 253 người, ít hơn so với con số 359 người được công bố trước đó.
Bộ Y tế Sri Lanka cho biết con số trên được xác nhận sau khi hoàn tất giám định ADN, khám nghiệm tử thi và phát hiện một số trường hợp trùng lặp do thi thể nạn nhân bị hủy hoại nghiêm trọng.
Thêm nhiều đối tượng bị bắt giữ
Thương vong lên gần 800 người - Tổng thống triệu tập cuộc họp Hội đồng an ninh quốc gia.
Sáng 22/4, cảnh sát Sri Lanka thông báo số nạn nhân thiệt mạng trong loạt vụ tấn công tại các nhà thờ và khách sạn hạng sang ở nước này trước đó một ngày tới thời điểm này là 290 người. Khoảng 500 người bị thương trong thảm kịch đẫm máu trên.
Trong khi đó, hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin chính phủ cho biết Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena cùng ngày đã triệu tập một cuộc họp của Hội đồng an ninh quốc gia để đánh giá tình hình an ninh sau loạt vụ tấn công khủng bố trên. Cuộc họp cũng có sự tham dự của Thủ tướng Ranil Wickremesinghe.
Hàng loạt vụ nổ đã xảy ra tại Sri Lanka trong ngày 21/4, trong đó 6 vụ xảy ra gần như đồng thời vào buổi sáng và 2 vụ xảy ra vào buổi chiều. Sau vụ nổ thứ 8, Chính phủ Sri Lanka đã ban bố lệnh giới nghiêm từ 18h00 - 6h00 sáng hôm sau trên toàn quốc. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực ngay lập tức và chưa rõ khi nào sẽ dỡ bỏ. Theo các thông tin ban đầu, trong số nạn nhân có hàng chục người nước ngoài, trong đó có công dân của các nước Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc.
Hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn cảnh sát Ruwan Gunasekera cho biết số thương vong trong 8 vụ nổ đã lên tới 228 người thiệt mạng và 450 người bị thương. 13 đối tượng đã bị bắt giữ liên quan vụ việc.
Cảnh sát Sri Lanka ngày 21/4 cho biết đã có 13 đối tượng bị bắt giữ liên quan đến loạt vụ nổ trước đó cùng ngày khiến 228 người thiệt mạng ở đảo quốc Nam Á này. Trong đó 10 đối tượng được chuyển tới Cục Điều tra Hình sự.
Trong khi đó, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe cùng ngày cũng đã tới hiện trường một vụ nổ. Phát biểu với các phóng viên tại đây, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe cho biết toàn bộ các đối tượng bị bắt đều là công dân Sri Lanka và chiến dịch truy bắt vẫn đang được thực hiện nhằm phát hiện thêm các nghi can khác.
Ông cũng khẳng định quyết tâm truy bắt những phần tử khủng bố phải chịu trách nhiệm. Theo ông Wickremesinghe, điều quan trọng nhất trong vài ngày tới là duy trì sự ổn định. Dự kiến Hội đồng an ninh quốc gia Sri Lanka sẽ nhóm họp vào cuối ngày để thảo luận tình hình. Hiện Tổng thống Maithripala Sirisena đã chỉ định một ủy ban đặc biệt để điều tra vụ việc.
Đến nay có 228 người thiệt mạng và 450 người khác bị thương trong 8 vụ nổ xảy ra ngày 21/4 ở Sri Lanka. Hiện chính phủ Sri Lanka đã tuyên bố lệnh giới nghiêm tại thủ đô Colombo, đồng thời phong tỏa các mạng xã hội và ứng dụng nhắn tin, như Facebook và WhatsApp để tránh những thông tin sai lệch.
Trước đó, theo hãng tin AFP, trong số nạn nhân thiệt mạng trong các vụ nổ tại Sri Lanka có hơn 30 người nước ngoài, trong đó có công dân Anh, Mỹ, Hà Lan. Các nguồn tin bệnh viện cho biết có công dân Nhật Bản trong số những người bị thương. Trong khi đó, Đại sứ quán Trung Quốc tại Colombo đã xác nhận có 2 công dân nước này trong số người thiệt mạng. Trước đó, Đại sứ quán Trung Quốc đã thông tin có 4 công dân nước này bị thương trong các vụ nổ ở Sri Lanka. Con số thương vong chính xác hiện đang chờ xác minh.
Bộ Ngoại giao Hà Lan đã ra thông cáo cho biết một công dân nước này đã thiệt mạng trong loạt vụ nổ ở Sri Lanka. Trong khi đó, Cao ủy Anh tại Sri Lanka James Dauris cho biết Chính phủ Anh được biết "một số công dân Anh bị ảnh hưởng bởi các vụ nổ" trên, song chưa có số liệu chính xác. Ông Dauris kêu gọi các công dân Anh ở Sri Lanka liên lạc với gia đình họ để thông báo an toàn.
Cùng ngày, các nước tiếp tục lên án vụ tấn công và chia buồn với Sri Lanka. Người phát ngôn của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (Rô-đri-gô Đu-téc-tê) cho biết Philippines bày tỏ tình đoàn kết và cầu nguyện cho các công dân Sri Lanka cũng như công dân các nước khác bị ảnh hưởng bởi loạt vụ tấn công trên. Thông báo nêu rõ: "Nhân loại cần chung tay chấm dứt thù hận, đức tin mù quáng và nghèo đói, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển giữa các quốc gia, cũng như nỗ lực vì hòa bình thế giới".
Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long bày tỏ "ghê rợn trước các vụ tấn công tàn ác ở Sri Lanka" và chia buồn với gia đình các nạn nhân. Tổng thống Singapore Halimah Yacob (Ha-li-ma Ya-cốp) nhấn mạnh: "Các hành động bạo lực đáng ghê tởm này của các phần tử cực đoan nhằm gây xung đột và sự thù hằn giữa các cộng đồng. Chúng ta phải tiếp tục tỉnh táo và đoàn kết chống lại các hành động khủng bố đó". Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Singapore cho biết bộ này đã liên lạc với các công dân Singapore tại Colombo và hiện không có thông tin nào về công dân nước này thương vong trong các vụ tấn công trên.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Saudi Arabia lên án loạt vụ tấn công trên, cho rằng các hành động khủng bố đang đe dọa an ninh và ổn định toàn thế giới, đồng thời kêu gọi tập trung các nỗ lực quốc tế để chống khủng bố.
Sáng 21/4 đã xảy ra 6 vụ nổ gần như đồng thời nhằm vào 3 nhà thờ và 3 khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo, các thị trấn Negombo và Batticalao của Sri Lanka. Chiều cùng ngày, 2 vụ nổ khác xảy ra ở ngoại ô thủ đô. Cảnh sát đã xác định có 2 vụ đánh bom liều chết trong số 8 vụ nổ này. 7 nghi can đã bị bắt giữ. Chính phủ Sri Lanka đã ban bố tình trạng giới nghiêm toàn quốc từ 18h00 - 6h00, và tạm cấm truyền thông xã hội để ngăn chặn lan truyền thông tin sai lệch.
Cảnh sát thông tin về kẻ đánh bom liều chết tại khách sạn
Thông tin về kẻ đánh bom liều chết tại khách sạn Cinnamon Grand ở thủ đô Colombo của Sri Lanka, một trong 8 địa điểm xảy ra nổ trong ngày 21/4 ở nước này, cảnh sát cho biết đối tượng đã nghỉ qua đêm tại khách sạn này, đăng ký lưu trú với cái tên Mohamed Azzam Mohamed và địa chỉ sau này được xác định là giả. Trong đăng ký, đối tượng nêu lý do đến Colombo để làm ăn kinh doanh.
Một quản lý khách sạn cho biết trước khi thực hiện vụ tấn công, Azzam Mohamed đã xếp hàng lấy đồ ăn tại khu vực ăn sáng tự chọn trong nhà hàng của khách sạn. Khi tới lượt mình, đối tượng đã cho nổ tung khối chất nổ mang trong người. Vụ việc xảy ra lúc 8h30' giờ địa phương và khi đó phòng ăn của khách sạn rất đông người.
Quản lý khách sạn cho biết nhân viên đón khách vào nhà hàng đã thiệt mạng ngay lập tức. Thủ phạm cũng chết tại chỗ. Cảnh sát đã tìm thấy các phần thi thể của thủ phạm. Khách sạn trên ở sát dinh thự của Thủ tướng Sri Lanka và lực lượng đặc nhiệm đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường sau khi xảy ra vụ nổ.
Hai khách sạn khác là Shangri-La và Kingsbury cũng xảy ra nổ gần như đồng thời với 3 nhà thờ Thiên Chúa giáo vào thời điểm có đông người tham gia buổi cầu nguyện sáng của ngày Chủ nhật Phục Sinh. Tại khách sạn Shangri-La, các nhân chứng cho biết đã nghe thấy hai tiếng nổ lớn và có một số người đã thiệt mạng, tuy nhiên, không có thông tin chi tiết về số người thương vong tại đây. Hãng tin AFP cho biết khu vực nhà hàng ở tầng hai của khách sạn đã bị hư hại nặng. Thông báo của khách sạn Shangri-La cho biết vụ nổ xảy ra vào khoảng 9h00 giờ địa phương tại nhà hàng Table One.
Khách sạn Kingsbury cũng xảy ra nổ là một trong các khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo, nằm gần Trung tâm thương mại thế giới (WTC). Sau vụ việc, khách sạn đã được phong tỏa để kiểm tra an toàn.
Sau 6 vụ nổ nói trên xảy ra sáng 21/4, chiều cùng ngày, 2 vụ nổ khác đã xảy ra ở ngoại ô thủ đô Colombo. Trong 8 vụ nổ, 2 vụ được xác định là đánh bom liều chết. Hiện cảnh sát chưa xác định được tính chất của các vụ nổ còn lại nhưng đang điều tra theo hướng đây có thể là do những kẻ đánh bom liều chết thuộc một nhóm khủng bố tiến hành.
Interpol sẵn sàng giúp điều tra vụ việc
Ngày 21/4, Tổng thư ký Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) Jurgen Stock lên án vụ tấn công đẫm máu ở Sri Lanka, đồng thời khẳng định tổ chức này sẵn sàng giúp đỡ nhà chức trách Sri Lanka điều tra vụ việc.
Đăng tải trên trang Twitter, ông Stock nêu rõ: "Interpol cực lực lên án vụ tấn công kinh hoàng ở Sri Lanka và sẵn sàng hỗ trợ toàn diện cuộc điều tra do giới chức Sri Lanka tiến hành". Ông cũng bày tỏ "dành những suy nghĩ và những lời cầu nguyện cho các nạn nhân cũng như gia đình và bạn bè của họ". Theo ông Stock, Interpol có thể cử các nhóm chuyên trách tới Sri Lanka để hỗ trợ điều tra.
Hàng loạt vụ nổ đã xảy ra tại Sri Lanka trong ngày 21/4, trong đó 6 vụ xảy ra gần như đồng thời vào buổi sáng và 2 vụ xảy ra vào buổi chiều. Sau vụ nổ thứ 8, Chính phủ Sri Lanka đã ban bố lệnh giới nghiêm từ 18h00 - 6h00 sáng hôm sau trên toàn quốc. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực ngay lập tức và chưa rõ khi nào sẽ dỡ bỏ.
Cảnh sát Sri Lanka công bố số thương vong mới nhất trong các vụ nổ này, theo đó 207 người đã thiệt mạng và 450 người bị thương. Theo thông tin ban đầu, trong số nạn nhân có hàng chục người nước ngoài, trong đó có công dân của các nước Mỹ, Anh, Hà Lan, Nhật Bản, Trung Quốc.
Quốc vụ khanh Bộ ngoại giao Bangladesh Shahriar Alam thông báo có 2 công dân nước này đi du lịch Sri Lanka mất tích kể từ sau loạt vụ nổ trên. Hai công dân Bangladesh này gồm một người đàn ông và một trẻ em trong cùng một gia đình.
Bắt giữ 7 nghi can
Hãng tin AP dẫn lời giới chức Sri Lanka cho biết 7 nghi can đã bị bắt giữ trong loạt vụ nổ vào ngày lễ Phục Sinh 21/4 tại nước này.
Trong khi đó, hãng tin AFP dẫn lời người phát ngôn cảnh sát Ruwan Gunasekera cho biết số thương vong trong 8 vụ nổ đã lên tới 207 người thiệt mạng và 450 người bị thương. Theo ông Gunasekera, 3 đối tượng đã bị bắt giữ liên quan vụ việc. Ông cũng cho biết cảnh sát đang điều tra liệu tất cả các vụ nổ trên có phải đều là đánh bom liều chết hay không.
Sáng 21/4, 6 vụ nổ đã xảy ra gần như đồng thời tại 3 nhà thờ và 3 khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo, thị trấn Batticalao, Negombo. Chiều cùng ngày, 2 vụ nổ khác đã xảy ra tại các khu vực ngoại ô thủ đô là Dehiwela và Dematagoda. Cảnh sát xác định có 2 vụ đánh bom liều chết trong số 8 vụ nổ trên.
Chính phủ Sri Lanka đã ban bố lệnh giới nghiêm toàn quốc từ 18h00 - 6h00, có hiệu lực ngay lập tức và kéo dài "cho đến khi có thông báo tiếp theo". Chính phủ cũng tạm cấm truyền thông xã hội để ngăn chặn lan truyền thông tin sai lệch.
Hiện chưa có tổ chức hay cá nhân nào thừa nhận tiến hành vụ việc.
Số thương vong tiếp tục tăng
Chính phủ Sri Lanka ngày 21/4 thông báo quyết định "tạm thời" cấm truyền thông xã hội sau một loạt vụ nổ tại các nhà thờ và khách sạn làm hơn 180 người thiệt mạng và gần 500 người bị thương.
Trong thông báo, thư ký của Tổng thống Sri Lanka, Udaya R. Seneviratne cho biết: "Chính phủ đã quyết định chặn tất cả các nền tảng truyền thông xã hội nhằm ngăn chặn tình trạng lan truyền thông tin không chính xác và sai lệch". Thông báo nêu rõ "đây chỉ là một biện pháp tạm thời".
Quyết định trên được đưa ra sau hàng loạt vụ nổ xảy ra trong ngày 21/4 tại Sri Lanka, trong đó 6 vụ xảy ra gần như đồng thời vào buổi sáng và 2 vụ xảy ra vào buổi chiều. Vụ mới nhất xảy ra tại Dematagoda, phía Bắc thủ đô Colombo. Sau vụ nổ này, Chính phủ Sri Lanka đã ban bố lệnh giới nghiêm từ 18h00 hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau trên toàn quốc. Lệnh giới nghiêm có hiệu lực ngay lập tức và chưa rõ khi nào sẽ dỡ bỏ.
Chưa khi nhận trường hợp công dân Việt Nam bị ảnh hưởng
Theo thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka, hàng loạt vụ đánh bom đẫm máu đã xảy ra tại nhà thờ và khách sạn tại quốc gia này trong ngày lễ Phục sinh (21/4) khiến hàng trăm người thương vong, trong đó có nhiều công dân nước ngoài. Theo chỉ đạo của Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka đã liên hệ với cơ quan chức năng sở tại và được biết cho đến nay chưa ghi nhận trường hợp công dân Việt Nam bị ảnh hưởng.
Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka tiếp tục theo dõi vụ việc, giữ liên lạc với cơ quan chức năng sở tại để cập nhật thông tin và có các biện pháp bảo hộ trong trường hợp có công dân Việt Nam bị ảnh hưởng.
Để nhận được sự hỗ trợ trong trường hợp cần trợ giúp, đề nghị công dân liên hệ theo số đường dây nóng Bảo hộ công dân của Đại sứ quán Việt Nam tại Sri Lanka là: +94(11)269 6050 (máy lẻ 101/110) hoặc số điện thoại của Tổng đài Bảo hộ công dân là: +84981 848484.
Số người chết đã lên đến 185 người
Theo Tân Hoa Xã, nhà chức trách Sri Lanka cho biết số nạn nhân thiệt mạng trong các vụ nổ xảy ra ở nước này ngày 21/4 đã lên tới 185 người và 469 người khác bị thương.
Đây là vụ bạo lực nghiêm trọng nhất ở Sri Lanka kể từ khi cuộc nội chiến ở nước này kết thúc một thập kỷ trước đây. Chính phủ Sri Lanka đã ban bố lệnh giới nghiêm, có hiệu lực ngay lập tức và vô thời hạn. Hiện chưa có tổ chức hay cá nhân nào thừa nhận tiến hành vụ việc.
Vụ tấn công trên xảy ra vào đúng ngày lễ Phục sinh của Thiên Chúa giáo. Tổng Giám mục Colombo, Hồng y Giáo chủ Malcolm Ranjith (Man-côm Ran-gít) kêu gọi Chính phủ Sri Lanka tiến hành điều tra và trừng phạt mạnh tay những đối tượng chịu trách nhiệm về vụ việc.
Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã triệu tập họp khẩn giới chức cấp cao quân đội và cho biết "chính phủ đang tiến hành các bước đi khẩn cấp để giải quyết tình hình".
Trong khi đó, các nhà lãnh đạo trên thế giới tiếp tục lên án loạt vụ tấn công. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Juncker (Giăng Clốt Giăng-cơ) bày tỏ "đau buồn và ghê rợn" khi nghe tin về loạt vụ tấn công ở Sri Lanka. Trong một dòng trạng thái trên mạng Twitter, ông Juncker cho biết Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng giúp đỡ Sri Lanka.
Thủ tướng Anh Theresa May (Thê-rê-xa Mây) cùng ngày ra tuyên bố nhấn mạnh: "Hành động bạo lực nhằm vào các nhà thờ và khách sạn tại Sri Lanka thực sự kinh hoàng". Bà bày tỏ chia sẻ sâu sắc với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này. Bà cũng kêu gọi: "Chúng ta phải sát cánh bên nhau để đảm bảo rằng không còn ai phải thực hành đức tin của mình trong sợ hãi".
Cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin (Vla-đi-mia Pu-tin) lên án loạt vụ tấn công "dã man" tại Sri Lanka. Trong điện chia buồn gửi người đồng cấp Sri Lanka, ông Putin nhấn mạnh Nga là "một đối tác đáng tin cậy của Sri Lanka trong cuộc chiến chống khủng bố" và người dân Nga "chia sẻ những mất mát với gia đình của những người thiệt mạng và cầu chúc những người bị thương nhanh chóng bình phục".
Ít nhất 160 người thiệt mạng, trong đó có 9 người nước ngoài
Thông tin mới nhất của kênh Newsfirst Sri Lanka cho biết có ít nhất 160 người bị thiệt mạng trong các vụ nổ xảy ra sáng 21/4 tại các nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka.
Theo giới chức Sri Lanka, tổng cộng có 6 vụ nổ, tại 3 nhà thờ và 3 khách sạn tại thủ đô Colombo và các thành phố khác khiến ít nhất 160 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Các chiến dịch cứu trợ đang diễn ra.
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe chiều cùng ngày đã triệu tập cuộc họp Hội đồng an ninh khẩn cấp.
Trong phát biểu đăng trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Wickremesinghe đã chỉ trích mạnh mẽ vụ tấn công, đồng thời kêu gọi người dân nước này đoàn kết, không đưa ra các thông tin chưa được kiểm chứng. Ông khẳng định chính phủ sẽ ngay lập tức tiến hành các biện pháp nhằm khống chế tình hình.
Trước đó, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena cho biết ông thực sự bị sốc trước thông tin về loạt vụ nổ, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh. Bộ trưởng Tài chính Mangala Samaraweera cho biết các vụ tấn công này đã cướp đi sinh mạng của "nhiều người vô tội" và có thể là âm mưu có tổ chức nhằm gây hỗn loạn đất nước.
Các vụ nổ đầu tiên được ghi nhận tại nhà thờ St Anthony ở thủ đô Colombo và nhà thờ St Sebastian ở thị trấn Negombo. Ngay sau khi xảy ra các vụ nổ ở nhà thờ, cảnh sát cũng đã xác nhận các vụ nổ tại 3 khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo và tại một nhà thờ ở thị trấn Batticalao. Giới chức y tế tại Batticalao cho biết hơn 300 người đã bị thương trong vụ nổ xảy ra tại nhà thờ ở đây.
Nhà thờ St. Anthony và 3 khách sạn ở Colombo xảy ra các vụ nổ là nơi du khách nước ngoài thường xuyên lui đến. Ít nhất 1 người thiệt mạng tại khách sạn Cinnamon Grand ở thủ đô Colombo, gần Dinh Thủ tướng. Các bức ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy mái của một nhà thờ bị thổi bay trong vụ nổ, trong khi sàn nhà thờ đầy gạch ngói, gỗ và máu.
Ít nhất có 9 người nước ngoài thiệt mạng
Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe chiều 21/4 đã triệu tập cuộc họp Hội đồng an ninh khẩn cấp sau loạt vụ nổ xảy ra sáng cùng ngày tại các nhà thờ và khách sạn nước này. Thông tin mới nhất cho biết ít nhất 138 người đã thiệt mạng, trong đó có ít nhất 9 người nước ngoài.
Trong phát biểu đăng trên mạng xã hội Twitter, Thủ tướng Wickremesinghe đã chỉ trích mạnh mẽ vụ tấn công, đồng thời kêu gọi người dân nước này đoàn kết, không đưa ra các thông tin chưa được kiểm chứng. Ông khẳng định chính phủ sẽ ngay lập tức tiến hành các biện pháp nhằm khống chế tình hình.
Trước đó, Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena cho biết ông thực sự bị sốc trước thông tin về loạt vụ nổ, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh. Bộ trưởng Tài chính Mangala Samaraweera cho biết các vụ tấn công này đã cướp đi sinh mạng của "nhiều người vô tội" và có thể là âm mưu có tổ chức nhằm gây hỗn loạn đất nước.
Trong khi đó, hãng tin AFP đưa tin 10 ngày trước khi loạt vụ nổ này xảy ra, người đứng đầu lực lượng cảnh sát Sri Lanka Pujuth Jayasundara (Pu-giút Gia-ya-xun-đa-ra) đã đưa ra cảnh báo trên toàn quốc về việc các phần tử đánh bom liều chết âm mưu tấn công các nhà thờ. Theo cảnh báo mà ông Jayasundara đưa ra, một cơ quan tình báo nước ngoài đã thông báo về việc tổ chức National Thowheeth Jama'ath (NTJ) đang lên kế hoạch tiến hành các vụ tấn công liều chết nhằm vào các nhà thờ và cơ quan đại diện của Ấn Độ tại Colombia. NTJ là một nhóm Hồi giáo cực đoan, được biết đến tại Sri Lanka vào năm 2018 khi liên quan đến việc phá hoại các bức tượng Phật giáo.
Các vụ nổ đầu tiên được ghi nhận tại nhà thờ St Anthony ở thủ đô Colombo và nhà thờ St Sebastian ở thị trấn Negombo. Ít nhất 160 người bị thương trong vụ nổ ở nhà thờ St Anthony đã được đưa vào Bệnh viện quốc gia Colombo cấp cứu. Ngay sau khi xảy ra các vụ nổ ở nhà thờ, cảnh sát cũng đã xác nhận các vụ nổ tại 3 khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo và tại một nhà thờ ở thị trấn Batticalao. Giới chức y tế tại Batticalao cho biết hơn 300 người đã bị thương trong vụ nổ xảy ra tại nhà thờ ở đây.
Nhà thờ St. Anthony và 3 khách sạn ở Colombo xảy ra các vụ nổ là nơi du khách nước ngoài thường xuyên lui đến. Ít nhất 1 người thiệt mạng tại khách sạn Cinnamon Grand ở thủ đô Colombo, gần Dinh Thủ tướng. Các bức ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy mái của một nhà thờ bị thổi bay trong vụ nổ, trong khi sàn nhà thờ đầy gạch ngói, gỗ và máu.
Đã có hơn 120 người thiệt mạng
Các số liệu mới nhất do cảnh sát công bố cho biết ít nhất 129 người thiệt mạng và 400 người bị thương trong loạt vụ nổ sáng 21/4 tại Sri Lanka.
Theo đó, có tới hơn 50 người thiệt mạng trong vụ nổ xảy ra ngày 21/4 tại nhà thờ St Sebastian ở khu vực Katuwaptitiya, ở thị trấn Negombo, ngoại ô phía Bắc thủ đô Colombo.
Trong khi đó, hãng tin AFP đưa tin số người thiệt mạng trong các vụ nổ tại nhà thờ và khách sạn ở Sri Lanka tăng lên ít nhất 52 người, trong đó riêng tại thủ đô Colombo, nơi có 3 khách sạn và 1 nhà thờ bị tấn công, có ít nhất 42 người thiệt mạng.
Trong khi đó, 10 người cũng đã thiệt mạng trong vụ nổ xảy ra một nhà thờ ở thị trấn Batticalao, miền Đông nước này. Dự kiến thương vong còn có thể tiếp tục tăng.
Hiện chưa rõ động cơ của các vụ nổ, chưa tổ chức nào thừa nhận đã tiến hành các vụ nổ trên. Lực lượng chức năng vẫn đang tích cực điều tra vụ việc và công tác cứu hộ vẫn đang được tiến hành.
Tổng thống Sri Lanka Maithripala Sirisena cho biết ông thực sự bị sốc trước thông tin về loạt vụ nổ, đồng thời kêu gọi người dân bình tĩnh. Bộ trưởng Tài chính Mangala Samaraweera cho biết các vụ tấn công này đã cướp đi sinh mạng của "nhiều người vô tội" và có thể âm mưu có tổ chức nhằm gây hỗn loạn đất nước.
Các vụ nổ đầu tiên được ghi nhận tại nhà thờ St Anthony ở thủ đô Colombo và nhà thờ St Sebastian ở thị trấn Negombo. Ít nhất 160 người bị thương trong vụ nổ ở nhà thờ St Anthony đã được đưa vào Bệnh viện quốc gia Colombo cấp cứu. Ngay sau khi xảy ra các vụ nổ ở nhà thờ, cảnh sát cũng đã xác nhận các vụ nổ tại 3 khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo và tại một nhà thờ ở thị trấn Batticalao. Giới chức y tế tại Batticalao cho biết hơn 300 người đã bị thương trong vụ nổ xảy ra tại nhà thờ ở đây.
Nhà thờ St. Anthony và 3 khách sạn ở Colombo xảy ra các vụ nổ là nơi du khách nước ngoài thường xuyên lui đến. Ít nhất 1 người thiệt mạng tại khách sạn Cinnamon Grand ở thủ đô Colombo, gần Dinh Thủ tướng. Các bức ảnh đăng trên mạng xã hội cho thấy mái của một nhà thờ bị thổi bay trong vụ nổ, trong khi sàn nhà thờ đầy gạch ngói, gỗ và máu.
Trước đó, cảnh sát cho biết đã xảy ra 6 vụ nổ, trong đó có 3 vụ nổ tại nhà thờ và 3 vụ nổ tại khách sạn xung quanh thủ đô Colombo của nước này. 1 vụ nổ xảy ra tại nhà thờ trong khi các khách sạn hạng sang ở thủ đô Colombo cũng trở thành mục tiêu tấn công. Trong khi đó, nổ cũng đã xảy ra ở 2 nhà thờ ngoại ô thủ đô Colombo.
Các vụ nổ này xảy ra khi các tín đồ Thiên chúa giáo tham dự các hoạt động của Lễ Phục sinh trong ngày 21/4.
Hiện chưa có tổ chức nào thừa nhận đã tiến hành các vụ tấn công trên. Lực lượng chức năng đang tiến hành điều tra vụ việc.
Thống kê cho thấy chỉ có khoảng 6% dân số Sri Lanka theo Thiên chúa giáo, trong khi hầu hết những người còn lại theo Phật giáo.
TTXVN
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất