20 bệnh nền có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19

24/08/2021 15:15 GMT+7 | Bạn cần biết

(Thethaovanhoa.vn) - Trong Quyết định 4038/QĐ-BYT về hướng dẫn tạm thời quản lý người nhiễm Covid-19 tại nhà, Bộ Y tế đã ban hành danh mục các bệnh nền nếu người dân mắc 1 trong số những bệnh này sẽ có nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19.

Bệnh nhân chạy thận, nhiều bệnh nền cùng 10 người ở Đà Nẵng khỏi COVID-19

Bệnh nhân chạy thận, nhiều bệnh nền cùng 10 người ở Đà Nẵng khỏi COVID-19

Ngày 06/9, Đà Nẵng công bố khỏi bệnh cho 11 bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Phổi Đà Nẵng và Trung tâm Y tế Hòa Vang.

Danh mục 20 bệnh nền gồm: Đái tháo đường; Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và các bệnh phổi khác; Ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi và bệnh ung thư di căn khác); Bệnh thận mạn tính; Ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; Béo phì, thừa cân; Bệnh tim mạch (suy tim, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim); Bệnh lý mạch máu não; Hội chứng Down; HIV/AIDS; Bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ); Bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mạn tính khác; Hen phế quản; Tăng huyết áp; Thiếu hụt miễn dịch; Bệnh gan; Rối loạn do sử dụng chất gây nghiện; Đang điều trị bằng thuốc corticosteroid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; Các bệnh hệ thống; Bệnh lý khác đối với trẻ em: Tăng áp phổi nguyên hoặc thứ phát, bệnh tim bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa di truyền bẩm sinh, rối loạn nội tiết bẩm sinh-mắc phải.

Chú thích ảnh
Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân COVID-19. Nguồn: TTXVN

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà phải có khả năng tự chăm sóc bản thân, có phương tiện liên lạc và khả năng liên lạc, giao tiếp với nhân viên y tế hoặc phải có người chăm sóc đáp ứng các yêu cầu trên.

Cơ sở quản lý sức khỏe người nhiễm COVID-19 hướng dẫn người nhiễm COVID-19 thực hiện tự theo dõi sức khỏe và điền thông tin vào phiếu theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều hoặc khi có các dấu hiệu, triệu chứng cần chuyển viện cấp cứu, điều trị theo quy định.

Nội dung theo dõi sức khỏe hàng ngày gồm theo dõi chỉ số về nhịp thở, mạch, nhiệt độ, SpO2 (nếu có thể), huyết áp (nếu có thể) và theo dõi các triệu chứng bệnh (mệt mỏi, ho, ho ra đờm, ớn lạnh hoặc gai rét, viêm kết mạc (mắt đỏ), mất vị giác hoặc khứu giác, tiêu chảy (phân lỏng hoặc đi ngoài); ho ra máu, thở dốc hoặc khó thở, đau tức ngực kéo dài, lơ mơ, không tỉnh táo; các triệu chứng khác như: đau họng, nhức đầu, chóng mặt, chán ăn, buồn nôn và nôn, đau nhức cơ…

Bộ Y tế cũng khuyến cáo người nhiễm COVID-19 chăm sóc, điều trị tại nhà nên nghỉ ngơi, vận động thể lực nhẹ (phù hợp với tình trạng sức khỏe); tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày; Uống nước thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống nước; Không bỏ bữa; Tăng cường dinh dưỡng: ăn đầy đủ chất, ăn trái cây, uống nước hoa quả… và suy nghĩ tích cực, duy trì tâm lý thoải mái.

TTXVN

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm